Bệnh do Parvovirus (Porcine Parvovirus Infection)

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 52 - 54)

(Porcine Parvovirus Infection)

Là vi rút có vỏ bọc, có tính chịu nhiệt, kháng với nhiều chất khử trùng phổ biến và có thể duy trì khả năng lây bệnh từ

các chất bài tiết của heo trong vòng 4 tháng. Heo nái truyền miễn dịch cho heo con qua sữa đầu và heo con có miễn dịch cao trong 6 tháng đầu. Một số nái có miễn dịch nhưng hết miễn dịch khi phối giống và bị nhiễm vi rút Parvo.

Vi rút Parvo là một trong những nguyên nhân gây kém sinh sản trên đàn heo giống với biểu hiện gây chết phôi và bào thai. Bệnh xảy ra chủ yếu trên đàn heo nái và heo hậu bị chưa từng bị

nhiễm hoặc không được chích vắc xin.

Vi rút Parvo cường độc lây nhiễm vào heo nái theo con đường tiêu hóa và hô hấp. Heo đực cũng đóng vai trò nhất định trong sự lây lan của vi rút Parvo trong đàn nái ở thời điểm đàn heo có nguy cơ bệnh cao. Đường lây nhiễm bệnh chủ

yếu trên heo con trước khi sinh là truyền qua nhau thai và sau khi sinh là qua đường mũi, miệng. Nguồn lây nhiễm vi rút lớn nhất là những chất tiết của heo bệnh và dụng cụ bị vấy nhiễm vi rút. Khi bị nhiễm bệnh tự nhiên thì heo sẽ có

đáp ứng miễn dịch rất cao và có thể bảo hộ kéo dài cho heo nái suốt đời.

Vi rút Parvo ổn định với nhiệt và đề kháng cao với hầu hết những chất sát trùng thông thường. Trong những đàn heo bị bệnh cấp tính, vi rút vẫn tồn tại trong chất tiết trong nhiều tháng và có khả năng lây nhiễm cho heo bình thường.

Bệnh cấp tính: thường thấy xuất hiện trên những đàn hậu bị không có miễn dịch trước khi phối giống. Dạng bệnh cấp tính hầu hết thường nổ ra ở đàn có số lượng heo nái lớn. Bệnh cấp tính có thể lặp lại trong đàn sau 1 – 3 tháng sau khi bộc phát, mức độ ảnh hưởng của bệnh phụ

thuộc vào số lượng heo nái mang thai không có miễn dịch trong đàn. Bệnh cấp tính nổ ra trong

đàn âm tính với Parvo sẽ gây thiệt hại nặng nề

hơn nhiều so với đàn bị bệnh mãn tính. Sau bệnh cấp tính, bệnh mãn tính sẽ xuất hiện trở lại theo một chu kỳ.

Bệnh mãn tính: mầm bệnh thường xuyên xuất hiện trong đàn, gây bệnh nhẹ nhưng vẫn gây giảm năng suất trên đàn nái sinh sản.

Đối với heo nái đã cảm nhiễm với vi rút Parvo , nếu bị nhiễm ở bất kỳ thời điểm nào trong giai

đoạn chửa kỳ I (0 – 84 ngày sau khi phối) đều có biểu hiện sinh sản kém. Nếu lây nhiễm vào heo nái mang thai ở thời điểm 0 – 30 ngày sau khi

42 Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Triệu chứng - Bệnh tích

Hình 2: Thai chết ở nhiều giai đoạn khác nhau, sau đó bị hấp thu và chuyển thành thai khô.

Hình 1: Thai bị chết ở nhiều giai đoạn khác nhau

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiền sử của bệnh và kiểm tra huyết thanh của heo nái bằng phương pháp HA-HI. Phân lập vi rút từ bào thai và kiểm tra kháng thể huỳnh quang (FAT) trong mô bào thai đông lạnh...

Bệnh do Parvo- virus (Porcine Parvo- virus Infection)

phối có thể gây chết phôi dẫn đến lên giống trở lại, mang thai giả hoặc giảm số lượng heo con/đàn. Nái mang thai bị nhiễm trong giai đoạn mang thai từ

30 – 70 ngày có biểu hiện đặc trưng là khi sinh có nhiều thai khô. Sự lây nhiễm vi rút ở giai đoạn chửa kỳ II (sau 84 ngày mang thai) có thể gây hiện tượng chết con trước khi sinh hoặc heo con sinh ra yếu. Hiện tượng sẩy thai trên nái có thể xuất hiện khi nhiễm vi rút này nhưng đây không phải là triệu chứng lâm sàng phổ biến của bệnh.

Phòng và kiểm soát

Đây là bệnh do vi rút gây ra nên không có phương pháp điều trị. Các trại chăn nuôi chỉ

có thể phòng và kiểm soát mầm bệnh bằng các chương trình vắc xin và an toàn sinh học trong trại. Trong đàn heo đang bị nhiễm bệnh, phải tạo được đáp ứng miễn dịch đầy

đủ cho đàn heo hậu bị trước khi phối giống và đảm bảo chắc chắn chúng được bảo hộ

trong khi mang thai. Trong chuồng cách ly của heo hậu bị chưa phối có thể cho nái già vào tiếp xúc để tạo sự lây nhiễm từ từ cho

đàn heo hậu bị.

Sử dụng vắc xin Porcilis Parvo hoặc

Parvoshield L5E: đối với trại heo giống muốn chích vắc xin thì trong lần đầu tiên thực hiện tiêm phòng nên chích hai mũi cho toàn đàn nái, đực giống và hậu bị, hai mũi chích cách nhau 4 tuần. Có thể chích định kỳ

cho đàn nái và đực giống 6 tháng một lần. Trên nái rạ có thể chích lại sau mỗi lần cai sữa. Trên nái hậu bị và đực hậu bị cần được chích hai mũi trước khi phối giống.

Chẩn đoán

Hình 3: Thai bị chết và khô ở nhiều giai đoạn mang thai

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)