(Swine Fever)
Bệnh dịch tả heo là một căn bệnh do vi rút có tính truyền nhiễm cao trên heo ở khu vực châu Á. Mức độ nhiễm bệnh có thể từ thể cấp tính, bán cấp tính, mãn tính và thể không điển hình. Bệnh dịch tả heo cấp tính do vi rút có độc lực cao và có tỷ lệ nhiễm bệnh cũng như tỷ lệ chết cao khi chương trình tiêm phòng sai.
Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan rất mạnh, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết khá cao trên những đàn heo nhạy cảm. Bệnh gặp trên heo mọi lứa tuổi nhưng nhạy cảm và dễ mắc thể cấp tính nhất là heo 5 – 35 kg. Vi rút xâm nhập qua nhiều đường nhưng theo đường tiêu hóa là chủ yếu.
Thể quá cấp:
Thời gian nung bệnh khoảng 24 h, sốt cao 41 – 420C, heo chết sau 1 – 2 ngày.
Thể cấp:
Thời gian nung bệnh 2 - 6 ngày. Heo ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 40,5 – 410C, táo bón, thở khó, khát nước
và viêm kết mạc. Vài ngày sau da xuất hiện nhiều vết xuất huyết. Heo bị rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy hoặc đôi khi thấy cả ói mửa. Thân nhiệt hạ dần, heo nằm chồng lên nhau. Các triệu chứng này thường kéo dài cho tới lúc heo chết. Giai đoạn cuối, heo có thể có biểu hiện rối loạn thần kinh: đi đứng xiêu vẹo, co giật, suy nhược nặng 9 – 19 ngày. Heo nái mang thai sảy thai hoặc đẻ ra heo con yếu ớt và run rẩy.
Thể mãn tính:
Nung bệnh trên 30 ngày. Bệnh kéo dài và heo có thể chết sau 30 – 95 ngày bệnh. Heo gầy yếu, lúc táo bón lúc tiêu chảy, khó thở.
28 Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Triệu chứng - Bệnh tích
Hình 1: Heo sốt cao, lông xù, tai tím, nằm tụm lại
Hình 2: Heo cai sữa bị tiêu chảy, khó thở
Hình 3: Heo con sốt cao, nằm tụm lại
Bệnh dịch tả heo (Swine Fever)
Chẩn đoán dựa trên tiền sử của bệnh trong trại heo, các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích sau khi chết, kết quả phân lập vi rút và phản ứng huyết thanh học. Heo bị giảm bạch cầu. Heo có bệnh tích xuất huyết điểm trên thận, thanh quản và bàng quan. Xuất huyết hạch lâm ba, lách nhồi huyết và ruột già có vết loét hình cúc áo. Sử dụng phương pháp kháng thể huỳnh quang (FAT), PCR và ELISA để tìm vi rút. Kiểm tra huyết thanh để phát hiện kháng thể bằng phương pháp trung hòa kháng thể (SN) và ELISA. Phòng và kiểm soát • Thực hiện chương trình vắc xin chặt chẽ, vệ sinh, sát trùng, chăm sóc sức khỏe heo tốt. Nếu trại thuộc khu vực có dịch hoặc có nguy cơ nổ dịch, thì bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin (trên nái và trên heo con). Heo con bú sữa đầu từ mẹ đã được tiêm phòng vắc xin sẽ được bảo hộ đến 5 – 6 tuần tuổi. • Nếu trại nằm trong vùng có dịch, nên hạn chế việc khách ra vào trại. Xe ra vào phải được sát trùng cẩn thận. Việc thay đàn phải chọn heo từ trại an toàn và cách ly theo dõi một thời gian trước khi nhập đàn giống. Không được đem các sản phẩm thịt heo vào khu trại heo. Phải làm rào bảo vệ xung quanh trại. Khi có dịch xảy ra điều quan trọng là phải phát hiện kịp thời.
Vắc xin: sử dụng vắc xin Coglapest,
Porcilis CSF Live
• Heo hậu bị: chích 1 mũi sau khi nhập 2 tuần
• Heo nái: chích khi nái mang thai được 10 tuần
• Heo nọc: chích định kỳ 6 tháng 1 lần
• Heo con: chích cho heo con 5 tuần tuổi và chích nhắc lại khi heo được 9 tuần tuổi.
Hình 8: Lách bị nhồi huyết, bàng quan xuất huyết
Hình 6: Xuất huyết điểm trên cơ xương sườn
Hình 5: Hạch màng treo ruột xuất huyết đỏđậm
Hình 7: Thận bị xuất huyết