6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
3.2.3. TÌNH CẢM ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC:
Ta có thể nói rằng: cơ sở để xây dựng nên những đức tính tốt đẹp ở Cao Bá Quát không thể không kể đến quê hương đầm ấm và Tổ Quốc oanh liệt. Chính quê hương
87
đó đã sinh ra ông và Tổ Quốc đó đã nuôi dưỡng ông thành người. Và vì vậy đối với quê hương, Tổ quốc, ông mang tình cảm sâu nặng và nồng nàn.
Ông luôn cảm thấy mình gắn bó với quê hương bằng những mối dây vô hình nhưng không gì bền chặt hơn. Đó là tình cảm tế nhị bắt nguồn từ một sự hòa họp thầm kín nhưng huyền diệu giữa trái tim con người và những vất vả đời thường có khi rất nhỏ nhặt, thô sơ. Ở phương diện này, ít nhiều Cao Bá Quát đã có những cái gần gũi với ca dao. Những hình ảnh điển hình của nông thôn đồng bằng Bắc bộ người ta thường thấy trong ca dao như ao rau muống cá mè, cây gạo đầu làng, thậm chí là đám cỏ gấu xanh, điếu thuốc lào đỡ lạnh một sớm mùa đông. Hình ảnh nào cũng mang vẻ mộc mạc của cảnh vật quê mùa và tràn đầy khí vị của đất nước quê hương. Những bài "Quy cố trạch", "Khách chí", "Tương đáo cố hương" là những thiên trữ tình thắm thiết về tình quê hương mà nếu xét ra thì hiếm có trong văn thơ ngày trước.
Quê hương ông, làng Phú Thị, huyện Gia Lâm với cây gạo cao ở đầu làng, với hồ Ngựa Trời ở đàng trước, dòng Đức Giang ở đàng sau, Gò Phượng Chủy ở bên phải đã in dấu vết sâu đậm vào ký ức của ông, đến nỗi những hình ảnh đó luôn theo sát ông trên mọi nẻo đường, trong mọi giai đoạn của cuộc đời.
Nhà thơ lúc nào cũng canh cánh một nỗi nhớ quê da diết, một nỗi khắc khoải mong về. Một tiếng sáo vẳng lên trên sông cũng dậy lên niềm nhớ quê, nhớ day dứt đến cả trong giấc mơ:
"Nghe như quanh gối tiếng ai
Chiêm bao khách tưởng về nơi quê nhà"
(Văn địch) [37; 31]
Tuy nhiên gắn bó với quê hương không phải chỉ gắn bó chung chung. Qua cái nhìn tràn đầy sức sống của Cao Bá Quát, cảnh trí đất nước đâu đâu cũng hiện lên với một thần thái tươi sáng sinh động. Nhưng dường như riêng đối với quê hương, ông có một niềm trìu mến đặc biệt. Ông nhớ thắm thiết từng tên làng, từng gốc cây, thậm chí một ánh trăng trong thôn mình đang ở cũng làm ông băn khoăn thắc mắc: "Không biết thành Thăng Long đêm nay trăng sáng thế nào". Nghe tiếng chim tu hú kêu, ông nghĩ đến mùa vải chín hồng ở quê nhà:
88
"Một tiếng tu hú vang vào trong rèm,
Đánh thức người khách tha hương dậy, nằm rụt đầu trên gối, Không biết bây giờ ở quê nhà phong vận như thế nào? Có lẽ mùa xoài chín vàng tiếp theo mùa vải chín đỏ"
(Văn bá lao) [25; 539]
Quê hương đó đã nhắc nhở ông phải trở về sau một thời gian đi xa. Và trở về không phải là để xa lánh xã hội trần tục như cách sống của nhà đạo; cũng không phải là vì có áo gấm cần về làng để khoe khoang với họ hàng làng mạc như cách làm thông thường của các nho sĩ; cũng không phải là tâm lý vọng hương hẹp hòi của người nông dân công xã thúc giục, mà là để được thấy lại những cảnh đã thân thuộc với mình từ thời thơ ấu, để được sống trong tình thương của gia đình và là để được sống trong sự thương yêu đùm bọc của họ hàng xóm giềng.
Thế rồi đến lúc có dịp về nhà, ông lại cũng bồn chồn không kém. Đi đường bộ đến Đông Dư, quê làng không còn xa mấy, bỗng dưng ông thấy bối rối, bước chân tự nhiên ngập ngừng không nhích lên được, phải ngủ lại (Sa hành để Đông Dư, ký mộ lưu túc). Sang một khúc sông cũng làm ông nao lòng. Ông nói rõ rằng người lái đò quen nhau ngày xưa vì mừng tủi mà cho thuyền đi như bay, trên khúc sông rợp mát. Sắp về đến làng, từ xa nhìn thấy ngọn cây gạo, rồi thấy điếm cây gạo, hồ Ngựa Trời, nhà thơ lại càng xúc động. Và xúc động nhất là khi ông gặp lại bà mẹ già cũng những người quen biết cũ:
"Bạn hàng xóm bất thình lình gặp nhau, sửng sốt hỏi thăm dồn dập, Mẹ già chợt trông thấy con, mừng mừng tủi tủi."
(Để gia)
Bài "Quy cố trạch" là một trong những bài tiêu biểu nhất của ông, ghi lại một cách hết sức chân thật và sinh động tâm trạng của nhà thơ trong một lần về thăm lại quê sau nhiều năm xa cách:
89 "Chợt thấy nơi quê cũ,
Lòng khấp khởi bước mau. Xóm chợ người đông đúc, Tre làng xanh một màu. Ngõ sâu tiếp đường cái,
Cổng tre lên tiếng chào..." [25; 541]
Còn gì cảm động cho bằng cảnh người làng, người nước tấp nập đón tiếp ông: "Bà con đổ tới viếng,
Ân cần trò chuyện lâu. Cảm tạ lòng bạn cũ, Còn nhớ không bỏ nhau."
(Quy cố trạch) [25; 541]
Hình ảnh quê hương trong thơ Cao Bá Quát là hình ảnh một cuộc sống giản dị của những người thuộc tầng lớp dưới với những cảnh hết sức quen thuộc như xóm chợ, bờ tre, ruộng vườn, bụi cây, ao cá... Quê hương đó như tắm gội lại tâm hồn ông, đem đến cho ông những mối quan hệ mới mẻ với cuộc sống cần lao, giản dị của người nông dân mà trước đây ông đã có sự thông cảm, nhưng chưa gần gũi. Tình cảm quê hương của ông đồng thời cũng là tình cảm đối với người nghèo. Chính điều đó làm cho ta hiểu được tại sao thơ Cao Bá Quát lại có thể nhạy bén đối với những niềm vui hiếm hoi trong cuộc đời lam lũ của họ, cũng như nặng trĩu lo buồn trước những đau buồn triền miên của họ.
Chắc chắn rằng nghĩa tình đối với quê hương đã tiếp sức nhiều cho ông, khiến ông vững bước đi trên con đường mà ông cần đi.
Chính vì lẽ đó mà Cao Bá Quát từng có những mong muốn được về sống nơi đồng ruộng, ở chốn làng quê với những tình cảm chân thành:
90
"Chỗ ở cũ chắc đã phủ đầy cỏ rác,
Ruộng vườn cũ chắc đã mọc đầy gai góc. Cây tùng cây cúc còn đợi mình về thăm,
Líu tíu với việc đời mà thẹn với Đào Uyên Minh. Khư khư giữ lấy ước nguyện cũ,
Giữ lấy nó rồi sẽ trở thành như thế nào?"
(Khách chí) [31; 166; 167] "Được thanh nhàn là do giữ vụng,
Ước nguyện của ta là ở chốn huyền hư.
Từ khi mang lòng ôm ấp ngọc khuê và thao ấn, Càng xa lìa chỗ gò hang."
(Tương đáo cố hương) [31; 166; 167] nhưng luôn canh cánh trong lòng:
"Tấm lòng ước nguyện cũ, những mong không phải từ bỏ, Ngày sau còn có thể đuổi theo được nó không?"
(Tương đáo cố hương) [31; 166; 167] để rồi tự nhận mình là:
"Cư sĩ Mẫn Hiên vốn là thần hoa cúc
Là hiện thân của ngày Bành Trạch trước kia
(Khất bạch cúc hý trình chủ nhân) [31; 166; 167] Cuộc sống nơi đồng ruộng, do gần thiên nhiên yên tĩnh và trong lành, do quan hệ xã hội ít phức tạp chắc đã thỏa mãn một quan niệm sống của ông, nên ông tỏ ra thích thú và hướng tới.
Tâm lý muốn về sống nơi đồng ruộng cũng là tâm lý của nhiều nhà thơ, nhà tư tưởng trong lịch sử. Trương Hàn đời Tấn (Trung Quốc) đang làm quan thấy gió thu nổi lên, nhớ canh rau thuần và gỏi cá lô ở quê, liền bỏ quan ra về. Đào Tiềm cũng ở đời Tấn (Trung Quốc) đang lúc sức lực còn dồi dào đã cáo quan ra về để được vui với cảnh hái cúc trông núi Nam. Nguyễn Bỉnh Khiêm đời Mạc trong lúc còn đang được triều đình sùng kính, đã kiên quyết xin về ở ẩn, để "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá",
91
"Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Nhưng động cơ trở về lại khác nhau. Trương Hàn về là để được tự do nhàn hạ, Nguyễn Bỉnh Khiêm về là do chán ngán cảnh tranh giành chém giết lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến, lấy cái thú điền viên để giữ sạch lương tâm, khí phách; để khuyên giải.... Còn Cao Bá Quát định về là lúc đã trọn nghĩa với đời. Do đó tuy ông có xu hướng tìm sự nhàn tản, hư tịch nhưng vẫn là khuynh hướng tích cực với đời, phù hợp với tâm lý con người (khi về già muốn nghỉ ngơi, nhàn tản...)
Thực tế đã chứng minh một điều: Cao Bá Quát là một con người tập trung được nhiều vẻ đẹp của đạo làm người Việt Nam. Đối với gia đình thì thân thương hết mức; đối với quê hương Tổ quốc thì yêu mến hết lòng; đối với bạn bè thì hồn nhiên cởi mở; đối người hoạn nạn thì đùm bọc cưu mang; đối với bọn cường hào thì hiên ngang, bất khuất; đối với ngoại cảnh thì xuất hiện với tư thế của người làm chủ. Ở tư thế nào ông cũng ngời sáng.
92
PHẦN KẾT LUẬN
Điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ (Nửa đầu thế kỷ XIX) đã sinh ra Cao Bá Quát, và chính Cao Bá Quát đã góp phần làm rõ những tư tưởng tốt đẹp, những đức tính kiên cường bất khuất của con người Việt Nam. Trong ông là sự kết tinh của những anh hùng dân tộc, những nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Bỉnh Khiêm.... Lý tưởng vào đời tích cực kết hợp với lập trường chính trị tiến bộ của ông đã khiến ông kế thừa và tiếp thu những tinh hoa của dân tộc, để trở thành nhân vật hào kiệt trong lịch sử Việt Nam.
Qua thơ chữ Hán của ông chúng ta như hiểu thêm về những khát vọng, những tình cảm, những quan niệm... mang tính chất đặc thù của nhà thơ.
Trong thực tế cuộc đời Cao Bá Quát, khát vọng tự do vốn là lý tưởng sống của ông từ khi còn trai trẻ. Lý tưởng ấy như chi phối toàn bộ cuộc sống của Cao Bá Quát. Nó khiến ông không bi quan, chán nản mà luôn có ý thức tiến vê phía trước với tinh thần vượt lên khó khăn trong mọi hoàn cảnh. Ta luôn bắt gặp một tư thế chủ động, tự tin, một tâm hồn phóng khoáng, dễ tiếp thu cái mới ở Cao Bá Quát. Vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã hướng cuộc đời của mình vào con đường công đanh. Bởi chỉ có công danh mới giúp ông thực hiện lý tưởng sống của mình. Nhưng trong thực tế, công danh đã đem lại nhiều nỗi buồn phiền cho ông. Hơn nữa, một chế độ suy tàn như nhà Nguyễn thì làm sao có được sự nghiệp công danh cho đúng nghĩa của nó.
Để rồi ông từ bỏ công danh (vốn là con đường tiến thân vào đời) đứng lên khởi nghĩa thay đổi một cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn.
Cao Bá Quát luôn tâm niệm một điều: Làm người phải có nhân cách chân chính. Đó là cái tư thế đứng trên tất cả một cách đường hoàng, hiên ngang. Cho dù cuộc đời của ông có quá nhiều rủi ro nhưng ông luôn tự tin, mạnh mẽ và cái cơ bản là không bị hoàn cảnh quật ngã, kể cả cảnh tù đày. Ông luôn mong muốn một con người có ích cho dân, cho nước và đã sống thì phải sống cho trong sạch, thẳng thắn và có bản lĩnh như cây sen, cây lan. Hơn nữa, đó là một cách sống giản dị, tự nhiên nhưng cũng không kém phần cứng cỏi. Ông luôn coi hạnh phúc của cuộc đời mình là được sống cho dân, cho nước. Và thực tế xã hội đã tác động tới ông, làm nảy nở trong ông cái
93
khát vọng chống áp bức bất công. Ông đã lên án tố cáo giai cấp thống trị một cách gay gắt. Ông ước mong cứu vớt người dân vô tội ra khỏi những áp bức, bất công mà hành động cụ thể nhất là khởi nghĩa chống lại triều đình với mục đích xây dựng một cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn. Đó là một xã hội có kỷ cương, trật tự với vua thánh, tôi hiền (cho dù nó ẩn chứa trong đó nhiều hạn chế).
Như vậy, với tất cả những điều trên ta có thể nói rằng, Cao Bá Quát có một khí phách hiên ngang, một tư thế hào hùng. Song bên cạnh đó, ta còn bắt gặp một Cao Bá Quát với những lo âu, buồn bã, chán chường và một Cao Bá Quát rất đằm thắm, ngọt ngào bởi tình cảm sâu nặng của ông với mọi người. Đó là những cái bên trong rất thầm kín, rất riêng của Cao Bá Quát.
Cái buồn của ông chính là ở chỗ: cái tài, cái trí của mình không được giai cấp thống trị chấp nhận và phát triển nó. Trong ông luôn có một sự dằn vặt, lo lắng về học thuật nước nhà, về tình trạng tồi tệ của văn chương, về nhân cách làm người, về cuộc sống nghèo khó của nhân dân...Và phải làm gì để dân được sống yên vui, đất nước được thái bình...Tất cả đều quá lớn so với cái tâm của ông khiến ông nhiều lúc cảm thấy bất lực, cô đơn...
Không chỉ dừng lại đó, ta còn thấy ở Cao Bá Quát một thứ tình cảm đằm thắm với người thân, với mọi người và với quê hương đất nước... Đó là một thứ tình cảm rất thiêng liêng, rất ngọt ngào như tiếp thêm sinh lực để Cao Bá Quát vững bước trên đường đời.
Cao Bá Quát mất đi, những hoài bão của ông chưa kịp thực hiện nhưng đã để lại cho đương thời nhiều ấn tượng tốt đẹp; cho đời sau một tấm gương sáng ngời về tấm lòng nhân hậu, về cuộc sống trong sạch, về đức tính dũng cảm kiên cường. Nhiều thế hệ cách mạng đã tìm được ở ông những lời cổ vũ, những niềm tự hào... trên bước đường đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi những thế lực áp bức và tàn bạo.
Ở đầu thời kỳ hiện đại, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã tìm đến ông, hy vọng được ông tiếp sức trên bước đường cách mạng :
94
"Trên áng hương tâm hồn nổi dậy Say ly rượu cúc trước chung trà"
(Đề hậu, Đọc tập thơ Cao Bá Quát - Phan Bội Châu)
Còn nhà thơ cách mạng của chúng ta, nhà thơ Sóng Hồng thì thấy tinh thần của ông vẫn còn tỏa sáng :
"Dấu xưa nay biết đâu tìm ?
Thương ai bảy nổi ba chìm nước non Trăng kia khi khuyết khi tròn
Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi"
(Đến Gia-các-ta nhớ Cao Chu Thần - Sóng Hồng).
Đó chính là sự thương nhớ của người đời dành cho ông! Họ đã tìm thấy sự đồng cảm giữa họ và con người ông, muốn được ông tiếp thêm sức mạnh, thêm ý chí và nghị lực. Ông luôn ngời sáng tinh thần cao quý của dân tộc: dám hy sinh thân mình cho nghĩa lớn, hy sinh hạnh phúc cá nhân cho một hạnh phúc to lớn hơn - hạnh phúc của nhân dân. Đứng lên khởi nghĩa để chống lại triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện tinh thần quật khởi chống áp bức bất công của Cao Bá Quát và rộng hơn là của nhân dân ta trong một chặng đường lịch sử dân tộc.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCHLÝLUẬN:
1. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1984), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
2. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lý luận Văn Học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Phương Lựu (1985), Về quan niệm văn chương ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. G.N. Pospélôv (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, 2 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội (dịch).
5. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 6. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lý văn nghệ mỹ học hiện đại, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh (dịch).
7. Nguyễn Minh Tấn (chủ biên)(1988), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
8. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ.
9. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10.Lê Trí Viễn (1984), Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
II. SÁCH NGHIÊN CỨU:
11.Phan Kế Bính (1970), Việt Hán văn khảo, Nxb Mặc Lâm, Sài Gòn (soạn xong 1918, xuất bản lần nhất 1930, lần hai 1938, lần ba 1970)
12.Hà Như Chi (1956), Việt Nam thi văn giảng luận, Nxb Tân Việt, Sài Gòn. 13.Nguyễn Duy Diễn (1957), Luận đề về Cao Bá Quát, Nxb Thăng Long, Sài Gòn.