(Mastitis Metritis Agalactia)
Những biểu hiện lâm sàng ở heo nái sau khi sinh từ 12 giờ-18 giờ bao gồm tử cung tiết nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng cứng, nóng và đỏ (viêm vú); tiết sữa giảm hay mất sữa được gọi là hội chứng MMA. Hội chứng này làm giảm năng suất sinh sản của heo nái và gây tử vong cao trên heo con theo mẹ. Nói chung, đây là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế
quan trọng cho các trại heo.
Viêm vú, viêm tử cung và mất sữa được coi là một hội chứng do phức hợp của căn nguyên bệnh thường biến đổi và gặp trên heo nái sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm đường tiết niệu, bàng quan dẫn đến sự lây lan rộng sang các cơ quan khác như tuyến vú, tử cung, âm đạo… Bệnh cũng có thể do thời gian sinh của thú kéo dài, cổ tử
cung mở rộng sau khi sinh, sự can thiệp của con người trong quá trình đỡ đẻ gây trầy xước trong
đường sinh dục dẫn đến các vi khuẩn cơ hội như:
E.coli, Klebsiella spp, Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus,… tấn công gây viêm nhiễm. Hiện tượng sót nhau hay sót con nếu không can thiệp kịp thời cũng sẽ gây viêm tử
cung. Bệnh viêm vú thường do chuồng trại vệ
sinh kém, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa ở đầu vú, hoặc theo đường máu qua vết thương hoặc do sữa ứ đọng trong bầu vú là điều kiện cho thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. • Heo nái biểu hiện sốt cao 40 – 410C, bỏ ăn, giảm uống nước, không cho con bú (do vú viêm sưng và đau).
• Bầu vú bị viêm sờ vào thấy cứng và nái có biểu hiện đau. Âm đạo chảy dịch lợn cợn (có mủ, màu hồng hay màu xám đen), có mùi hôi. • Heo con theo mẹ thường ốm và tiêu chảy.
Triệu chứng - Bệnh tích
Hình 1: Heo bị viêm vú, vùng vú bị phù thũng
Hình 2: Viêm vú mãn tính
Hình 3: Núm vú màu đỏ, xung huyết
58 Một số bệnh trên heo và cách điều trị
Bệnh viêm vú trên heo nái (Mastitis Metri- tis Agalactia)
Phòng và cách điều trị
Phòng bệnh:
• Vệ sinh sát trùng chuồng nái mang thai và nái đẻ thường xuyên và sạch sẽ. Cung cấp nước uống, thức ăn đầy đủ.
• Sau khi nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ chích một liều kháng sinh Vetrimoxine 1ml/10kgP và Oxytocin 2 – 4 ml/nái, chú ý xem nái còn rặn hay không.
• Chích Oxytocin với liều 5ml/nái để kích thích tiết sữa khi phát hiện nái bị viêm vú.
• Trộn CTC 15% 350ppm trong thức ăn, 1 tuần trước và sau khi đẻ.
Điều trị: Số ngày sử dụng 4 tuần 4 tuần 4 tuần Số ngày sử dụng Kháng sinh chích ml /10kg thể trọng Số ngày sử dụng Vetrimoxin L.A 1 3-5 Ampisure 1 3-5 Gentamycin 10% 1 3-5 Tenalin 1 3-5 Ceftiofur 0.6 3-5 Kanamycin 1 3-5 Sulfatrimethoprim 1 3-5
Kháng sinh trộn cám Liều lượng trộn cám
Số ngày sử dụng
Aquacil 50% 0.4kg/tấn 4 tuần CTC 15% 2.6-5.3 kg/tấn 4 tuần Tylan 40 sulfa G 0.27 kg/ tấn 4 tuần
Hình 5: Vú heo có màu đỏ không đồng đều do bị phù thũng vùng vú
Hình 4: Heo bị viêm vú lâu ngày
Hình 6: Heo nái bị viêm tử cung
Hình 7: Heo nái bị viêm tử cung