KHÁT VỌNG TỰ DO:

Một phần của tài liệu cao bá quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán (Trang 28 - 37)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.1. KHÁT VỌNG TỰ DO:

Cao Bá Quát sáng tác vào giai đoạn chính quyền nhà Nguyễn đã bộc lộ tất cả bản chất tàn bạo của nó, lúc mà nhà thơ Nguyễn Công Trứ đầy nghị lực đã bắt đầu buông tiếng thở dài và triết lý về cái vô nghĩa của cuộc đời, để sau đó rơi vào bế tắc. Trong một hoàn cảnh như thế nhà thơ rất dễ có thái độ bi quan nếu như không muốn xu phụ

28

với triều đình, Cao Bá Quát không xu phụ mà cũng không bi quan. Nhà thơ cũng không có ảo tưởng nào đối với triều đại và cũng không tin tưởng vào mệnh số. Thơ Cao Bá Quát hào hùng, khoáng đạt là vì vậy. Nhà thơ lớn nên ông có cái nhìn lớn. Tuổi trẻ của Cao Bá Quát là những ngày trong sáng và rực rỡ của một tài năng lỗi lạc, một tâm hồn rộng lớn, một ước mơ bay cao. Với cốt cách khẩu khí hơn đời, Cao Bá Quát lấy Lạc Tân Vương, Dương Quýnh, Y Doãn, Phó Duyệt để hình dung về con người tài tử với những đặc điểm: giỏi thơ văn, sống đời phóng khoáng lại đủ tài kinh bang tế thế khả dĩ đổi họa thành phúc, dẹp loạn an dân trở nên khai quốc công thần:

"Hoi miệng sữa tuổi còn giọt máu; nét hào hoa chừng ná Tân, Dương, chòm tóc xanh vừa chấm ngang vai; lời khí khái thì thầm Y, Phó".

(Tài tử đa cùng phú)

một khát vọng hơn người, dự đoán cho một sự nghiệp lớn sau này! Và cuộc đời phải là một sự phấn đấu không ngừng, không ngại khó khăn gian khổ, phải biết chịu đựng để thoát ra khỏi sự ràng buộc của kẻ sĩ với triều đại. Phải biết vượt lên tất cả:

"Nghiên gợn sóng vẽ vời điển tịch, nét nhạn điểm lăn tăn; bút vén mây dìu dặt văn chương, vòng thuyền khuyên lỗ chỗ.

Nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan, Khổng, chí xông pha nào quản chông gai.

Cựa đuôi kình toan vượt bể Trình Chu, tài bay nhảy ngại gì lao khổ". (Tài tử đa cùng phú)

Thật là những lời hùng khí, vượt qua mọi trở ngại với một niềm tin mãnh liệt, xông pha lao mình vào đường đời một cách hăm hở về hữu ngã, một sự khẳng định cá nhân mình với tầm cỡ non sông vũ trụ giống như Nguyễn Công Trứ :

"Cũng có lúc mưa tuôn sóng vỗ,

Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông,

Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ." (Chí khí anh hùng)

Một điều dễ hiểu ở sự gặp gỡ này là do nó cùng là sản phẩm của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa lớn lao cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nhưng khác nhau ở chỗ: Cao

29

Bá Quát hướng về phía vận mệnh nhân dân, còn Nguyễn Công Trứ lại tận tâm tận lực phục vụ triều đại để rồi phải chán nản bi quan - con người hữu ngã có chếnh choáng (Giáo trình Văn học trung đại - Trường đại học Sư Phạm TP.HCM, tr.207). Sự cố gắng ấy không có nghĩa là quên thú ưu du, đánh chết tâm hồn nghệ sĩ. Trái lại rượu thơ phải đi theo mà giữ cho tâm trí lồng lộng với mây xanh, không bị ràng buộc bởi danh lợi tầm thường của cửu hoàn bé nhỏ :

"Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước lại, chén tiếu đàm mời mọc Trích tiên; hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa hẹn hò Lão Đỗ".

(Tài tử đa cùng phú)

Con người như hoa cùng thiên nhiên, vũ trụ một cách thư thái. Đây cũng là một đặc điểm của con người trung đại là hướng lòng mình vào thiên nhiên, nâng con người lên ngang tầm vũ trụ bao la để thể hiện tấm lòng của mình cũng cao rộng như thiên nhiên để mà tung hoành ngang dọc. Một ý chí vẫy vùng thật lạ lùng đột ngột, ra ngoài cả "vòng trời đất, dọc ngang, ngang dọc". Đó cũng là một ý thức cá nhân mãnh liệt.

Với tư tưởng bay lượn như chim bằng lồng lộng trời xanh, làm cho con người thoát thời, không gian để đi vào vô tận, vô thủy, vô chung, "uống rượu tiêu sầu

"Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,

Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười, Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,

Tiêu khiển một vài chung lếu láo. Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu, Trầm tư bách kế bất như nhàn.

Dưới thiều quang thấp thoáng bóng Nam san. Ngoảnh mặt lại, cửu hoàn coi cũng nhỏ, Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ.

Mảnh hình hài không có, có không, Lo là thiên tứ vạn chung."

Một con người của đời thường thì không thể thoát khỏi hình hài để ngắm cảnh mênh mông ấy. Đó phải là một tâm hồn khác thường, một vị tiên, một Lã Đồng Tân, một Lý Thái Bạch trong trời đất chỉ còn biết có rượu với thơ. Phải chăng đã có lúc

30

thần thức con người vượt khỏi thể xác để chu du, không gian mông lung, thời gian vô tận? Và Thánh Quát đã có những lúc siêu thoát đó để thấy cảnh đời không còn vui buồn, chỉ còn "nực cười", không "chuốc lấy sự đời", chỉ "tiêu khiển một vài chung lếu láo". Để rồi thể hiện cái chí cao cả và lòng hăng hái làm việc đời của họ Cao:

"Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mắt trần toan đạp cửa phù đồ; rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tạo sắp xoay cơn khí số"

(Tài tử đa cùng phú)

Đã tự nhận mình là người tiên giới thì nhất định phải làm những việc phi thường "xoay cơn khí số". Chí hướng của Cao Bá Quát cũng quyết liệt như chí hướng Nguyễn Công Trứ nhưng to rộng và nhất là ra ngoài khuôn khổ quân thần. Ông đúng là một con người có cái nhìn ít hợp cỡ với khuôn lồng của chế độ phong kiến. Cưỡng ép con người ấy phải quẩn quanh khuôn khổ chật hẹp kia chắn hẳn chỉ có thể dẫn đến rạn vỡ cả khuôn khổ mà thôi, mà cuối cùng là dám đứng dậy khởi nghĩa. Cao Bá Quát tin vào mình, chính mình phải hành động để thay đổi cuộc đời mình:

"Bài phú Dương Hùng dù nghiêm tá, thì xin tống bần quỷ ra đến miền Đông Hải để ta đeo vòng thư kiếm, quyết xoay bạch ốc lại lâu đài;

Câu văn Hàn Dữ dẫu thiêng chăng, thì xin tống cùng thần ra đến biển Côn Lôn để ta gánh vác giang sơm, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú..."

(Tài tử đa cùng phú)

Một quan niệm như thế không thể nói là quan niệm chính thống của nho giáo được.

Cao Bá Quát đã bày tỏ cho rõ thêm cái tư tưởng "dọc ngang trời bể" nói theo ngôn ngữ Nguyễn Du, cái "tư tưởng nổi loạn" nói theo thông thường. Âm hưởng câu văn ở đây đầy khí thế ngang nhiên, bừng bừng sôi nổi một cách lạ lùng. Rõ ràng ở Cao Bá Quát, tác động của con người đối với cảnh ngộ, đối với hiện tại thực là mãnh liệt. Người thanh niên ở đây không chấp nhận hoàn cảnh như một định mệnh, trái lại chủ trương phải xoay đổi cảnh sống để đổi xoay số phận .

Cũng như bao nhiêu kẻ sĩ khác, ông cũng đeo đuổi sự nghiệp khoa cử để tiến thân với bao suy nghĩ, lo toan. Cái chính là thỏa chí nam tử. Sự nghiệp đó khởi đầu:

31

"Năm Tân Tỵ bắt đầu đi thi hương,

Tóc còn trái đào đã theo chân các bậc người lớn. Hướng về phía địch thủ, mạnh dạn tiến lên,

Đưa ngòi bút làm cho người xung quanh đều kinh sợ." (Bình sinh ngũ thập vận)

Ta cũng hình dung được hình ảnh một cậu thanh niên với những bước đi chủ động, khí thế tiến về phía trước với bao hy vọng, hoài bão. Một điều đã tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm Cao Bá Quát - một người giàu tưởng tượng ham hiểu biết, đầy chí khí và nghị lực, là bề thế của đất nước, hào khí của non sông diễn ra trước mắt ông, tạo cho ông những trách nhiệm lớn lao, những xúc cảm mãnh liệt. Chính thơ ông đã ghi lại được những cảm xúc hào hùng đó.

Khi đáp thuyền xuôi sông Hồng hướng về Nam với cảnh trời chiều gió lạnh, cát vàng một dãi sóng vỗ dạt dào ở khúc Thanh Trì. Để rồi khi chia tay với bạn trên cảnh sông nước bao la, ông nghĩ đến "chí lớn muôn dặm" :

"Nếu không thấy ba đào hùng tráng, Thì biết sao được cái chí lớn muôn dặm."

(Thanh Trì phiếm châu nam hạ)

Núi Dục Thúy, niềm tự hào của giang sơn Tổ quốc, càng rực rỡ qua lời thơ trong sáng, thiết tha. Khi bước lên nó với lòng đầy tự hào, ông mơ trèo lên đỉnh cao để hát vang gởi tấm lòng vào mây nước:

"Trời đất có núi ấy, Muôn thuở có chùa này. Phong cảnh đã kỳ tuyệt, Mà lại thêm có ta đến đây.

Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất kia,

Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước." (Quá Dục Thúy sơn)

Tấm lòng muôn dặm của Cao Bá Quát chỉ có vũ trụ bao la mới chứa nổi. Lời thơ thật khảng khái, ý chí thật to lớn, nỗi lòng thật mênh mông. Âu cũng là tấm lòng của chàng thư sinh họ Cao đang cháy bỏng khát vọng tự do, công danh để phục vụ đất

32

nước. Ông không chỉ nghĩ đến mình, đến hiện tại mà còn nghĩ đến mọi người, đến mai sau với tâm sự hằng ấp ủ :

"Thử đem hột mai ném lên trên núi,

Một nắm giống thanh tao gửi lên ngọn đá xanh. Hãy nhớ lấy: Sau này, khi vẻ xuân tươi tốt,

Sẽ thành một bức tranh cho mọi người xem chung." (Tài mai)

Với việc làm bình thường: cầm một nắm hạt mai ném tung lên núi, ông hình dung khi mùa xuân về nó sẽ trở thành bức tranh cho mọi người xem chung .Đó cũng chính là những thế hệ tương lai mà những người như Cao Bá Quát hằng ấp ủ, nung nấu, nuôi dưỡng cho đất nước tươi đẹp sau này.

Đối với Cao Bá Quát còn gì vui sướng và thanh thản hơn khi buổi sáng đứng trên núi Hoành sơn, buổi chiều tắm ở khe Bàn Thạch, nhặt mỗi nơi một viên đá, ông thấy như núi sông không đầy một vốc tay :

"Sớm lên đứng trên núi Hoành Sơn, Chiều xuống tắm ở dòng khe Bàn Thạch. Nhặt lấy mỗi nơi một viên đá,

Cả non sông không đầy một vốc tay."

(Dục Bàn thạch kính)

một con người tự do, tự tại trải hồn mình với thiên nhiên khoáng đãng, trong lành. Được như vậy ông không bị ràng buộc, lệ thuộc vào ai cả, làm những gì mình muôn và không muốn. Với chí lớn, ông như thấy mình thu được cả giang sơn hùng vĩ vào trong bàn tay như nằm lòng, để làm chủ nó, yêu thương nó. Dưới con mắt nhà thơ, non nước Ninh Bình với cảnh núi sông kiều tráng như quyến luyến thân thuộc với người, mà cụ thể thì non sông chỉ mảnh mai như dải lụa của cô gái đẹp, hòn núi thì bé tí xíu như chén ốc của khách làng say :

33

"Sông như dải lụa xanh của cô gái đẹp, Núi như chiếc chén xà cừ của khách say. Trăng và gió xem ra đều là kho vô tận Chỉ e nhà thơ không chịu trở về !"

(Ninh Bình đạo trung)

Con người ở đây đã say bởi vẻ đẹp của non nước hữu tình, càng đi càng thấy lòng mình trào dâng một nỗi niềm khó tả bởi non nước mình đẹp quá! Không gian vũ trụ như vô tận, đường đời con người như mênh mông. Con người như bắt gặp ở thiên nhiên một niềm giao cảm vô bờ của sự thanh thản, tự do. Chỉ có ở những lúc như thế này, con người mới cảm thấy sảng khoái, tự tin, tự hào xen lẫn với việc phải làm điều ích cho con người và đất nước. Nó hướng con người đến những điều tốt đẹp.

Không chỉ dừng ở đó, nhà thơ như muốn sắp xếp lại tạo vật theo cách nhìn, cách nói đầy hóm hỉnh vui tính của mình. Để cho những cảnh vật quen thuộc luôn ở bên ông mà ông không cảm thấy chật hẹp, thiếu vắng "Du Tây hồ bát tuyệt III" là một lời nói đùa với sóng:

"Giá như bác lôi những núi ở phía tây lại thì tốt,

Và san phẳng bức thành ở phía đông đi lại càng hay hơn" đó cũng là muốn cho thiên nhiên gần gũi hơn, gắn bó hơn. Cũng là khát vọng muốn làm chủ thiên nhiên.

Tâm hồn phơi phới, khí phách hào hùng của Cao Bá Quát còn được thể hiện trong lúc ông cùng bạn ngồi uống rượu dưới ánh trăng:

"Cất chén thử mời trăng, Trăng vào đi trong chén.

Ngậm chén toan uống thì trăng lại biến mất, Chỉ còn có bóng người dọc ngang.

Ngừng chén và đặt xuống,

Thì lại thấy vành sáng le lói hiện ra."

(Trà Giang thu nguyệt ca)

Trăng của Cao Bá Quát gợi lên tuổi trẻ và tình yêu, tài năng và son sắt khiến người ta cảm thấy thiết tha đối với cái đẹp thanh cao, trong sáng của tâm hồn. Ở đây

34

trăng cũng sôi nổi giống như con người ông vậy, tự do bay nhảy tỏa sáng lung linh. Trên cái nền ấy cuộc chia tay với bạn lại càng hào hùng, thấm đẫm chất tráng sĩ của Kinh Kha năm xưa "Nhất khứ bất phục hoàn":

"Là người trượng phu đã chống gươm đi thì đi thẳng

Chẳng bắt chước như đàn bà, con trẻ bịn rịn trong lúc phân kỳ" (Trà Giang thu nguyệt ca)

phải có một thái độ dứt khoát, một sự xác định rõ ràng về sự ra đi thì nhà thơ mới không có cái bịn rịn lúc chia tay của thói thường vốn có.

Đất nước miền trong lần lượt mở ra theo bước chân háo hức vào đời của người con trai. Vượt dòng sông Chế vào đất Nghệ An, dãy Lạc Sơn ngoằn ngoéo lắm khúc, chim hoa đón người (Lạc Sơn lữ trung). Vào Quảng Bình lên đỉnh đèo Ngang núi xanh trùng điệp, cảm hoài nước non (Đăng Hoành Sơn). Đứng ở Hoành Sơn nhìn ra biển rộng, sóng to gió cả, sấm chớp liên hồi, có những cánh chim âu không hề sợ hãi:

"Sóng trên mặt bể trắng xóa như đầu bạc, Gió táp xô vỡ chiếc thuyền lớn hàng muôn hộc. Sấm ran, chớp giật trông rùng gợn người,

Mà trong vẫn có những con chim âu lềnh bềnh như những cái chấm." (Hoành sơn vọng hải ca)

phong cảnh thật hùng vĩ, tiếp bước cho chàng thư sinh thêm mạnh mẽ hơn tự tin hơn, cứng cỏi hơn trước phong ba bão táp.

Để rồi vào đất Huế, đất thánh của nhà Nguyễn với cầu Vĩnh Lợi, với nước sông Hương, núi như ngựa chồm, sông như kiếm sắc. Dòng sông Hương vốn êm đềm và mỹ lệ trong mắt mọi người, thế mà trong mắt ông nó bỗng hiện lên với một hình hài thật mạnh mẽ:

"Trường Giang như kiếm lập thanh thiên"

(Ngọn sông dài như lưỡi gươm dựng giữa trời xanh) (Hiểu quá Hương Giang)

Câu thơ ngùn ngụt khí thế ngất trời. Phải là người có khát vọng lớn, có cái nhìn hơn người, đầy dũng mãnh mới thấy được hình ảnh ấy. Nó xuất phát từ cái tâm, cái khí

35

của Cao Bá Quát. Con người ông đứng ngang tầm thời đại, thậm chí là đứng cao hơn để nói những điều khí khái ấy.

Có thể nói mỗi đoạn đường ông đi là một cảm xúc mới mẻ. Mỗi cảm xúc mới mẻ là một biểu hiện của tâm hồn phơi phới tự do yêu đời ở Cao Bá Quát.

Trong những ngày làm quan, đi chấm thi, chữa bài thi cho học trò rồi bị hạ ngục, Cao Bá Quát thấy mình như con chim có sức bay cao mà bị nhốt vào lòng, ân hận chí lớn không vùng vẫy được (Bệnh trung). Mười tháng ngồi tù, bị gông xiềng, đánh đập, lúc thì ông mơ được chắp thêm đôi cánh để bay lên tận tầng mây tía:

"Ta muốn chắp thêm đôi cánh, Bay lên tận mây tía."

(Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác phụng ký chư cố nhân) để thoát khỏi cảnh tù ngục giam hãm anh hùng, thoát vòng lao lý oan khuất không đáng tội. Hơn bao giờ hết, khát vọng tự do đang trào dâng trong lòng nhà thơ, ông muốn phá vòng cương tỏa từ nhiều phía để thực hiện tiếp cái chí hướng đã được định hình khi còn thư sinh; lúc thì ông lại ước ao giá gì đem cái gông bắt làm thang mây:

"Ước gì đem gông này bắc làm cái thang mây, Cười xòa một tiếng, cưỡi gió mà lên cho rảnh."

(Trường giang thiên III)

từ một vật giam hãm con người, cái gông trở thành vật nối con người với thế giới tự do, một hình ảnh rất lãng mạn. "Thang mây" cũng đủ nói điều ấy. "Cười xòa" để quên sự đời, để chấp cánh bay cao ở tư thế chủ động, không lệ thuộc vào hoàn cảnh. Trong bất kỳ tình huống nào ông cũng không sờn lòng, luôn chế ngự chúng với một phong

Một phần của tài liệu cao bá quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán (Trang 28 - 37)