luận thì tiêu chí nhanh và tiện lợi được đặt lên hàng đầu chứ không phải văn phong.
Hãy lấy một ví dụ đơn giản: Đài phát thanh được Thông tấn xã cung cấp thông tin quốc tế đều đặn thành những bản in sẵn theo giờ thỏa thuận. Có ai đảm bảo là những bản tin này được biên tập lại cho phù hợp với báo nói không? Có thì bao nhiêu phần trăm?Còn nếu không thì... thôi rồi Lượm ơi. Các biên tập viên của TTXVN đương nhiên không thể biết cách viết cho nhà đài, họ toàn viết cho báo in thôi.
Cách viết lead hiện nay còn quá nhiều điều phải bàn và không ít báo luôn luôn có đầy những cái lead lòng thòng với đầy những cái ngoặc đơn, ngoặc kép, chức vụ dài dòng, ý chính thì nằm tận cuối câu. Làm một người đọc nhìn còn tức mắt, nghe qua đài thì có mấy ai chịu nổi cơ chứ. Rồi còn sự liên kết giữa các đoạn văn với nhau nữa.
Nhưng vì ao-xọt (outsource) nên không đúng yêu cầu đã đành, nhiều bài do nhà đài tự biên tập cũng chưa ổn. Chung quy vì người viết tin toàn viết theo tư duy và ý thích riêng, không đặt mình vào vị trí của một người đang vừa lái xe vừa nghe radio, một bác nông dân vừa xỉa răng vừa ôm cái tran-xi-to ngồi dưới bụi tre.
Thực ra thì các thủ thuật để viết tin cho đài phát thanh cũng chỉ cần tóm gọn trong mấy cái gạch đầu dòng. Khác với đọc báo, người nghe khi quên mất nội dung đoạn đầu thì không thể quay trở lại được. Vậy nên nếu chất chồng thông tin trong một bài đọc ngắn chỉ chỉ càng tự hại mình bởi thính giả không thể nào theo dõi hết - nghe sau là quên trước. Những câu viết trúc trắc đầy các mệnh đề phụ cũng chính là những cái mạng nhện lùng nhùng làm rối thêm, chưa kể thói quen không hay của một số đồng nghiệp là thích chơi chữ và khoe chữ.
Dưới đây là một số điểm nên và không nên để tham khảo khi viết tin bài cho đài phát thanh:
NÊN
1. Kể chuyện theo trật tự LOGIC.
2. Viết như nói, nói như viết (dùng các câu ngắn. Nếu dùng câu dài thì tiếp ngay sau đó nên là một câu ngắn)
3. Mỗi câu chỉ mang MỘT ý. Chỉ một mà thôi! 4. Dùng thời HIỆN TẠI.
5. Dùng thể CHỦ ĐỘNG.
6. Dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh (Hãy để độc giả tự rút ra kết luận - chỉ kể/mô tả những gì đang diễn ra.)
7. Quý trọng những từ bình thường, giảm bớt những từ bóng bẩy, chơi chữ. 8. Phiên âm rõ các tên riêng nước ngoài, kể cả những tên đã biết rõ.
KHÔNG NÊN
1. Không nói những gì không cần. Hãy đi thẳng vào vấn đề.
2. Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN, WB, NATO, IMF, UNDP) 3. Không chất đầy bài bằng các tính từ.
4. Không dùng những lời sáo rỗng. 5. Không dùng biệt ngữ.
6. Tránh ngôn ngữ mơ hồ. Hãy nói cụ thể. 7. Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể.
8. Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm, dùng số chẵn khi có thể (Ví dụ: 1 triệu 200 ngàn hoặc 1,2 triệu thay cho 1.200.000, gần 1.900 tấn thay cho 1.878 tấn)
9. Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3, hécta thay cho ha,
Nguyên tắc chung
• đừng cố gắng kể cả câu
chuyện
• tập trung vào từng điểm
một • viết bằng ngôn ngữ đối thoại • cụ thể và sử dụng những ngôn từ rõ ràng • dùng các câu văn ở thể chủ động
• có mở đầu, thân bài và kết
luận
• phần đầu hấp dẫn
• chú trọng tính đơn giản.