KHÁT VỌNG CÔNG DANH:

Một phần của tài liệu cao bá quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán (Trang 37 - 42)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.2. KHÁT VỌNG CÔNG DANH:

Cũng như nhiều nhà nho khác, Cao Bá Quát cũng hướng cuộc đời của mình vào con đường công danh, khoa cử từ rất sớm. Xét trên nhiều phương diện khác, ông là người có tư tưởng truy cầu danh lợi, có chí hướng thông qua con đường thi cử để đỗ đạt làm quan và dương danh với đời. Động cơ đó, ông không hề dấu giếm, trái lại còn bộc bạch rõ ràng:

37

"Trên đường công danh, đã mấy ai nhàn? Mũ lọng nhộn nhịp, ta cũng đi đây."

(Hoành sơn vọng hải ca)

mặc dù ông biết trước con đường công danh cũng nguy hiểm như cảnh sóng to, gió lớn, chớp giật sóng ran ...nhưng ông vẫn tự nhủ mình hãy bước lên. Ta như tưởng tượng chàng thanh niên ấy, xốc cổ áo lại, nắm tay mà đi thẳng vào cuộc đời, tin tưởng ở ý chí, ở tài năng, ở phẩm hạnh của mình.

Chính sách dùng người của bao triều đại phong kiến đã tạo cho con người có học thức một tâm lý phấn đấu để đỗ đạt làm quan, để vinh thân phì gia. Mức sống thấp kém của kẻ sĩ cũng khiến họ nhiều lúc phải hoa mắt vì cái bả danh lợi. Cho nên hoài bão danh lợi ở Cao Bá Quát là điều có thể hiểu được. Còn với Nguyễn Công Trứ thì là nhiệm vụ: lập công danh, để khẳng định sự tồn tại của mình.Ông đã khẳng định một điều: sống thì phải có chí, có hoài bão cho nên phải rèn luyện bản thân mà làm nên sự nghiệp để cống hiến và giúp ích cho đời. Đây cũng là một đặc điểm chung của kẻ sĩ: làm trai phải có áng công danh, có sự nghiệp.

Con đường khoa hoạn của Cao Bá Quát cũng không vui vẻ, thích thú gì ! Ngày giã biệt môn sinh để vào kinh thi Hội, ông đã từng có những ý nghĩ chua chát về công danh:

"Nhưng vào đời đã có văn chương, Trốn danh thì còn ham muốn gì."

(Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử) Trên đường vào Huế đi thi lòng ông cũng muốn bứt rứt, có sự gì như là nỗi chán ngán chuyện lợi đanh. Khi ngang qua Đèo Ngang, ông làm thơ tả cảnh trời bể sóng gió lao xao mà như tả nỗi lòng áy náy không yên của ông.

Thời làm quan ở Huế lại như càng tăng thêm nỗi buồn uất, vì đó chỉ là thêm cơ hội cho ông va vấp nhiều lần vào cái lồng của xã hội quan liêu phe phái bẩn chật kinh thành. Nhân sinh quan thanh thoát cao đẹp của ông không đẩy ông vào làm con người danh lợi. Tuy ra làm quan, Cao Bá Quát vẫn quay lưng, không chịu uốn mình luồn lọt theo thói thường để mua lấy sự vinh hoa. Bài thơ Cao Bá Quát đưa tặng ông Long

38

Linh sau đây có thể gợi lên cái chân dung nhà thơ, từ hoàn cảnh đến tâm tình của ông, trong những ngày giữ quan chức ở Huế:

"Những người lúc trai trẻ vẫn khoe tài của mình, Lớn lên lại phải đành cam chịu những nỗi đắng cay. Cho nên xưa Lý Quảng làm thái thú ở Bắc Bình,

Mà không tránh được một tên cai đội rượu say nhiếc móc. Bác thử xem đóa hoa nọ trong đám sương mù,

Dẫu rằng hoa đẹp, song không phải là của thời xuân nữa. Huống chi lại gặp đàn chim yến tước chúng phá rầy, Thì tài nào mà không rơi rụng xuống nơi bùn bụi.

Lại xem như người con gái về làm dâu con nhà người ta, Sự cười nói cũng không sao dễ dàng tự do.

Lại gặp phải anh chồng khinh bạc,

Chẳng lẽ lại mãi bĩu môi mà rầy rà nhau cả ngày !

Bấy giờ trông lên , nhìn xuống đều là cảnh trạng chìm đắm, Cỏ lòng càng rối như bong ...

(Tặng Long Linh ) [14; 201; 202] Cao Bá Quát đã dựng lên trong lời thơ những hình ảnh đối lập với nhau: một ông quan to dưới mắt một tên đội say, một chòm hoa dưới đàn chim tơi bời đáp xuống , một người con gái vu qui với anh chồng khinh bạc, để làm toát lên nghịch cảnh, nỗi đời ngang trái và đó cũng chính là nỗi ngang trái đời quan của Cao Bá Quát ở kinh. Người danh sĩ Bắc hà thấy rằng mình có tài trí, nhưng lại không còn biết dùng nó vào đâu nữa, mà mãi ở với hoàn cảnh này thì mình chỉ thêm buồn khổ, ngán ngẩm thôi! Gặp gỡ chung đụng nhau chỉ là sự cùng bất đắc dĩ, và nếu không lời qua tiếng lại với nhau, thì cũng chỉ bởi không lẽ phải nói năng với nhau nặng lời mãi mãi. Bài thơ đặc tả nỗi cô đơn thấm thìa, cả nỗi buồn nản gớm ghê mà Nguyễn Công Trứ cho đến cuối đời làm quan khi về nhàn dưỡng, mới thấy nói đến trong thơ văn ông. Nhưng Cao Bá Quát vẫn cố gắng đeo bám sự nghiệp công danh của mình. Vì ông còn biết làm gì giữa cái thời buổi nhiễu nhương này, và cũng vì cái tài, cái đức muốn phục vụ cho nên công danh cứ ràng buộc ông mãi :

39

"Nghĩ mình cũng là người có tên tuổi ở chốn cửa vàng, Lại từng lui tới nơi văn học.

Thi thư nhờ sẵn có nếp nhà,

Nhìn lên trông xuống vẫn bị cái danh ràng buộc." (Thuật Hoài)

nói như vậy để ông tự an ủi mình, tự hào về chính mình để mà cống hiến, để mà tiếp tục ôm ấp những hoài bão. Trong thực tế "công danh" và "hoài bão" hai cái đó đối với một hạng nhà nho tầm thường và rất đông đảo thời đó thì chỉ là một. Đối với họ, hoài bão chỉ có nghĩa là công danh. Suốt đời họ mơ ước, họ thèm khát, họ chạy vạy, họ dám làm những điều hết sức xấu xa hèn hạ, chỉ vì một chút công danh, để nhảy lên địa vị kẻ bóc lột. Cao Bá Quát đã nhìn rất sáng :

"Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ở ngoài đường xá.

Hễ quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,

Thì người tỉnh thường ít mà người say vô số." (Sa hành đoản ca)

Nhưng đối với những nhà nho chân chính, có thiện chí như Nguyễn Công Trứ, công danh và hoài bão cũng chỉ là một. Bởi vì có lập công danh thì mới mong thực hiện được những hoài bão vì dân vì nước. Nguyễn Công Trứ chính là người đã thể hiện một cách hùng hồn nhất trong thơ của mình sự nhất trí giữa công danh và hoài bão ấy, thông qua lý tưởng kẻ sĩ : Khi chưa thành đạt thì anh đồ tự coi mình như rồng chưa gặp mây, hổ còn ẩn náu, an bần lạc đạo để chờ thời. Nhưng khi "rồng mây đã gặp hội ưa duyên" thì đó là lúc "đem quách cả sở tồn làm sở dụng; Trong lăng miếu ra tài lương đống, ngoài biên thúy rạch mùi can tương ..."

Còn gì đẹp hơn một con đường sống như vậy nữa ! Nhưng tiếc thay, đó rốt cuộc chỉ là câu chuyện sách vở hoàn toàn. Ngay trong thời kỳ chế độ phong kiến còn vững vàng, lý tưởng đó cũng chỉ thực hiện được đến mức độ nào đó, trong những điều kiện nhất định. Tấm gương của Chu Văn An, Nguyễn Trãi còn sờ sờ ra đó. Huống chi là ở thời đại chế độ phong kiến suy tàn đến tột độ như dưới triều Nguyễn.

40

Kinh nghiệm sống của những thế hệ đi trước đã giúp cho Cao Bá Quát thấy được phần nào cái mâu thuẫn đó. Cho nên ở ông, ít nhất tò giai đoạn này (đi thi), hai khái niệm "công danh" và "hoài bão" đã dường như không còn hoàn toàn gắn bó với nhau nữa. Chúng ta không lấy làm lạ là trong những bài thơ ông làm trên đường đi thi này là những dự cảm hãi hùng, u ám về con đường công đanh trước mắt:

"Tôi đã từng là người khách mười năm đi thi Hội, Xem ra con người ta chỉ vì một chữ danh mà vất vả"

(Sơ nhập Thừa Thiên thí tác vận) [31; 155, 41] lời tự bạch thật chua xót, công danh sự nghiệp và cái tài của Cao Bá Quát không có duyên hội ngộ, thi hoài hỏng hoài nhưng ông vẫn kiên nhẫn trên đường khoa cử với suy nghĩ:

"Vì lưu luyến thời sáng sủa nên học làm quan Một chút danh mà lận đận mãi chưa thể nhàn được"

(Đình thí hậu trình chư hữu) [31; 155, 41] nên cố gắng đeo đuổi vì xưa nay trời không nỡ phụ người có công. Nhưng con người

lạc quan và đầy triển vọng như thế đã thất bại trong những lần đi thi.

Sau đó ông không đi thi nữa. Nếu như những nhà nho khác, thì sẽ là yên thân với ruộng nương, con cái để hy vọng ở đàn con. Nhưng ông không thế. Tuy còn băn khoăn dằn vặt trước những thất bại đầu tiên, ông vẫn theo đuổi lý tưởng của mình, lòng luôn luôn sôi nổi, mãnh liệt và tràn đầy sức sống.

Ông tiếp tục ra làm quan, song với những chức quan nhỏ, nhàn rỗi vô vị không làm được điều gì lớn lao cả, để rồi lại trở về tâm trạng bất lực, buồn chán :

"Không có một sách lược gì làm cho đời được thái bình, Thẹn mình là một nhà nho mà lại tầm thường đến thế."

(Độc dạ)

Đó chính là nỗi buồn lớn nhất của cuộc đời ông, nó đi ngược lại những điều mà ông mong muốn. Đây cũng là một tâm trạng thường thấy của kẻ sĩ yêu nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến... Họ với những hoài bão khát vọng to lớn, cống hiến hết sức mình nhưng rồi lại thấy như chưa làm được gì mà mình đã già, tóc đã bạc :

41

"Một chút danh cứ ràng buộc mãi thế này !

Than ôi! một chút danh cứ ràng buộc mãi thế này ! Bạc đầu với chiếc áo xanh. Ta già mất rồi!"

(Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu) Tư tường hư vô của nhà đạo và tư tưởng danh lợi của nhà nho là những truyền thống đè rất nặng lên đầu óc của kẻ sĩ, khiến nhiều kẻ sĩ suốt đời cầm tù trong những truyền thống đó, muốn thoát mà không tài nào thoát được. Cao Bá Quát trái lại, đã thoát ra được. Bởi vì bên cạnh những quan niệm sống do danh lợi chi phối, ông còn có một lẽ sống cao đẹp được hình thành trong cuộc sống của xã hội. Theo thời gian, những quan niệm sống danh lợi và hư vô ngày càng mâu thuẫn gay gắt với đạo làm người cao đẹp của ông.

Vì thế tuy bị công danh ràng buộc nhưng Cao Bá Quát không bị nó chi phối tất cả, ông ý thức được điều đó để không tự làm hỏng cuộc đời của mình trong chán chường, thất vọng như một số người khác. Cao Bá Quát có một khả năng nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách sắc sảo và nhạy bén, cho nên ông đã rút khỏi nó một cách kịp thời và xoay cuộc đời của mình theo một hướng khác tích cực hơn, hữu ích hơn : đứng dậy khởi nghĩa. Như vậy công danh theo quan niệm của Cao Bá Quát là để tiến thân nhưng lại "sinh bất phùng thời", lận đận mãi không đạt nên đâm ra có tâm sự u hoài. Cái danh đó là ràng buộc, là vất vả...Ông khác những người cùng thời như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... ở chỗ là biết dừng đúng lúc và thể hiện bằng một hành động cụ thể : từ bỏ công danh (khi nó không còn hữu ích) để đứng lên khởi nghĩa, chống lại những cái bất công, xấu xa...một cách tích cực. Trong khi họ chỉ biết than khổ, chán chường hay về quê ở ấn... thì Cao Bá Quát đã có một bước đột phá hơn họ, mạnh mẽ hơn họ. Đó là việc tự thay đổi hoàn cảnh, cuộc đời mình chứ không phải lệ thuộc vào nó.

Một phần của tài liệu cao bá quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán (Trang 37 - 42)