Các nghiên cứu về phân bón đến năng suất, chất lượng chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 37 - 40)

Đặng Văn Minh (2003) [9] khi phân tích tương quan giữa một số yếu tố

hóa, lý tính đối với năng suất chè Trung du trồng tại Đồng Hỷ- Thái Nguyên cho thấy: trong 13 yếu tố nghiên cứu chỉ có 10 nguyên tố là tương quan hồi quy tuyến tính với năng suất chè. Khi áp dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa nhân tố với biến phụ thuộc là năng suất chè và các biến độc lập là các nhân tố độc lập đã được xác định, chỉ có 4 yếu tố là cacbon hữu cơ, kali tổng số, lân dễ tiêu và khả năng chứa ẩm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Đặng Văn Minh (2004) [10] khi sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas

để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chè cho thấy: ở điều kiện nghiên cứu, năng suất chè tỷ lệ thuận với các yếu tố phân bón, điều kiện thâm canh và trình độ của nông hộ, tỷ lệ nghịch với tuổi chè. Bón vôi và phân hữu cơ là hai yếu tố ít ảnh hưởng đến năng suất chè.

Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây chè muốn áp dụng thành công cần kết hợp các biện pháp đồng bộ như: mức độ đầu tư, thâm canh, phương pháp kết hợp thăm đồng phát hiện ngưỡng sâu bệnh hại và cần phải phun thuốc phòng trừ theo đúng nguyên tắc.

Nghiên cứu của Phạm Văn Chương và cs (2007) [3]: Bón phân hữu cơ

sinh học kết hợp với sử dụng phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hệ thống tưới phun có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệụ Với lượng bón cho 1 ha, 10-15 tấn phân hữu cơ sinh học, 36 lít phân bón lá có thể giảm 40% đạm và 33% lân supe làm tăng năng suất chè từ (19-34%).

Bón phân hữu cơ sinh học không những tăng năng suất và hiệu quả sản xuất chè mà còn góp phần nâng cao chất lượng thương phẩm của chè. Lãi thuần của 1 ha sản xuất chè với mức đầu tư như trên đạt được từ 10.483.000 - 14.640.000 đồng/ha/năm, so với đối chứng chỉ thu lãi thuần là 5.267.000

đồng/ha/năm.

Theo Chu Xuân Ái (2003) [2], Lê Đình Danh (2008) [4], khi trồng xen cây phân xanh trên đồi chè kiến thiết cơ bản và tận dụng chất xanh bón cho chè sẽ góp phần tăng năng suất chè và cải thiện được lý tính của đất. Trong những biện pháp giữ ẩm, biện pháp tủ ẩm bằng chất hữu cơ là biện pháp có hiệu quả nhất. Vì vậy, với những nương chè khi trồng mới, nên tiến hành trồng xen các loại cây phân xanh họđậu vừa có tác dụng cải tạo đất chống xói mòn vừa có một lượng chất hữu cơ đáng kể để tủ gốc chè giữ ẩm khi trồng mới và suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Phan Thanh Huyền và cs (2010) [6], nghiên cứu sau 3 năm đã tìm ra tổ

hợp phân bón: 300 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha/năm) là công thức bón phân cân đối, hợp lý, vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa tiết kiệm được phân bón, năng suất đạt 12,81 tấn chè búp tươi/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu

đồng. Nhu cầu về đạm của cây chè trên vùng đất nghiên cứu rất lớn, quyết

định rõ rệt đến năng suất chè và tình trạng thiếu đạm là một trong những yếu tố hạn chế của đất đỏ vàng trên đá sét ở Thái Nguyên. Việc bón N, P, K và S trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng chè.

Nguyễn Võ Linh và cs (2011) [8], khi nghiên cứu hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất trồng chè của 6 xã khu vực thành phố Thái Nguyên cho thấy các hàm lượng chất vi lượng đều thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.

Phan Thanh Huyền và cs (2011) [7], kết quả nghiên cứu bón bổ sung Mg và Bo cho chè Trung Du ở đại từ cho thấy, khi bón 25 kg Mg đã làm tăng

năng suất chè lên 8,19%. Bón Bo không làm tăng năng suất nhưng chất lượng chè được cải thiện, đặc biệt làm tăng hàm lượng axitamin trong chè.

Phan Thanh Huyền và cs (2011) [7], nghiên cứu một số tính chất vật lý của các loại đất trồng chè Thái Nguyên cho thấy: Dung trọng đất trồng chè tỉnh Thái Nguyên dao động từ 1,12-1,22g/cm3 thuộc phân cấp đất bị nén ít, đất có hàm lượng mùn trung bình. Loại đất đỏ vàng trên đá sét (fs) có kết cấu tốt, hệ số

cấu trúc trên 70% và hệ số phân tán trên 3%. Tương quan giữa độ ẩm đất trong mùa khô và năng suất chè thể hiện mối tương quan chặt với r=0,82.

Ipinmoroti và cộng sự (1999) [21], nghiên cứu các mức đạm bón từ 652 kg N, 326 kg N, 163 kg N/ha bón đơn lẻ và kết hợp phân chuồng cho chè. Kết quả cho thấy công thức bón 163 kg N kết hợp 4 tấn phân chuồng 1 ha cho năng suất cao nhất. Ở Nhật Bản từ những năm 1999 công nghệ bón phân cho cây trồng dựa trên nguyên tắc giảm bớt lượng phân vô cơ để đảm bảo chất lượng môi trường đã được ứng dụng rộng rãị Cây chè là cây trồng yêu cầu lượng lớn phân vô cơ nhất là phân đạm. Các nghiên cứu về bón phân đạm cho chè đã được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc cân bằng hàm lượng đạm trong cây kết hợp với nước tưới, kết quả đã giảm được lượng phân đạm bón trên nương chè mà vẫn duy trì được năng suất.

Theo Nokaka Kunihiko (2006) [25], khi nghiên cứu các mức phân đạm từ 200 - 600 N/ha cho thấy: chất lượng chè bị giảm khi bón đạm cho chè với liều lượng hơn 400kg N/hạ

Venkatesan (2004) [28], khi phân tích hàm lượng nitrat trong lá chè cho thấy, khi được bón các hàm lượng đạm khác nhau, hàm lượng nitrat trong lá chè đạt cao nhất ở lá đầu tiên của búp chè, hàm lượng này tăng lên khi lượng bón N tăng lên. Hàm lượng nitrat đạt cao nhất vào khoảng 7 ngày sau khi bón và hàm lượng này duy trì ổn định khoảng 28 ngày sau khi bón.

Sudoi V và cộng sự (2001) [26], khi bón đạm kết hợp phun bổ sung một số nguyên tố vi lượng cho chè đã nhận thấy phân vi lượng có vai trò quan trọng với cây chè, không những làm tăng năng suất mà còn tăng phẩm chất rõ rệt, trong các nguyên tố thì Zn là nguyên tố có hiệu quả hơn so với các nguyên tố khác, nếu bón 2-5kg/ha sẽ tăng tanin 2-5%, catechin tăng 20-43%. Nếu sử dụng hỗn hợp urê và Bo, Zn sẽ làm tăng sản lượng chè 12-25%.

Zhu Yong-xin, Chen Fu-xing, (2001) [30], khi phun selenite natri với các nồng độ khác nhau cho cho chè cho thấy: vị ngọt và mùi thơm của chất chiết xuất từ trà xanh đã được tăng lên và làm giảm đáng kể bằng selen hàm lượng tanin cho chè vào mùa hè. Tổng số acid amin và vitamin C của trà xanh

đã được tăng lên đáng kể .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 37 - 40)