Kiến nghị với Chính Phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Móng Cái, Quảng Ninh (Trang 89 - 94)

b, Sự phù hợp giữa cơ cấu vốn và sử dụng vốn theo chỉ tiêu loại tiề n:

3.4.3.Kiến nghị với Chính Phủ.

- Chính phủ cần ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt dộng của các chủ thể kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Trong công tác huy đông vốn, sự ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết. Môi trường kinh tế vĩ mô có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở hạn chế công tác huy động vốn của ngân hàng. Giải pháp hàng đầu đối với nền kinh tế hiện nay chính là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kình tế. Cụ thể:

+ Sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ.

+ Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh khoản cao và an toàn hệ thống.

+ Điều hành tỉ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối.

+ Theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát hơn diễn biến kinh tế - tiền tệ trong nước và thế giới để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu tiền tệ - tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Tập trung nâng cao năng lực dự báo để phục vụ tốt cho điều hành chính sách tiền tệ.

+ Tăng cường phối hợp với các bộ ngành liên quan để kết hợp chặt chẽ giữa điều hành chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Hiện nay, môi trường pháp lý ở nước ta có nhiều bất cập. Do vậy, việc hoàn thiện Luật, đặc biệt là luật trong ngân hàng giúp cho các ngân hàng hoạt động cạnh tranh lành mạnh từ đó nâng cao hiệu quả huy động. Cụ thể, cần xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn... phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các tổ chức tín dụng. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm phát hiện qua thanh tra. Từng bước áp dụng Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro để tiến hành tranh tra đối với các tổ chức tín dụng. Cụ thể:

+ Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

+ Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi nhánh, đơn vị tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống.

+Xem xét thận trọng việc thành lập mới ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nâng cao vai trò quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các

tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng.

+ Giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về bảo đảm khả năng thanh toán và các tỷ lệ an toàn khác của tổ chức tín dụng.

+Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Nâng cao quản trị ngân hàng thương mại, trong đó trọng tâm là quản trị rủi ro nhằm đạt hệ số an toàn vốn và các chuẩn mực an toàn tiến dần tới chuẩn mực quốc tế; Củng cố và hoàn thiện bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn ngân lực; Phát triển hệ thống thông tin quản trị ngân hàng; Tăng cường nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng và tăng cường quản lý quan hệ khách hàng; Chú trọng phát triển thương hiệu ngân hàng; Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý vừa đảm bảo sự phát triển, vừa chia sẻ khó khăn chung của nền kinh tế.

- Cần phải triển khai các gói hỗ trợ nền kinh tế, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, bất động sản, vấn đề giải ngân của các ngân hàng thương mại, đặc biệt các gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng và 100.000 tỷ đồng cần phải được thực hiện ngay. Làm sao mà nguồn vốn đến được với các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp làm ăn có lãi đồng thời tăng trưởng được dư nợ tín dụng.

KẾT LUẬN

Huy động vốn luôn lànghiệp vụ cơ bản, truyền thống và là nền tảng cho mọi hoạt động của ngân hàng thương mại. Do vậy, các ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, ở từng thời kỳ với sự biến động của nền kinh tế thì hiệu quả huy động vốn đạt được ở những mức độ khác nhau, ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nhau.

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong 3 năm trở lại đây, khi mà nền kinh tế mất dần khả năng hấp thụ nguồn vốn của các NHTM nói chung và ngân hàng NN&PTNN Việt Nam nói riêng. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NHTM trong một vài năm gần đây đang có xu hướng giảm dần và tính đến nửa đầu năm 2014 mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,68% . Mức tăng trưởng tín dụng thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM vì mức huy động vốn cần phải phù hợp với khả năng cho vay của NHTM. Do đó trong những năm tiếp theo chúng ta cần chú trọng hơn trong công tác huy động vốn sao cho chi phí thấp nhất và cần phải phù hợp với hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank nói chung và chi nhánh Agribank Móng Cái nói riêng.

Luận văn đã phần nào giải quyết được vấn đề hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh Agribank Móng Cái bằng cách đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của chi nhánh và đưa ra một vài giải pháp nhắm khắc phục những tồn tại của chi nhánh trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên do điều kiện về nền kinh tế sẽ luôn biến động theo từng ngày mà luận văn chưa kịp cập nhật. Vì vậy cần phải có các công trình nghiên cứu tiếp theo phù hợp hơn so với luận văn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Móng Cái, Quảng Ninh (Trang 89 - 94)