Bệnh ký sinh trùng đường máu do Eperythrozoon

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 65 - 66)

(Eperythrozoonosis)

Eperythrozoonosis được quan sát thấy ở heo mọi lứa tuổi, từ heo con đến nái mang thai với các triệu chứng như da xanh tái, sốt cao và run rẩy. Ở các nước nhiệt đới, muỗi là tác nhân lây truyền bệnh từ heo sang heo và heo mẹ truyền qua nhau đến bào thai. Việc sử dụng kim tiêm chung giữa heo bệnh và heo chưa mắc bệnh làm bệnh truyền nhanh hơn.

Nguyên nhân do một loại ký sinh trùng nhỏ có tên Eperythrozoon suis. Ký sinh trùng này tấn công vào chính tế bào hồng cầu, làm tổn thương và làm vỡ hồng cầu gây thiếu ôxy huyết kết hợp với việc giảm số lượng hồng cầu và huyết cầu tố (là chất vận chuyển ôxy trong máu). Khi số lượng hồng cầu bị tổn thương nhiều sẽ dẫn đến vàng da. Ký sinh trùng này cũng gây ra những vấn đề sẩy thai do heo nái bị sốt, ký sinh trùng này có thể qua nhau thai và lây nhiễm cho heo con trong giai đoạn mang thai của nái. Mầm bệnh có thể truyền lây qua kim tiêm, vết cắn của ruồi, mòng, ve và ghẻ.

Eperythrozoon suis tác động lên tất cả đàn heo từ heo nái đến heo con, heo cai sữa và heo thịt.

Bệnh cấp tính trên heo con và heo sau cai sữa có biểu hiện thiếu ôxy huyết sau đó phụ nhiễm bệnh khác. Trên heo con và heo cai sữa có triệu chứng lâm sàng là da nhợt nhạt, còi cọc và chậm lớn. Trên nái bị tác động làm chán ăn và sốt cao 41 – 420C, thiếu ôxy huyết.

Sử dụng phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp. Sử dụng phương pháp ELISA hay PCR kiểm tra huyết thanh để chẩn đoán sự nhiễm bệnh trên đàn. Có thể nhuộm Giemsa máu để quan sát ký sinh trùng trong hồng cầu. Triệu chứng - Bệnh tích Phòng và cách điều trị Số ngày sử dụng 4-6 tuần Số ngày sử dụng Số ngày sử dụng 4-6 tuần Kháng sinh trộn cám (đàn đã từng bị bệnh) Liều lượng trộn cám Số ngày sử dụng 3 – nitro 60 ppm 4-6 tuần Kháng sinh trộn cám (heo cai sữa)

Liều lượng trộn cám Số ngày sử dụng 3 – nitro 50 ppm 7 CTC 15% 400 – 800 ppm 45-60 Kháng sinh trộn cám (nái mang thai)

Liều lượng trộn cám Số ngày sử dụng 3 – nitro 50 ppm Liên tục CTC 15% 400 – 800 ppm 4-6 tuần

Hình 2: Heo con còi cọc, da nhợt nhạt

Hình 4: Phù thũng bộ phận sinh dục ngoài

Hình 1: Ký sinh trùng trên bề mặt hồng cầu

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)