Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ trong việc thể hiện hình ảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn võ thị hảo (Trang 53 - 57)

ảnh thiên nhiên

2.3.2.1. Thiên nhiên, cảnh vật rất gần gũi, độc đáo a. Gần gũi

Tìm hiểu truyện ngắn của Võ Thị Hảo chúng tôi thấy, thiên nhiên cảnh vật đợc chị thể hiện trong tác phẩm vừa gần gũi vừa hài hoà. Trong truyện

Tiếng vạc đêm là khung cảnh: "Hôm đó oi bức. Hồ nằm sâu dới đáy thung lũng. Mặt nớc xanh thẫm quá phẳng lặng mang vẻ nham hiểm. Những búi cỏ vọt ngã vàng với nhiều tàu lá nhỏ uốn quăn nh các búp tóc cầu kỳ, loà xoà vờn mặt nớc. Cỏ dới chân cũng mang màu hung nhạtẩm ớt sau một cơn ma nhẹ. Xa xa bên bờ kia, sân gôn dợn sóng với thảm cỏ mênh mông xanh mợt nh nhung" [V, tr. 101-102]. Một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, không gian thật thoáng đãng mát mẻ: "Đầm nớc tím sẫm, làn khói từ

mặt đầm mỏng tang nh tơ lãng đãng dâng lên. Một ngôi sao lớn lấp lánh

nghe đẫm nớc. Những con ốc bám vào cây trên mặt nớc cũng nh run rẩy bồi hồi bập bềnh theo tiếng chim đêm" [V, tr.109]. Không gian ở đây cũng tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền diệu nh trong truyện cổ tích. Không gian thật đặc biệt khi đợc quan sát bằng tâm hồn của nhân vật: "- ô kìa ! Trăng lên. Ngọn đèn kia cũng sáng, cứ nh là có hai trăng ấy. Quả thực trăng đã lên. Những cành liễu mong manh rủ nh tơ la tha che vầng trăng xanh biếc. Mặt đầm trở nên huyền ảo nh cung thủy tinh. Chiếc cầu đong đa - đong đa" [V, tr. 113]. Cảnh vật càng trở nên có thần có hồn hơn với những tiếng kêu khắc khoải của loài, thông qua hàng loạt từ chỉ âm thanh cảnh vật: "Vầng trăng rõ ràng trinh bạch toả ánh sáng lạnh buốt từ trên cao. Từ hai phía bờ đầm

vẳng lại tiếng vạc sũng nớc. Đó là tiếng kêu khắc khoải nh xoắn lên từ ruột

của một loài chim lầm lụi kiếm ăn vào ban đêm. Trên con đờng mò cua bắt ốc, chúng thờng đơn độc, song con trống vẫn gọi con mái để khỏi lạc đờng. Những tiếng kêu nh phải mất rất nhiều sức lực, nh tắc nghẽn, cứ thảng thốt trong đêm" [V, tr. 116].

Trong truyện Goá phụ đen cảnh vật trong mắt của những ngời đang yêu cũng thật đặc biệt: "Đôi mắt thăm thẳm nhìn ra xa theo những cảnh vật kỳ ảo; Anh đăm đắm ngớc nhìn ngời đàn bà không thèm để ý gì đến cảnh nớc xanh, mây trắng, trời rộng, những hòn đảo ẩn hiện mớt cây cối và cỏ dại"

[VI, tr. 160]; "Hồ Thác Bà trải dài nh vô tận, đảo cây nào cũng tởng là đảo cuối cùng, nhng bất chợt lại nhô ra một khoảng nớc xanh và trời rộng khác. Và xa xa, có một đảo nhỏ nh vẫy gọi" [VI, tr. 161 - 162].

Bằng ngôn ngữ giản dị và từ ngữ giàu hình ảnh Võ Thị Hảo đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật giàu màu sắc, sinh động, êm ái, quyến rũ: "dải nắng chiều đã bợt màu dài dại; và xa xa dới núi, những con sóng dờng nh đang nhảy cẫng lên theo bớc chân ngời điên. "Lâu lắm rồi biển không động thế" [VII, tr.7]; và : "Đêm xuống. Làn gió nồng ấm hơi nớc biển dào dạt thổi

qua mặt ngời điên, Những giọt sơng lạnh buốt gom lại nh thạch nhũ trên rĩa chiếc mũ tai bèo của bức tợng và rơi trên vai cô" [VII, tr. 10]. Cảnh vật bình yên gợi lên những tình cảm gần gũi thân thơng: "Vành trăng già cuối thu

miên man chiếu lên bộ ba ấy một ánh xanh rời rợi. Gió lại thổi dào dạt, thổi qua ánh trăng. Hơi ấm của nó bồi thêm cho bức tợng một màu xanh rêu phong"; "Cao nguyên PlâyCu vào mùa khô. Những chiếc lá dầu to cỡ bàn tay bàn chân lảo đảo trút xuống làm vàng mặt đất" [VII, tr. 10-11].

ở một truyện khác, ngời đọc lại thấy thiên nhiên khắc nghiệt nh chính cuộc chiến tranh đang diễn ra vậy: "Họ ở đây qua ba mùa ma rầu rĩ và đang

ở giữa mùa khô thứ t bỏng rát. Kho quân nhu im lìm nép trong vòng tay ma quái của rừng sâu" [XI, tr. 88-89]. Hay đó là cảnh vật đợc tái hiện lại trong lời kể của một ngời lính: "Tất cả đợc hiện mờ mờ qua màn sao nhạt nhẽo hắt xuống đất, dới sàng cành cây ma quái" [XIII, tr. 144].

Không gian trong Phúc Lộc Thọ lên trời là những luống hoa đẹp đủ màu sắc, có hồ cá, cầu cong cong giống nh thiên đờng làm nền cho câu chuyện: "Vừa nhìn thấy những luống hoa chạy dọc lối đi, nó đã mừng rơn, nghĩ cảnh này chắc cũng na ná thiên đờng. Này nhé, trên cao hồng, thợc dợc

đủ màu đua nhau nở. Dới thấp là hồ cá nớc biếc, chỉ cần vứt một nhúm cám xuống là những con cá cỡ bàn tay đua nhau quẫy tung cái đuôi đỏ chót. Cầu cong quét vôi hồng soi bóng. Nhà chóp nhọn lợp ngói xanh" [XIV, tr. 158].

Truyện Mắt miền Tây đa ngời đọc đến với thiên nhiên cảnh vật miền Tây, cảnh vật đó đợc miêu tả bằng những nét phô diễn thần sắc của cảnh vật: "Con sông trắng bạc ờn mình biếng nhác dới trăng. Ghe chúng tôi đi đến đâu cũng khiến cho ánh trăng vỡ vụn ra tan chảy. Con nớc lớn đang uể oải

xuống, để lộ những chùm rễ cây nh bàn tay nông phu chằng chịt gân đang nhúm xuống nớc" [XV, tr. 167 - 168]; "Trăng khuất vào đám mây tối sẫm, mặt sông chỉ đợc nhận thứ ánh sáng mờ nhạt. Vài bóng đen lặn lội trên mé sông mò tôm cá trong đăng. Nớc xuống chiều, lòng sông nh hẹp lại. Những trái xoài xanh đong đa trên đầu" [XV, tr. 178].

b. Độc đáo

Thiên nhiên trong Bán cốt cũng thật lỗng lẫy và độc đáo, với hình ảnh biển xao xuyến nhẹ nhàng trong cảm nhận của ông Xuân T: "Chính ông cũng phải nghiêng mình trớc cảnh huy hoàng lộng lẫy của ánh mặt trời hấp hối

còn rớt lại trên biển, viền vàng sáng chói trên những đụn mây đen cao ngất ở tít xa phía chân trời. Bóng đêm mơ màng trầm t bắt đầu lan toả. Mặt biển ngoài kia xao xuyến nhẹ nhàng với gợn sóng vàng thẩm tha thớt, rồi nổi loạn dữ dội trên những con sóng gần bờ vàng sáng với vô vàn chùm bọt nớc lấp lánh lúc gặp bờ" [XVI, tr. 182 - 183].

Khung cảnh của một miền quê xứ Nghệ thân yêu luôn chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, quang cảnh ngày đa ả Tuynh ra mộ cũng thật ảm đạm: "Đờng làng vẫn trũng lầy lội, ngả ra nghĩa địa vẫn lởm chởm đá

nh cách đây hai mơi năm. Mộ ả Tuynh nằm dới chân gò đất, giữa mảnh ruộng trũng. Mảnh ruộng đó có nớc và vì thế, vẫn có đỉa" [XVII, tr. 23].

Chuyện Đêm Vu lan thiên nhiên cảnh vật đợc tác giả thể hiện dịu nhẹ với không gian của đêm rằm. ánh trăng đêm rằm cũng thật đặc biệt: "Dới ánh

trăng mợt nh tơ của đêm rằm, chiếc vó đập xuống mặt nớc phát ra tiếng "tũm" nhẹ nh cá bống quẫy; Rồi một làn gió mịn màng bỗng từ đâu vuốt qua mặt sông khiến lão Ngạc rùng mình khoan khoái; đột nhiên mặt nớc dới chân cầu dềnh lên, căng nứt, rồi nhăn nhúm lại, cuộn thành một xoáy hoăm hoắm; mặt sông tức thì phẳng lặng" [XIX, tr. 42-43].

Lớp từ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo biểu đạt thiên nhiên cảnh vật rất đặc biệt tạo dấu ấn riêng trong phong cách ngôn ngữ của tác giả.

2.3.2.2. Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ miêu tả thiên nhiên hài hoà với tâm trạng cảm xúc nhân vật

Qua khảo sát ba tập truyện của Võ Thị Hảo chúng tôi thấy, trong nhiều truyện của chị thiên nhiên đợc miêu tả là bức tranh phong cảnh với những sắc thái gần gũi với tâm trạng con ngời. Trong truyện ngắn của chị thiên nhiên đồng cảm với cảm xúc tâm trạng của tác giả. Thiên nhiên trong truyện đợc miêu tả gián tiếp, gắn bó hài hoà với tâm trạng cảm xúc của nhân vật.

Tâm trạng của S Tuệ Giác trớc những cái nhìn và câu hỏi của một nữ thí chủ. Trong hoàn cảnh này thiên nhiên cũng gần gũi thấu hiểu cảm xúc của nhân vật: "Những bài thơ ngắn gan lì nằm dọc lối đi. Những dấu chấm than xù xì than trách trời đất và nhân tình thế thái. Ai trêu ngơi tạo hoá bằng cách vung vãi trí tuệ ra đất mặc cho ma cào gió xé?"; "Đêm trăng tôi có thể nhìn thấy đợc gì trong đêm trăng hoang dại trùm lên tôi nh những con sứa khổng lồ ớp lạnh" [I, tr.8]. Khung cảnh thiên nhiên trong chùa dờng nh cũng đồng cảm với con ngời, tâm trạng con ngời nhuốm lên cảnh vật: "Am cỏ hiu hắt gió. Một làn sơng trĩu nặng nhọc nhằn bay lên từ bàn thờ phật, trộn vào hơi sơng li ti và khí núi lạnh ban chiều; mấy trăm giò lan đung đa nh những cái

đầu xanh tốt lắc l. Cha giò lan nào nở, cha chiếc miệng nào mỉm cời" [I. tr.10]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cảm xúc trớc hoa đại rụng dấu hiệu của một lần chuyển kiếp. Ngời mẹ trong Chuông vọng cuối chiều rất buâng khuâng t lự trớc khung cảnh thiên nhiên: "Mẹ tôi đến bên gốc cây đại già, nhón chân để khỏi dẫm lên những

cánh hoa rụng. Khác với nhiều loài hoa, khi rụng xuống, hoa đại vẫn còn

chúm chím nh vừa mới nở" [II, tr. 16].

Khi Rân biết ngời mình yêu sắp lấy chồng, tâm trạng của Rân rất khổ đau, Rân cảm nhận thiên nhiên cũng rất khác: "Hắn bàng hoàng nhìn những

chùm nắng chiều rớt màu rơm ủ nhảy bâng lâng trên đôi gót chân nàng. Đôi chân mà hắn biết rất rõ là gót trái hơi lõm và có một chiếc bớt đỏ nh quả chỉ thiên nhỏ xíu" [III, tr. 32].

Thiên nhiên trong Bàn tay lạnh cũng đợc nhân vật Trang cảm nhận: "Có những loài cây chịu đợc sơng, ma bão và nắng. Nhng có những loài cây bị gục từ những giọt sơng muối đầu tiên và không bao giờ dậy đợc nữa" [VI, tr. 65].

Hạnh trong Tiếng vạc đêm lại có tâm trạng hoàn toàn khác Trang trong

Bàn tay lạnh. Cô không dám đón nhận tình cảm của một ngời đàn ông khác. Đáng lẽ ra cô phải đợc ngập tràn trong hạnh phúc thì chính cô lại khéo léo chối từ. Cảnh vật xung quanh cũng nh hiểu đợc tâm sự của cô: "Trong buổi xế tra uể oải. Cả đất trời nh đang trong cơn ngáp ngủ...cỏ dới bắp chân nàng nh cựa quậy, nghịch ngợm cọ vào phía sau đầu gối. Kệ mặt hồ nham hiểm

phẳng lặng. Kệ buổi tra oi ả không một ngọn gió" [V, tr,102].

Thiên nhiên trong lời đối thoại của hai nhân vật: "Mà anh thì nh một

ngọn gió hoang dại, nhng chẳng đi đến đâu đâu"; "chị biết không, dù có bao nhiêu lời doạ dẫm dù cố lẫn tránh giỏi nh một con rái cá, chị vẫn chỉ là một cô bé" [V, tr.105]; âm thanh khắc khoải trong đêm của tiếng vạc cũng gần nh tâm trạng của nhân vật lúc này: "và trong đêm, anh nghe văng vẳng tiếng vạc kêu lạc lõng, chậm rãi, khắc khoải, run rẩy trong thinh không nh một lời nguyền" [V, tr. 120].

Tác giả Võ Thị Hảo miêu tả tình cảm của Đang dành cho Thuận rất sâu sắc. Thiên nhiên ở đây đã minh chứng cho tình cảm chân thành của Đang. Đất trời cỏ dại cũng hoà mình vào cảm xúc nhân vật: "Trên đảo nhỏ, giữa ngàn cây và cỏ dại, anh đã thốt lên tiếng rên xiết ái tình khiến cả đất trời

cũng rùng mình hoan lạc" [ VI, tr. 168].

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn võ thị hảo (Trang 53 - 57)