8/17/2010khi tác nghiệp của họ thường đơn giản, cơ động, song trong những hoàn cảnh cần sự trang nghiêm, họ lạ

Một phần của tài liệu Nhập môn báo Phát thanh doc (Trang 35 - 36)

khi tác nghiệp của họ thường đơn giản, cơ động, song trong những hoàn cảnh cần sự trang nghiêm, họ lại

thể hiện được sự trịnh trọng trong những bộ váy áo, complet lịch sự. Hiện tại, đội ngũ phóng viên của các đài phát thanh Việt Nam có tuổi đời khá trẻ, năng động, xông xáo và gõ máy vi tính nhoay nhoáy khác biệt với lớp phóng viên ngày xưa. Phóng viên trẻ Thu Thảo, ban Thời sự - Đài TNND TP.HCM, kể lại: “Khi

nhận nhiệm vụ đưa thông tin về nội dung, diễn biến một cuộc họp quan trọng, tôi đến hiện trường sớm hơn rất nhiều phóng viên các báo khác để xin danh sách thành viên tham dự, xác định vị trí chủ toạ và bố trí chỗ đặt máy ghi âm. Tôi tranh thủ kiểm tra lại máy ghi âm lần nữa và phác thảo sẵn khung sườn bản tin. Khi cuộc họp bắt đầu, tôi cũng lấy bút và sổ ra ghi chép, đồng thời kiểm tra xem thành viên đến dự cuộc họp có đúng với danh sách Ban tổ chức đưa ra không. Tôi bật máy ghi âm ghi lại những phần cần thiết của cuộc họp và của bản tin. Sau khi ghi âm xong, tôi trở về Ban Thời sự, ngồi vào máy vi tính và bắt đầu rã băng, biên tập, cắt bỏ, chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bản tin. Trưởng ban là nhà báo Trọng Trí biên tập bản tin trên, và sau đó, chuyển toàn bộ các tin bài trong bản tin thời sự phát lúc 11h sang Ban thư ký biên tập. Các biên tập viên sẽ sắp xếp bản tin theo một trật tự, đưa lên phòng thu để thực hiện thu âm. Bản tin hoàn thành với phần đọc của phát thanh viên và phần nội dung cuộc họp được ghi âm trên đĩa CD. Phần thu âm này được chuyển qua hệ thống mạng nội bộ của Đài TNND TP.HCM đến trạm phát sóng và đúng 11h, nội dung bản tin thông qua làn sóng AM 610 KHz đã được truyền đến với bạn nghe đài. Còn tôi tiếp tục chuẩn bị cho việc đưa tin phần tiếp theo của cuộc họp sẽ diễn ra tiếp túc trong buổi chiều và đúng 17h30, bản tin đó phải được phát sóng. Tiếp tục một guồng quay mới, không ngừng nghỉ.” Chu trình này

cho thấy trong sự phát triển của mình, Ban thời sự nói riêng và Đài TNND TP.HCM nói chung có sự kết hợp hài hoà giữa phương thức làm báo phát thanh truyền thống (như chu trình thực hiện một bản tin) và phát thanh hiện đại (chương trình “Đối thoại cùng lãnh đạo chính quyền thành phố”).

Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, Đài TNVN nhấn mạnh: “Đối với báo phát thanh thì cần chú ý

rằng bất cứ thể loại nào cũng cần có âm thanh như tiếng động hiện trường, tiếng nói của người trong cuộc, tiếng nói của khách mời, âm nhạc, giọng nói của phóng viên… Biên tập viên sử dụng hay không là chuyện của biên tập viên, nhưng nếu thiếu âm thanh thì hoặc bài của phóng viên sẽ bị gạt qua một bên, hoặc phóng viên phải tìm mọi cách để bổ sung, nhưng thường là thất bại vì sự kiện đã “một đi không trở lại”. Vì vậy mà phóng viên không những lúc nào cũng phải có giấy bút để ghi chép mà còn phải có máy ghi âm và phải đảm bảo máy ghi âm hoạt động tốt”. Hiện tại, nhiều đài phát thanh nước ta vẫn sử dụng cả hình thức

ghi âm bằng băng từ và ghi âm kỹ thuật số. Sau khi ghi âm, phóng viên mang về phòng kỹ thuật để biên tập lại, dựng lại bằng phầm mềm biên tập âm thanh trên máy vi tính. Trong đa số trường hợp, phóng viên đồng thời là biên tập viên và phát thanh viên luôn, tự đến hiện trường lấy tin (nếu bắt buộc), làm tin, tự biên tập và đọc trước micro. Vì vậy, không chỉ riêng vị trí phát thanh viên, vị trí phóng viên cũng được hội đồng tuyển dụng của Đài ưu tiên tuyển những ứng viên có giọng đặc thù theo vùng miền là để dành cho những lúc kết hợp 2 trong 1, 3 trong 1 như thế này vốn ngày càng phổ biến trong làm báo phát thanh hiện đại.

Với phóng viên Thu Thảo, cô bao giờ cũng phải đặt cho bản thân mình mục tiêu phải đặc biệt nhanh nhẹn, khẩn trương, quen với áp lực trong cuộc chạy đua về thông tin, đáp ứng được yêu cầu của Đài, nhất là yêu cầu của ban Thời sự, nhưng tất nhiên, không được phép sai sót. Trước xu thế phát triển ngày càng nhiều của các chương trình phát thanh trực tiếp, nhiệm vụ của một phóng viên phát thanh cũng không dừng lại ở vai trò thu thập thông tin. Trong truyền thống, một người phóng viên phát thanh hằng ngày phải sục sạo, tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho nội dung chính của chương trình từ các nguồn báo chí, internet, các đài phát thanh truyền hình bạn, các tổ chức, đơn vị, các cá nhân có liên quan. Bên họ luôn có một cuốn sổ tay ghi tốc kí các thông tin thu thập được và một chiếc máy ghi âm bất ly thân. Từ nguồn thông tin thu thập được ấy, phóng viên sẽ đánh giá, lựa chọn và biên tập những thông tin cần thiết. Nhưng trong phát thanh hiện đại, người phóng viên đôi khi đảm trách luôn vai trò dẫn chương trình và phát thanh viên. Vì vậy, kỹ năng tổ chức phỏng vấn và giọng nói trở thành một yêu cầu hết sức cần thiết với mỗi phóng viên. Khi thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp, phóng viên phát thanh phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng khung nội dung của vấn đề cần đề cập tới, tìm hiểu thật kỹ về đối tượng phỏng vấn về sở thích, cách nói chuyện, tính tình… Điều đó cho phép người phóng viên chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn để có thể kiểm soát các tình huống xấu có thể xảy ra như mất định hướng, mất trọng tâm hay bị đối tượng được phỏng vấn cướp diễn đàn, nói dài dòng, đi lệch đề tài hay tỏ ra mất bình tĩnh khi trả lời câu hỏi. Để những cuộc phỏng vấn trên sóng phát thanh phát huy được hiệu quả, người phóng viên cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc phỏng vấn, chú trọng kỹ thuật tiếng động sao cho tạo ra sự hấp dẫn, sinh động cho chương trình. Điều quan trọng là người phóng viên phải giữ được sự chủ động trong suốt

Một phần của tài liệu Nhập môn báo Phát thanh doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)