Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis)

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 25 - 26)

(Leptospirosis)

Đàn heo cảm nhiễm cục bộ ít có triệu chứng lâm sàng. Nhưng khi mầm bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào đàn heo mẫn cảm sẽ gây hiện tượng sẩy thai, heo con chết lúc đẻ hoặc heo con sinh ra yếu. Vi khuẩn Lepto vẫn tồn tại trong thận và

đường sinh dục của heo, sau đó được bài thải qua nước tiểu và tiết dịch đường sinh dục. Sự lây truyền là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật mang trùng như chó, mèo và chuột.

Bệnh gây ra bởi một loại xoắn khuẩn có tên là

Leptospira spp.. Đây là một bệnh rất khó để chẩn

đoán vì heo bị nhiễm nhưng không có triệu chứng lâm sàng nào. Xoắn khuẩn này có thể phát triển trong tử cung khi heo nái đang mang thai, gây sẩy thai hoặc tăng số con chết trong khi sinh.

Leptospira spp. có thể tồn tại trong ống dẫn

trứng và tử cung của heo nái không mang thai và trong cơ quan sinh dục của heo nọc. Đây có thể là môi trường trung gian quan trọng cho sự tồn lưu và lây nhiễm mầm bệnh trong trại.

Trong trường hợp bệnh cấp tính có thể thấy heo bỏ ăn, ốm yếu. Trong trường hợp bệnh mãn tính thường thấy triệu chứng sẩy thai, chết thai và tăng số lượng heo con yếu, dễ chết sau khi sinh. Nếu trong đàn có hiện tượng sẩy thai thì nguyên

nhân do bệnh Lepto gây ra khoảng trên 1%. Trong đàn có hiện tượng giảm tỷ lệ đẻ và giảm số heo con sơ sinh còn sống trên một lứa cũng có thể liên quan đến sự lây nhiễm của Leptospira

spp.. Khi heo nái sẩy thai do Leptospira spp. gây ra, mổ khám xác heo con sẩy thai thấy có bệnh tích là vàng da, vàng mỡ và thịt.

Chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của xoắn khuẩn hoặc nuôi cấy phân lập xoắn khuẩn từ hạch và nước tiểu. Chẩn đoán bằng phương pháp ELISA, phản ứng ngưng kết nhanh và FAT để phát hiện vi khuẩn.

Triệu chứng - Bệnh tích

Chẩn đoán

Phòng và cách điều trị

Vắc xin: Parvoshield L5E (Parvo+Lepto+Ery) tiêm cho heo hậu bị 2 liều cách nhau 4 tuần, tổng đàn tiêm cách 6 tháng 1 lần. 1lần/1 tháng 1lần/1 tháng Kháng sinh chích mg /kg thể trọng Số ngày sử dụng Streptomycin 25 3-5

Kháng sinh trộn cám Liều lượng trộn Số ngày sử

Chlotetracyclin 400 – 800 ppm 1lần/1 tháng Oxytetracyclin 400 – 800 ppm 1lần/1 tháng

Hình 1: Hình dạng xoắn khuẩn dưới kính hiển vi huỳnh quang (Hình do Dr. Athipoo cung cấp)

Hình 2: Heo nái bị sẩy thai do Lepto (Hình do Dr. Athipoo

Một phần của tài liệu Một số bệnh trên heo và cách điều trị tập 2 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)