Bệnh giả dại (Aujeszky’s Disease)

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 42 - 44)

(Aujeszky’s Disease)

Các triệu chứng lâm sàng khác nhau giữa các đàn heo bị nhiễm vi rút giả dại. Bệnh có thể lây lan nhanh và ảnh hưởng trên heo mọi lứa tuổi trong trại hoặc vi rút có thể nhiễm trong đàn mà có biểu hiện không rõ ràng, chỉ phát hiện khi tiến hành kiểm tra huyết thanh. Việc nhiễm bệnh mà có biểu hiện không rõ ràng hoặc ở dạng hô hấp nhẹ trên đàn heo thịt nuôi lẻ tẻ có thể bị bỏ qua hoặc chẩn đoán sai.

Bệnh do vi rút họ Herpesviridae gây ra. Vi rút có vỏ bọc và có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài. Vi rút trong heo bệnh bài thải ra môi trường qua nước bọt, qua đường thở, tinh dịch…. Heo bị lây nhiễm bệnh qua đường thở, ăn uống, giao phối hoặc qua kim tiêm do nhập heo có mang mầm bệnh vào trại hoặc phối cho heo nái tinh của heo nọc bị nhiễm bệnh. Heo thịt dễ bị nhiễm bệnh khi mật độ nuôi quá dày. Nuôi chó, mèo, chim, chuột…ở trong trại làm mầm bệnh lây lan xa hơn.

Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc theo lứa tuổi của heo:

- Heo con theo mẹ: bệnh ở thể quá cấp với biểu hiện lâm sàng là chảy nhiều nước bọt, co giật. Khi heo có biểu hiện thần kinh sẽ có tỷ lệ chết là 100%.

- Heo cai sữa: có các triệu chứng thần kinh tương tự, heo đi vòng vòng hoặc ngồi lắc lư do không định hướng được.

- Heo choai và heo thịt: ít có triệu chứng lâm

sàng về thần kinh, heo dễ bị viêm phổi, dễ bị nhiễm khuẩn kế phát vi khuẩn Pasteurella hoặc Actinobacillus pleuropneumoniae...

- Heo nái: vi rút gây ảnh hưởng trên đường sinh sản, khi heo nái phối sẽ gây chết toàn bộ phôi hoặc trên nái mang thai sẽ gây chết thai dẫn đến thai khô.

• Trên heo theo mẹ: có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, khó nhầm lẫn với các bệnh khác.

• Tất cả heo đều có bệnh tích viêm phổi do vi rút, xuất huyết trên hạch bạch huyết, hoại tử trên hạch amidan và phổi, hoại tử điểm trên gan màu trắng hoặc vàng nhạt.

• Heo nái bị sẩy thai, trên nhau thai có hoại tử điểm.

• Trong tế bào thần kinh tiểu não có thể vùi. Có thể lấy mẫu máu kiểm tra huyết thanh bằng phương pháp ELISA. Nếu kết quả là dương tính thì heo đã bị nhiễm vi rút nhưng có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng.

32 Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Triệu chứng - Bệnh tích

Chẩn đoán

Hình 1: Heo cai sữa bị bệnh viêm phổi do vi rút giả dại

Bệnh giả dại (Aujeszky’s Disease)

Phòng và kiểm soát

Sử dụng vắc xin Porcilis Begonia hoặc

PRV/Marker Gold hoặc Ingevac Aujeszky MLV tiêm phòng cho heo theo chương trình như sau:

• Nái mang thai (13-14 tuần): chích 1 liều vắc xin nhược độc hoặc vắc xin chết.

• Heo cai sữa: chích hai mũi, mũi đầu tiên chích ở tuần tuổi thứ 9-11; chích mũi thứ 2 sau 2-4 tuần.

• Heo nọc: chích 4 tháng 1 lần.

• Heo hậu bị: chích 1 mũi trước khi nhập đàn.

Khi trại đang có bệnh hoặc đã nhiễm bệnh: chích vắc xin nhược độc

• Chích toàn đàn một lần

• Heo nọc và heo nái: chích định kỳ 4 tháng 1 lần

• Heo cai sữa: chích vắc xin ở tuần tuổi thứ 7 -8, lặp lại mũi thứ 2 sau 4 tuần.

Thực hiện an toàn sinh học:

• Sử dụng thuốc sát trùng, phun nhiều lần trong ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Loại thải heo nái và heo nọc dương tính với bệnh AD.

• Heo nái đang mang thai nhiễm bệnh: loại thải sau khi sinh xong.

• Heo con theo mẹ và heo cai sữa có biểu hiện thần kinh nên giết, sau đó thiêu hủy hoặc chôn.

• Không nuôi chó, mèo…; diệt các loài gặm nhấm, chim, …trong trại để tránh lây lan mầm bệnh.

Hình 3: Heo cai sữa bị viêm phổi, mắt sưng

Hình 4: Heo cai sữa bị chứng giật cầu mắt, mắt bên trái đảo liên tục.

Hình 6: Hoại tử điểm trên gan màu vàng nhạt

Hình 5: Nốt hoại tử trên hạch amidan sau khi lấy mô hoại tử đi

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 42 - 44)