Tiểu kết chơng

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn võ thị hảo (Trang 57 - 60)

Tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo chúng tôi rút ra kết luận:

Từ ngữ miêu tả tâm trạng, cảm xúc đa dạng về từ loại. Đặc biệt các động từ chỉ hành động cử chỉ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo đã làm tăng tính diễncảm, tính hàm ẩn và tính hình ảnh cho ngôn ngữ tác phẩm.

Dùng hệ thống từ ngữ miêu tả sự đa dạng phức tạp của tâm trạng cảm xúc. Với những từ ngữ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa vừa phản ánh sâu sắc đa dạng trong nội tâm nhân vật vừa tạo nên phong cách riêng biệt của nhà văn Võ Thị Hảo.

Sử dụng những từ thiên về miêu tả trạng thái, tâm trạng cảm xúc "mạnh".

Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ trong miêu tả trạng thái cảm xúc.

Sử dụng từ ngữ miêu tả quá trình tâm trạng, cảm xúc theo trình tự thời gian, có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

Sử dụng lớp từ địa phơng thuộc phơng ngữ Bắc Trung bộ. Loại từ này đ- ợc sử dụng một cách tự nhiên, khéo léo nhằm khắc họa hành động, ngôn ngữ nhân vật, thể hiện những trạng thái cảm xúc của nhân vật, phản ánh con ngời và một miền quê xứ Nghệ.

Sử dụng lớp từ tôn giáo, tín ngỡng với tần số cao. Nó góp một mảng màu sắc đầy thâm trầm huyền bí thuộc về đời sống tâm linh, tinh thần của nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Qua đó tác động vào chiều sâu tình cảm bằng những rung động tinh tế của tâm hồn con ngời.

Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo thể hiện những tính chất đa dạng, phức tạp của tâm lí nhân vật; thể hiện hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật rất gần gũi độc đáo; miêu tả thiên nhiên hài hòa với tâm trạng cảm xúc của nhân vật.

Chơng 3

Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Võ Thị Hảo 3.1. Đặc điểm câu hội thoại trong truyện ngắn Võ Thị Hảo

3.1.1. Thống kê cấu trúc câu hội thoại

Trong ba tập truyện Goá phụ đen, Ngời sót lại của rừng cời Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm của Võ Thị Hảo chúng tôi tiến hành khảo sát 6 truyện ngắn trong tập Ngời sót lại của rừng cời. Chúng tôi cũng so sánh với hai tác giả cùng thời là Nguyễn Thị Thu Huệ và Trần Thuỳ Mai với số trang tơng đơng để có nhận xét chính đáng và khoa học. Kết quả thu đợc trong bảng sau. (Bảng 1, tr . 82)

3.1.2. Nhận xét

Theo kết quả khảo sát trong bảng thống kê ta thấy, câu đơn bình thờng có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu xuất hiện khá đồng đều giữa ba tác giả Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ và Trần Thùy Mai, chiếm từ 22,9% trở lên. Có sự khác biệt giữa ba tác giả là câu đơn mở rộng thành phần, câu đơn đặc biệt và câu ghép.

a. Cấu trúc câu có hai thành phần C-V và các loại thành phần phụ a1. Câu đơn mở rộng thành phần

Tác giả Diệp Quang Ban gọi câu đơn mở rộng thành phần là "câu phức": "câu phức, tuy có hai (hoặc hơn hai) kết cấu chủ vị, nhng trong số đó chỉ có một kết cấu chủ - vị "nằm ngoài cùng" và làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ - vị còn lại bị bao bên trong kết cấu chủ - vị làm nòng cốt đó, chứ không làm nòng cốt câu"[2, tr.161]. Câu đơn mở rộng thành phần là câu " thành phần mở rộng là một kết cấu C V– “ [30, tr. 119].

Bảng 1

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn võ thị hảo (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w