KHÁT VỌNG CHỐNG ÁP BỨC, BẤT CÔNG:

Một phần của tài liệu cao bá quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán (Trang 52 - 61)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.4.KHÁT VỌNG CHỐNG ÁP BỨC, BẤT CÔNG:

Như chúng ta đã biết, xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII vô cùng rối ren. Trải qua cuộc phân tranh của Trịnh, Nguyễn, trải qua nhiều cuộc tàn sát, khói lửa kinh người xảy ra từ Cao Bằng đến Thăng Long; Nghệ An, Phú Xuân...cho đến đất Hà Tiên, dân chúng luôn hoài nghi xôn xao, lo lắng cho số phận mình, cho sản nghiệp mình. Bao nhiêu cuộc thay triều đổi họ, chiến thắng và chiến bại chen nhau, họ chẳng biết tin cậy vào ai, hy vọng vào chốn nào. Đó là tình hình chung của thời phong kiến tàn tạ, xuống dốc.

Một thực tế xảy ra là quần chúng vừa tin tưởng, vừa nghi ngờ, luôn luôn ngóng đợi những hiện tượng biến chuyển mới, dù là ai, ở đâu, thuộc phạm vi nào. Tinh thần chống đối và cơ sở ẩn ước vội vàng chồm dậy phát triển. Đến khi chúa Nguyễn Ánh bắt đầu dựng lại sơn hà, thống nhất quốc gia thì chính sách quân chủ tập quyền lại ban bố ra. Những cuộc cải cách của Gia Long không đủ để bù đắp cho những cuộc khủng bố, giết hại cồng thần khiến cho tâm trạng nghi ngờ, hoang mang lại nảy ra. Thêm vào đó ý thức hệ Gia tô và những cuộc xô xát kịch liệt do nền thương mại, tôn giáo, chính trị giữa bản chất dân tộc và ngoại lai nảy ra. Dân chúng vẫn trở về vai trò cũ của mình, vẫn nằm trọn trong những khung cảnh hoang mang, uất ức. Chính quyền quân chủ vẫn

52

xa vời đối với quần chúng. Những cải cách thô sơ và thiếu căn bản chẳng có cách gì bổ trợ thêm cho cơ sở nông nghiệp và đời sống kham khổ của người dân.

Sự tàn lụi tất yếu của các triều vua Thiệu Trị và Tự Đức xảy ra rất nhanh chóng vì luật biến thiên của phong kiến, vì cuộc giao tiếp (từ tôn giáo, thương mại bước qua quân sự, chính trị xã hội, ý thức hệ) với Tây phương xảy ra.

Trên cái nền ấy, vai trò của nho sĩ bắt đầu chông chênh dần. Chiến tranh tương tàn đã khiến họ hoài nghi bất mãn (Tư tưởng Lão Trang là lối thoát độc đáo cho số lớn các nho sĩ yếm thế, chán chường lại thêm tư tưởng mới, chính trị mới lần lượt chen chân vào), chứng tỏ sự bất lực của chính quyền, suy vi của đạo nghĩa và giá trị của mình ngày càng chông chênh thêm.

Cao Bá Quát nằm vào hoàn cảnh đó và đã chịu những sự tác động mạnh mẽ của thời thế đó.

Nội việc trường quy đã để lại bao nhiêu đau buồn cho ông.

Thật ra, lúc này thì tình hình chỉ mới cho phép Cao Bá Quát phê phán cái phần hình thức bề ngoài, phàn quy chế cổ hủ của trường thi. Nhà vua cuối cùng tha tội chết cho ông, nhưng Cao Bá Quát bị một phen tra tấn cực hình. Nhiều bài thơ viết trong dịp này của ông đã tố cáo tính chất tàn bạo của chính quyền nhà Nguyễn .

Trong ba bài thơ vịnh cái gông, Cao Bá Quát không thừa nhận mình có tội. Đối với ông việc chữa vào bài thi của thí sinh là nên làm. Ông muốn chẻ cái gông làm hai và viết vào đó bài "Thiện sự ngâm" của Nghiêu Phu, mà đại ý là "người ta làm việc thiện là vì việc nên làm". Đối với ông, chống lại những luật lệ thi cử khắc nghiệt của triều đình là làm việc thiện. Ông muốn bắt chước Thái Nguyên Định ngày xưa, khi bị tội viết thơ dặn các con rằng : "Đi một mình không hổ với bóng, ngủ một mình không thẹn với trăng, đừng thấy ta bị tội mà xao xuyến." [21; 19].

Ông kể lại có một hôm người chủ sự họ Nguyễn ở trại giam trỏ cái gông ở cổ ông bảo ông vịnh thơ. Đã bao đêm ông tự hỏi lòng và mừng rằng không làm điều gì phải thẹn với lương tâm, nay được yêu cầu làm thơ, ông cười, viết ngay. Câu thơ nói với cái gông nhưng cũng chính là nói với viên chủ sự đó :

53 "Gông dài!

Gông dài!

Mày biết ta chăng ?

Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cả ! Mày biết thế nào được ai phải và ai trái!

Mày biết chẳng qua chỉ là cái làm nhục đời mà thôi." (Trường giang thiên I)

Với một giọng tuyên bố dứt khoát đã thể hiện rất rõ quan điểm của Cao Bá Quát khi ở trong ngục tù. Ông không có một lời nào tỏ ra ân hận mà càng lên án gay gắt hơn sự tra tấn của "cái máy làm nhục đời".

Trong bài "Đằng tiên ca", ông tả lại một trận đánh mà chính ông là một nạn nhân thê thảm. Bài thơ rất sinh động, lôi cuốn và có một sắc thái hiện thực phê phán, lên án chế độ ngục tù :

"Giờ lâu bị tra hỏi, miệng không nói được, Chỉ khan vã kêu: "oan! oan!" và gào trời. Quan thét lên như tiếng sét rung cả rường nhà,

Roi quất nhoang nhoáng bay đi hiện lại như ánh chớp. Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở, Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sôi.

Hai cái nọc đứng sững, có vẻ như vững chắc, Tiếng rên rỉ vang quanh dãy hành lang.

Than ôi! một cánh hoa hải đường đương xuân,

Bị bẻ tan nát, không kể gì đến cái hương thơm ở Xương Châu nữa." Ở đây không có công lý mà chỉ có những nỗi oan khuất, những tiếng thét "rung cả tường nhà" và cả nỗi đau đớn tột cùng của tù nhân. Nhưng ở đó vẫn ngời sáng tư thế không hề khuất phục trước cường quyền của Cao Bá Quát:

54 "Được hỏng do mệnh là sự thường !

Ta cũng mặt mày như mọi người, việc gì mà đau thương ! Ơn nhà, nợ nước chưa chút đền đáp,

Là người dũng cảm đâu có chịu chết nơi văn tự ! Chao ôi, roi song ơi!

Mày không thấy.

Ở phía nam sông Đức Giang, Ở đỉnh núi Nguyệt Hằng.

Trên đó có cây tùng, cây bách đương chết dở,

Nhưng vẫn cùng nhau đứng trơ trơ giữa trời rét mướt. Ví phỏng có người thợ giỏi biết dùng không bỏ nó,

Thì những hạng cây như bồ kết và chương não còn có gì đáng kể! Vậy mà còn đốn chặt cho đang." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đằng tiên ca)

Đã nhiều lần ông nhắc tới cây tùng, cây bách để tượng trưng cho tấm lòng, cho khí phách hiên ngang của mình. Một lời trách cứ rất nhẹ nhàng nhưng lại sâu cay : "Ví phỏng có người thợ giỏi biết dùng không bỏ nó" , đó là triều đình nhà Nguyễn hay hệ thống quan lại của chúng không biết cách dùng người tài ? Không có người tài để mà sử dụng ?

Bài thơ "Thập nguyệt thập nhất nhật, thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu, cưỡng bệnh mạn chí tứ thủ II" có những câu thơ :

"Nghĩ lại ơn vua đãi ngộ kẻ sĩ thật là rộng,

Còn để cho tấm thân hèn kém này sống thừa giữa quãng trời đất này." Dưới chế độ phong kiến hà khắc thì liệu đây có phải là một lời khen tặng ? Một sự tự hạ thấp mình hay là một lời mỉa mai chua xót ? Thực tế cho ta thấy, Cao Bá Quát không thể trực diện đả kích nhà vua mà phải nói như một cách ngược lại, thậm chí phải:

"Muốn đến với mọi người để trò chuyện tâm sự, Nhưng phải nói khẽ, sợ nói to trái ý trời, trời ghét."

55

Trời ở đây không phải là ông trời chung của mọi người mà là vua Tự Đức đáng ghét! Ông vua đã ban bố biết bao luật lệ hà khắc và thu vén bản thân đến nỗi dân tình than oán, sợ sệt. Còn gì là rường cột quốc gia! Đằng sau cái lời sợ sệt ấy là một sự lên án và tố cáo gay gắt.

Trong những năm còn khăn gói đi thi, trên con đường vào Nam, đi qua các tỉnh miền Trung xơ xác, nhà thơ thấy nổi lên trên sự nghèo khổ của dân chúng là những hành cung của các vua nhà Nguyễn xa hoa, tráng lệ không sao có thể hiểu được:

"Nghe đồn gần đây xe sáu rồng vừa qua chơi,

Ngoài hành cung Mỹ Xuyên lại có hành cung mới nữa." (Quá Quảng Trị tỉnh)

Một lời phê phán vừa bâng quơ vừa mạnh mẽ trên cái thế đối lập giữa cảnh sống nghèo khổ của người dân và sự xa hoa của vua quan nhà Nguyễn. Như vậy chẳng phải là bất công hay sao ?

Lúc vào làm quan trong kinh, gần với "bóng mặt trời" và các vị đại thần, ông mới thấy rõ hơn cái xấu, cái xa hoa, cái tàn bạo và bản chất của những kẻ cầm quyền lúc ấy. Nhiều giai thoại nói Cao Bá Quát chê Tự Đức dốt nát và khệnh khạng, coi các quan đại thần ương triều là "bỉ viết cẩu, thử viết cẩu, bỉ thử giai cẩu"...Chắc chắn đó là những sáng tác có tính chất dân gian gán cho nhà thơ nhưng không phải là không nói lên một cái gì hiện thực về thái độ của nhà thơ đối với triều đình lúc ấy. Rất tiếc, những sáng tác có tính chất tố cáo, đả kích như thế của Cao Bá Quát còn lại không được mấy. Phải chăng nó đã bị tiêu hủy cùng với cái chết của nhà thơ ? Một giả thiết như vậy không phải là không có cơ sở. Bởi vì, qua những bài thơ còn lại chúng ta có thể khẳng định Cao Bá Quát là người có ý thức về thời cuộc và có cái nhìn nhạy bén đối với thời cuộc lúc bấy giờ.

Khi ra nước ngoài, tiếp xúc với cuộc sống của người Tây phương, ông lại thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng. Ông cũng phần nào nhận thức được sự phát triển của các nước Tây phương và nguy cơ bị xâm lược của các nước Á đông. Lòng yêu nước được kích thích, ông càng nhìn rõ hơn sự nhu nhược và bất lực của triều đình. Tin tưởng ở sức mạnh phản kháng của nhân dân trước nạn ngoại xâm.

56

Trong bài "Hồng mao hỏa thuyền ca" ông đã miêu tả con tàu không buồm, không chèo, không người đẩy mà đi ngang chạy ngược, nhanh như ngựa phi, khói phun ngùn ngụt sóng tung tóe ầm ầm như sấm, nhưng ông đã cảnh báo trước :

"Mở kim nam châm đi sang phía Đông phải cẩn thận dè chừng ! Không thể coi như bể Tây sớm hôm có nước triều đều đặn".

Vì ông bắt đầu cảm thấy cái họa xâm lăng của bọn thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông. Hơn nữa, sóng nước ở bể Đông không dễ dàng như ở bể Tây.

Ông muốn bảo cho quân Anh biêt rằng nếu tàu xâm lược của chúng động đến đất nước ta thì ngọn lửa kháng chiến sẽ bốc lên đến tận trời như ngọn lửa ốc tiêu vậy. Hoặc :

"Hùng khí của chàng họ Chu nghìn thuở vẫn còn bốc lên,

Như muốn đánh cho cái tàu lớn của bọn Hồng Mao phải lùi trở lại" (Thập ngũ dạ đại phong)

Nhân một đêm xem người Thanh diễn kịch, ông liên hệ tới việc quân Anh đang can thiệp vào Trung Quốc về vấn đề thuốc phiện. Ông muốn phải có những người anh hùng tráng sĩ chiến đấu thực sự chứ không phải hò hét trên sân khấu. Ra đời lẽ nào không có những bộ mặt thực nữa sao, mà vào sân khấu để cười đùa với những bộ mũ áo cũ !

"Ra đời lẽ nào không có những bộ mặt thực,

Mà vào cuộc vui để cười đùa với những bộ mũ áo xưa, Việc ở Hổ Môn gần đây anh có biết không ?

Đáng phàn nàn cho ai đó cứ nghểnh mũi ngồi xem!"

(Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường) Một lời trách cứ cho những ai vô tâm không đoái hoài đến những vấn đề thời sự mà chỉ biết tìm thú vui trong những trò giải trí rẻ tiền. Đó cũng là một lời phê phán mạnh mẽ vào những hạng người tầm thường.

Một người quan tâm đến thời sự nước ngoài, như thế chắc chắn không thể không quan tâm đến chuyện nước mình, chuyện của vua quan triều Nguyễn. Bài "Độc Hoài Âm truyện" nhà thơ phê phán cách đối xử lật lọng tàn nhẫn của Lưu Bang đối với Hàn Tín phải chăng là cách ông phê phán việc đối xử của các vua nhà Nguyễn đối với

57

những công thần bậc nhất của họ ? [25; 532] Trong bài "An Dương hành", ông kể lại câu chuyện của một cụ già về việc chúa Trịnh giấu của cải, cuối cùng đã gây tai họa cho dân. Cao Bá Quát đã kết luận bằng những câu thơ đầy phẫn nộ :

"Sao không tích đức chỉ tích của ? Tích đức là để phúc cho dân, Tích của là để vạ cho dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kìa không thấy nhà Thương có những kho Cự Kiều và kho Lộc Đài" Chắc chắn không phải nói riêng về chúa Trịnh, mà nói chung về tất cả sự tàn bạo, bóc lột của các triều đại phong kiến, trong đó có triều đại nhà Nguyễn. Chúng đã vơ vét của cải, làm giàu cho bản thân, mặc kệ dân tình khốn khó, không biết lấy những việc làm xấu trong lịch sử mà tránh, trái lại còn hơn thế nữa.

Dưới triều Nguyễn, do bị áp bức bóc lột quá đáng, các cuộc khởi nghĩa kế tiếp nhau nổ ra không bao giờ tắt. Nhà vua phải tổ chức những cuộc đánh dẹp. Tráng đinh bị bắt vào lính, đẩy vào những nơi lam sơn chướng khí. Lương thực bị vận chuyển đi vạn ấy ngàn khác. Nhân dân khởi nghĩa bị chém giết một cách tàn khốc. Trong lúc đó thì bọn con buôn lại nhân dịp đầu cơ, phè phỡn.

Trước tình hình đó triều đình không biết thay đổi chính sách mà chỉ tiếp tục đàn áp. Cao Bá Quát đã ngụ ý oán ghét của mình trong bài thơ "Trung dạ thập tứ vận". Sấm to gió dữ đã làm Cao Bá Quát đang đêm ngồi dậy :

"Sấm gầm, giận ai chăng, Mưa sao đến gấp thế ?

Lòng trời đất là gây dựng cho muôn loài, Không nên như thế nữa.

Xuân sang sét đã nhiều,

Nơi nơi đều có người bị đánh chết. Thần phong long thực không biết điều, Cuối thu rồi đi khiến làm thế nữa ? Đạo quỷ thần sao mà lờ mờ ? (...)

58

Trời tối sẫm, ngẩng lên trông chẳng thấy. Một mình ngồi xó trầm ngâm,

Mãi đến sáng vẫn còn tựa ghế."

Nỗi đau đời quá lớn của nhà thơ cũng như những oán hận cất lên trời xanh của Cao Bá Quát còn đọng mãi. Âu cũng là tấm lòng của ông với đất nước, với nhân dân!

Cao Bá Quát còn viết những bài thơ có tính chất ẩn dụ để đã kích bọn quan lại. Khía cạnh đả kích gay gắt của ông hình như cũng là cái khía cạnh bóc lột ấy, chẳng hạn ông viết về con chuột:

"Biết bao nhiêu đau khổ cay đắng ta mới dựng nên cửa nhà, Bao nhiêu vật dụng sắm sửa được sao không tiếc?

(...)

Ta phải báo bọn chuột chớ ăn vụng bừa bãi, Vì hám lợi quá không phải là chước lâu dài."

(Phủ hạ thử)

Vẫn là một lời cảnh báo, một lời phê phán mạnh mẽ. Đồng thời cũng là sự dự báo cho những kẻ chuyên bòn rút của dân một kết cục bi thảm.

Chính vào thời này cái ý nghĩ chờ mong một sự thay đổi triều đại đã len lỏi vào trong tâm trí ông. Còn có thể nào khác được nữa ? Mọi ảo tưởng đã bị tiêu tan, với bọn vua ấy, quan ấy, thì bước đường công danh trước mắt ông sẽ hoàn toàn bế tắc, không thể đưa ông tới chỗ thực hành những ước mơ cao đẹp vẫn hằng ấp ủ từ những thời nào.

Cao Bá Quát vốn là nhà Nho. Tư tưởng nhập thế của Nho gia cũng có lúc đào tạo nên những vĩ nhân. Người ta gặp thời thái bình thì hân hoan trong việc phò vua trị dân, công danh phú quý không gặp khó khăn gì, đằng này Cao Bá Quát sống vào đời thái bình lại thường xuyên than thở mình không kế sách gì để giúp đời và lấy đó làm điều xấu hổ (Tặng Thổ Khối Đỗ vệ úy xuất Thanh Hóa). Phải chăng đó là cách mỉa mai chế độ nhà Nguyễn ? Cho nên lúc đó ông như muốn vùng đứng lên nếu "Không làm được kẻ trượng phu vì đời mà xây dựng cương thường". "Không có tài mài mực ở mũi lá mộc để truyền hịch định bốn phương" thì cũng không chịu "cúi đầu dưới nhà thấp" để khoanh tay trông bọn lang sói hoành hành giữa đường rồi "già chết đầu gối

Một phần của tài liệu cao bá quát – lương tâm và khí phách qua thơ chữ hán (Trang 52 - 61)