8/17/2010Khi viết bài cho phát thanh, phóng viên phải tự hỏi: phải bắt đầu như thề nào để thu hút thính giả

Một phần của tài liệu Nhập môn báo Phát thanh doc (Trang 31 - 34)

Khi viết bài cho phát thanh, phóng viên phải tự hỏi: phải bắt đầu như thề nào để thu hút thính giả

đây? Những thông tin nào là chủ yếu và quan trọng nhất? chí tiết nào sẽ dẫn câu chuyện tới đỉmnh điểm? cái gì sẽ tạo ra sự hấp dẫn để duy trì sự thích thú của người nghe đối với chương trình?...==> một khi đã biết được điều mình muốn nói và thông tin mình muốn truyền đạt thì tiếp đến là cân nhắc làm sao để thực hiện câu chuyện tốt nhất.

Còn biên tập viên thì cân nhắc một tác phẩm trước khi phát sóng bằng những câu hỏi: thông tin này có ý nghĩa gì với công chúng? có mới không? Mở đàu vậy là êm chưa? Cấu trúc rõ ràng không? Có quá nhiều hay quá ít chi tiết không? Có câu nài dài dòng, rườm rà không? Câu viết có dễ đọc không? Có cần viết lại không?

Và khi thực hiện một chương trình phát thanh thì BTV phải giải quyết các câu hỏi: chương trình đem lại lợi ích gì cho người nghe? Phần mở đầu có hấp dẫn không? Cấu trúc chương trình có rõ ràng không? Chương trình có quá nhiều chi tiết không? …

Trong một chương trình phát thanh, nên kết hợp sử dụng nhiều thể loại với tính chất khác nhau để làm cho chương trình sinh động.

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT PHÁT THANH VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Phần I: KỸ THUẬT PHÁT THANH Phần I: KỸ THUẬT PHÁT THANH

CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA KỸ THUẬT PHÁT THANH

1. Sự ra đời và phát triển của kỹ thuật vô tuyến điện tử - Những nhà phát minh

- Ứng dụng của kỹ thuật vô tuyến điện tử trong thông tin đại chúng 2. Phát và thu sóng vô tuyến điện tử

- Khái niệm (tần số, bước sóng) - Phân loại sóng vô tuyến điện tử - Sự lan truyền của sóng vô tuyến điện tử - Hệ thống phát – thu sóng vô tuyến điện tử

(Xem them tại phần Lịch sử phát thanh thế giới và Giải thích khái niệm trong chương 1)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÁT THANH

1. Khái niệm về âm thanh

- Sóng âm thanh (hình dạng sóng âm thanh, cách thức lan truyền sóng âm, bộ biến đổi âm thanh ra điện và dạng sóng điện của nó)

- Tần số, biên độ (tần số sóng âm và ảnh hưởng đối với âm thanh, biên độ sóng âm và tác động đến âm thanh)

2. Thu âm và pha âm

- Khái niệm và cách sử dụng các thiết bị ghi lại, lưu trữ và xử lí âm thanh (micro, băng từ, máy ghi âm băng từ, CD (compact disc), MD (minidisc), máy chạy đĩa CD, máy MD, thiết bị ghi âm kỹ thuật số, bàn trộn - mixer)

- Kỹ thuật thu âm và pha âm 3. Phát sóng và thu sóng

- Điều chế và giải điều chế (tách sóng) - Phát AM + Khái niệm sóng AM + Đặc điểm + Tính chất - Phát FM + Khái niệm sóng FM + Đặc điểm + Tính chất - Phát sóng và thu sóng

Hệ thống phát và thu sóng vô tuyến điện làm nhiệm vụ truyền đạt tín hiệu từ nguồn tín hiệu (âm thanh của chương trình phát thanh) tới nơi nhận tín hiệu (loa và âm thanh tới tai người nghe). Giữa nơi phát và nơi thu không có dây nối, chỉ có sóng vô tuyến điện mang tín hiệu truyền đạt tới, không dây nên gọi là vô tuyến.

32 8/17/2010

Âm thanh dưới dạng áp suất không khí  Micro biến đổi thanh áp thành dòng điện âm tần  khuếch đại tín hiệu âm tần  bộ tạo dao động cao tần cho máy phát  khuếch đại tín hiệu cao tần  điều chế biên độ và khuếch đại cao tần điều chế (tần công suất) đưa ra anten phát  Anten phát bức xạ công suất cao tần điều chế thành song vô tuyến điện để lan truyền giữa nơi phát và nơi thu  khuếch đại cao tần điều chế  tách sóng (hay điều chế) để lấy tín hiệu âm tần  khuếch đại điện áp âm tần  khuếch đại công suất âm tần  loa biến đổi dòng điện âm tần thành áp suất không khí là âm thanh đưa tới tai người nghe.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHẦN MỀM THU VÀ XỬ LÝ ÂM THANH

1. Nguyên tắc biến đổi tương tự ra số 2. Thu âm, lưu một tập tin

- Các đặc tính kỹ thuật của việc thu âm (số mẫu, tần số lấy mẫu, số kênh) - Tập tin âm thanh, các định dạng (các định dạng nén MP3, WMA, REAL) 3. Kỹ thuật xử lý âm thanh

- Điều chỉnh biên độ, tần số của tín hiệu đã ghi âm - Khái niệm tiếng ồn. Lọc, loại, giảm nhỏ tiếng ồn - Hiệu ứng

- Chỉnh hiệu ứng đối với dữ liệu

Phần II: SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

1. Chương trình phát thanh

- Khái niệm: CTPT là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin bài, bảng tư liệu âm nhạc trong một thời

lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe.  chương trình phát thanh coi như một số báo.

- Đặc điểm: mở đầu bằng nhạc hiệu, nhạc chương trình  lời xướng của phát thanh viên  cấu trúc của chương trình phát thanh  lời kết của chương trình hoặc chào thính giả.

- Phân loại:

+ chương trình thời sự tổng hợp (Thường có các phần: Nhạc hiệu  Lời giới thiệu  Phần tin

tức: tin trong nước + tin thế giới (15 phút)  Bài viết: Phóng sự hoặc Phản ánh hoặc Điều tra… (5-7 phút)  Tiết mục (3 phút)  Dự báo thời tiết hoặc Thông tin thị trường hoặc tình hình giao

thông…)

+ chương trình thời sự đặc biệt (Thường cấu trúc như sau: Thông tin tư liệu (có tính dạo sóng,

cung cấp các tư liệu, bối cảnh giúp thính giả hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về sự kiện sắp diễn ra)  Bài bình luận khẳng định tầm cỡ, ý nghĩa sự kiện  Tường thuật trực tiếp đầy đủ sự kiện  Phỏng vấn những nhân chứng hoặc người trực tiếp tham gia sự kiện (xen giữa phần tường thuật)  Một số ca khúc minh họa (xen giữa phần tường thuật))

+ chương trình chuyên đề (thường có kết cấu: Nhạc chương trình  Giới thiệu  Phần tin

chuyên đề  Bài chuyên đề  Diễn đàn hoặc Phỏng vấn…  Mẩu chuyện hoặc Tiểu phẩm…).

2. Phương thức sản xuất

- Chương trình phát thanh sản xuất tại Studio - Chương trình phát thanh đọc thẳng

- Chương trình phát thanh trực tiếp - Cầu truyền thanh

CƠ CẤU NHÂN SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT ÊKÍP SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH THANH

1. Quy trình sản xuất một chương trình phát thanh

- Thu thập thông tin, biên tập, xây dựng chương trình - Sản xuất chương trình tại studio hoặc tại hiện trường

- Truyền âm, đưa tín hiệu âm thanh tới studio, tới đài phát sóng - Phát xạ tại đài phát sóng

2. Cơ cấu nhân sự, nhiệm vụ và yêu cầu của một êkíp sản xuất chương trình - Dựng chương trình

33 8/17/2010 - Kỹ thuật viên - Kỹ thuật viên

- Biên tập viên - Phát thanh viên - Phóng viên

Ngoài ra, trong các chương trình phát thanh tường thuật thể thao còn có sự xuất hiện của: Bình luận viên thể thao

Dựng chương trình:

Người dựng chương trình giữ một vị trí hết sức quan trọng và có tính quyết định tới sự phát triển của đài phát thanh: Tạo dựng được chương trình hay để thu hút thính giả, từ đó thu hút quảng cáo, tạo doanh thu cho đài. Nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi người dựng chương trình phải có kiến thức rộng, từ các vấn đề văn hóa xã hội, tâm lý, chính trị cho đến các vấn đề kinh tế, quản lý, cũng như kỹ năng tổ chức công việc, quản lý nhân sự.

Tại Đài TNND TP.HCM, nhà báo Đông Quân, Công Vinh được coi là những người dựng chương trình thành công khi tạo ra nhiều chương trình phát thanh hấp dẫn như Quà tặng âm nhạc 6, Sài Gòn buổi sáng, Làn sóng xanh, Top ten 99,9 MHz, Nốt nhạc thứ bảy, Quà tặng nửa đêm, MTV những bài hát hay trong tuần… và mới đây là Talk show Đối thoại với người nổi tiếng… Để có được những chương trình

“hút khách” như thế, các chuyên gia dựng chương trình đã phải mày mò sáng tạo, dồn hết tâm huyết cũng như công sức để thực hiện, biến ý tưởng chợt nảy ra từ một lần ngồi uống cà phê một mình giữa Sài Gòn sôi động (nhà báo Đông Quân) hay qua các lần nghe chương trình phát thanh của nước ngoài (nhà báo Công Vinh) thành hiện thực. Tìm ra và định hình ý tưởng xong, các anh lại “trầy trật” tập hợp nhân sự, tìm nguồn tài chính để thực hiện ý tưởng của mình. Và điều quan trọng hơn và là khó nhất chính là làm sao để chương trình “đứng” được và có sức lan tỏa ra đông đảo công chúng. Thực hiện điều ấy không hề dễ dàng, đòi hỏi những người dựng chương trình như Đông Quân và Công Vinh phải tâm huyết, gắn bó, lăn lộn với nghề, bám đài, bám chương trình với ước muốn tạo ra những sân chơi bổ ích cho thính giả của mình thì mới có thể thành công.

Nhiệm vụ của một chuyên gia dựng chương trình là: chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức cũng như kiểm soát quá trình thực hiện chương trình, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sau khi đã cân nhắc, thảo luận và thống nhất với cả nhóm; kiểm soát hệ thống đầu đĩa, máy vi tính, số lượng đầu chạy băng, nút đàm thoại nội bộ trên bàn trộn, hệ thống điện thoại… để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho chương trình; giữ liên lạc với phóng viên, cộng tác viên để xử lý tin tức khi cần thiết; kiểm tra hệ thống máy phát trước khi thực hiện chương trình; điều động nhân sự dự phòng, chương trình dự phòng trong trường hợp người thực hiện chính không thể có mặt hoặc đến muộn, máy móc bị trục trặc… Và trong nhiều chương trình, dựng chương trình cũng chính là biên tập viên, đạo diễn chương trình như nhà báo Nguyễn Trọng Trí, Trưởng ban Thời sự Đài TNND TP.HCM trong chương trình phát thanh trực tiếp “Đối thoại cùng lãnh đạo chính quyền thành phố” đang phát trên sóng AM 610 KHz vào 9h – 10h sáng thứ bảy cuối cùng của mỗi tháng. Trong buổi phát thanh trực tiếp thực hiện sáng 27/10/2007, nhà báo Trọng Trí có mặt ở studio từ 7h30 cùng hai thư kí là phóng viên Minh Tâm và Thu Thảo, hai người dẫn chương trình của Ban thời sự là biên tập viên Phan Hà và Bích Liên cùng rà soát lại tất cả công việc trước giờ phát sóng. Bên ngoài phòng thu, 2 kỹ thuật viên vận hành thử hệ thống bàn trộn, micro, điện thoại, nhạc hiệu, nhạc cắt và nhạc quảng cáo, ghi lại âm sắc của người dẫn chương trình. Hai thư ký tất bật kiểm tra lại những số điện thoại đã đăng ký đối thoại, nhắc nhở các cộng tác viên chú ý các lưu ý của kỹ thuật viên để tránh âm thanh bị nhiễu hay chen tạp âm. Nhà báo Trọng Trí lúc này giữ vai trò của người đạo diễn chương trình. Anh liên tục nhắc thư ký kiểm tra lại danh sách của các vị khách mời, thứ tự phần giao lưu với thính giả, nhắc biên tập viên kiểm tra lại chương trình, nhắc kỹ thuật viên xem kỹ kịch bản để kiểm tra lại hệ thống thiết bị theo các khả năng kỹ thuật và bổ sung các thiết bị dùng để phát các băng tư liệu, nhạc cắt và tiếng động khi cần thiết. Mọi công việc chuẩn bị đã xong. Đúng 9h, nhạc hiệu và lời chào chương trình

6 Cụm từ này trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các chương trình truyền hình kể từ 1999 và với sự xuất hiện của Quà tặng âm nhạc, một loạt chương trình phát thanh truyền hình khác trên cả nước cũng vào cuộc như VTV3 hay Đài phát thanh truyền hình Bình Dương với tên gọi na ná: Nhịp cầu âm nhạc, Thay lời muốn nói…

Một phần của tài liệu Nhập môn báo Phát thanh doc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)