An toàn sinh học trong việc phòng chống dịch bệnh

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 71 - 73)

An toàn sinh học cần thiết cho mỗi cơ sở chăn nuôi. Thực hiện an toàn sinh học nghiêm ngặt sẽ hạn chếđược các dịch bệnh, nhất là bệnh do vi rút gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài vào trại chăn nuôi, người chăn nuôi phải kiểm soát được các yếu tố bên ngoài mang mầm bệnh vào trại như phương tiện vận chuyển, dụng cụ..và các yếu tố làm nảy sinh dịch bệnh trong trại như vệ sinh sát trùng, xử lý nước thải và xác vật nuôi chết… Việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nhằm ngăn cản mầm bệnh theo khách tham quan ra vào trại cũng cần được chú ý.

An toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi là thực hiện mọi biện pháp kỹ thuật và quản lý để mầm bệnh không tới được trại và không để đàn vật nuôi tiếp xúc với những vật chủ mang mầm bệnh. ATSH bao gồm hoạt động bên trong trại và cả không gian xung quanh trại. Do đó tùy điều kiện cụ thể của từng trại mà có những biện pháp an toàn sinh học cho hợp lý. Sau đây xin đề cập

đến một vài biện pháp trong thực hiện ATSH:

Bảo quản:

Vắc xin phải được giữ lạnh ở 2 – 80C, phải luôn theo dõi qua nhiệt kế nhiệt độ bảo quản vắc xin hàng ngày.

Kim tiêm :

Sử dụng đúng kích thước kim cho từng nhóm heo, hạn chế sử dụng kim tiêm chung cho heo.

Cách làm:

Làm vắc xin đúng lịch, cố định heo hợp lý (heo nhỏ phải có người bắt lên, heo thịt phải có dụng cụ ép,…), chích đúng vị trí và đủ liều.

Cách cố định heo để tiến hành làm vắc xin:

Heo từ 8 tuần tuổi trở xuống: phải có người bắt heo lên cho người khác chích để đảm bảo rằng chích đúng vị trí và đủ lượng vắc xin.

Heo từ tuần tuổi 9 trở lên: mỗi trại phải có một tấm ép, ép heo về một góc của mỗi ô sao cho heo không quá chật mà cũng không di chuyển tự

do được. Phương pháp này làm giảm stress do phải rượt bắt heo để chích làm heo mệt cũng như đảm bảo chích đúng vị trí và đủ lượng vắc xin.

Chọn thuốc sát trùng: Chọn các loại thuốc sát trùng có phổ tác động rộng trên vi khuẩn, vi rút, nấm; thời gian tác dụng nhất định; sử dụng được cho nhiều loại dụng cụ, thiết bị chăn nuôi và không gây ô nhiễm môi trường. Các loại hóa chất có thể dùng là: Omnicide, Virkon, TH4, NaOH 2%, Chlorin 3%, Formol 2%, Nước vôi 10%,… Khi tiến hành sát trùng tiêu độc chuồng trại, người làm công tác này cần biết : nghi ngờ bệnh gì, sự nguy hiểm truyền lây bệnh, dùng chất gì

để sát trùng, địa điểm sát trùng, nồng độ thuốc sát trùng là bao nhiêu %, phương pháp sử dụng, thời gian kéo dài tác dụng của thuốc, hóa chất sử

dụng có độc hay không và có an toàn với người sử dụng hay không?

Vắc xin

Hình 1: Tủđựng vắc xin

Hình 2: Tiêm vắc xin cho heo đúng cách

Thuốc sát trùng

Bảng 1: Cỡ kim dùng khi chích bắp heo.

Ghi chú: 1 inch = 2,54 cm

Giai đoạn Cỡ kim Độ dài kim Heo con 18 hoặc 20 5/8 inch hoặc 1/2 inch

Heo cai sữa 16 hoặc 18 3/4 inch hoặc 5/8 inch

Heo thịt 16 1 inch

An toàn sinh học trong việc phòng chống dịch bệnh

62 Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Dựa vào những đặc tính trên mà ta chọn loại thuốc sát trùng có hiệu quả nhất. Những loại thuốc sát trùng thường sử dụng:

• Omnicide chứa thành phần là glutaraldehyde 15% và cocobenzyl dimethyl ammonium chloride 15% an toàn cả cho vật nuôi và người sử dụng. Cách sử dụng như sau:

+ Sát trùng chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, xe cộ và các phương tiện sử dụng trong trại: 5 ml/ 2 lít nước (1/400).

+ Sát trùng xe có chở vật nuôi hoặc trong chuồng đang có vật nuôi: 2,5 ml/ 4 lít nước (1/1600). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• BESTAQUAM - S có tác dụng diệt vi khuẩn, vi rút, nấm nhanh và mạnh ở nồng độ thấp; không có hại cho người và vật nuôi, không

ăn mòn trang thiết bị chuồng trại, tan trong nước dễ dàng, tồn lưu hiệu lực sát trùng tới 10 – 14 ngày sau phun xịt:

+ Chuồng trống: 5ml/ 1 lít nước + Chuồng có vật nuôi: 5ml/ 2 lít nước

Nguyên tắc sử dụng thuốc sát trùng:

• Tất cả phương tiện khi vào khu vực trại phải

đi qua hố sát trùng ở cổng trại.

• Tất cả người phải tắm sát trùng và thay quần áo trước khi vào khu vực chăn nuôi.

• Dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh chỉ dùng riêng cho từng dãy chuồng. Rửa sạch và phơi khô

sau khi sử dụng.

• Vệ sinh, quét dọn hàng ngày trong các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi.

• Khi không có dịch bệnh, định kỳ phun thuốc sát trùng bên trong và khu vực xung quanh trại 2 lần/1 tuần . Bên trong chuồng nuôi có thể sử dụng một số thuốc sát trùng phun trực tiếp lên đàn heo như Omnicide, TH4, Virkon, …

• Trong trường hợp trại đang nằm trong vùng dịch hoặc vùng bị dịch uy hiếp thì phải phun thuốc sát trùng mỗi ngày 1 lần như trên. Lưu ý: hạn chế lưu thông công nhân giữa các dãy chuồng nếu không cần thiết. Trong trường hợp cần thiết thì phải áp dụng các biện pháp vệ sinh sát trùng.

Hình 5: Sát trùng trong chuồng heo thịt

Hình 3: Sát trùng chân trước khi vào trại

Bảng 2: Một số loại hóa chất đang được sử dụng và những nhược điểm của chúng

Tên thuốc sát trùng Nhược điểm

Chlorine ĂKhông tác n mòn kim lođộng môi trại, mùi khó chường chịu ất hữu cơ

NaOH Độc, tác động lên người

Ăn mòn kim loại

Formaldehyde Kích ứng mạnh đường hô hấp

Độc tính cao

Mùi khó chịu, khó phân hủy, có khả năng gây ung thư

Phenol

Không tác động trên vi rút không có vỏ bọc Không phun được trên gia súc, gia cầm Hoạt tính yếu khi pH nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 7

Ăn mòn da

An toàn sinh học trong việc phòng chống dịch bệnh

Ưu điểm:

Phương thức nuôi cùng vào - cùng ra giúp cắt đứt đường truyền lây mầm bệnh giữa lứa heo trước và lứa heo sau. Thí dụ, một trại heo có 500 nái thì mỗi tuần sẽ có khoảng 250 heo con cai sữa. Nếu mô hình trại thịt cũng khoảng 250 heo thì số heo con này vừa đủ. Như vậy từ khi nuôi đến khi xuất chuồng nhóm heo này sẽ hạn chế được tối đa mắc các mầm bệnh khác nếu heo nhập từ nhiều trại nái khác nhau, hay những mầm bệnh lây lan do nuôi nhốt heo nhiều lứa tuổi với nhau. Trong trường hợp trại nái không

đủ heo cung cấp cho trại thịt theo phương thức trên thì phải áp dụng chế độ nuôi này cho từng dãy chuồng trong cùng một trại.

Hạn chế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đòi hỏi trại nái phải có mô hình lớn đủ

cung cấp heo con cai sữa cho trại nuôi thịt, đồng thời khu chăn nuôi heo thịt phải cách xa khu nuôi heo nái.

Khi dịch bệnh chưa xảy ra

Cách ly heo hậu bị mới nhập trại:

Hậu bị nhập về phải nuôi cách ly đủ

thời gian cần thiết (60 – 90 ngày) và tiêm phòng đầy đủ. Chỉ nhập heo khi biết rõ nguồn gốc, dịch bệnh vùng bán con giống. Kiểm tra heo có mang mầm bệnh nào không và cho heo thích nghi dần với các mầm bệnh cục bộ trong trại. Như chúng ta

đã biết, hậu quả khi dịch bệnh tai xanh nổ ra sẽ gây tổn thất lớn về

kinh tế mà nguyên nhân chính là do hậu bị thay thế đàn nhập về không

được cách ly, hoặc có cách ly nhưng chưa đủ thời gian thích nghi với mầm bệnh trong trại.

Hạn chế mọi tác nhân gây stress cho heo như: nhiệt độ trong chuồng cao, chuồng không thông thoáng, thiếu nước uống, mật độ chuồng nuôi quá dày,…

Xét nghiệm định kỳ: nhằm sớm phát hiện bệnh và đưa ra lịch vắc xin hợp lý trong bệnh do vi rút (bệnh tai

xanh, dịch tả,…) và bệnh do Mycoplasma. Kiểm tra hiệu giá kháng thể bệnh tai xanh của hậu bị trước khi nhập đàn là cách phòng bệnh tốt nhất. Đối với bệnh do vi khuẩn, xét nghiệm giúp chúng ta biết được mầm bệnh lưu hành và kháng sinh sử dụng hiệu quả trong trại.

Huấn luyện nhân viên: hướng dẫn công nhân của trại để họ hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện tốt tất cả các biện pháp an toàn sinh học áp dụng ở trại.

Khi xảy ra dịch bệnh

• Không nhập heo mới vào trại trong thời gian xảy ra dịch bệnh.

• Sử dụng kháng sinh phổ rộng kiểm soát nhiễm trùng kế phát. Các thuốc hỗ trợ triệu chứng như giảm sốt (anazin), trợ hô hấp (bromhexin). Sử dụng đồng thời vitamin C, vitamin nhóm B để tăng cường sức đề

kháng, giúp đàn heo nhanh chóng ổn định.

Hình 6: Sát trùng xe trước khi ra khỏi trại

Hình 7: Chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ

Biện pháp cùng vào-cùng ra

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 71 - 73)