Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 43 - 47)

Kim Tuyên

2.3.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng suất và chất lượng chè

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiêm là 30m2.

Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh

- CT 1: Bón phân hữu cơ + phân khoáng theo quy trình + Phun nước lã

- CT 2: Phân hữu cơ + Bón phân khoáng QT+ phân bón lá Rong biển - CT 3: Phân hữu cơ + Bón phân khoáng QT + phân bón qua lá Pomior - CT 4: Phân hữu cơ + Bón phân khoáng QT+ phân bón lá Yogen Nọ2 Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 1 Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 2 Công thức 2 Công thức 1 Công thức 4 Công thức 3 Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 3 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 1 Công thức 2 Hàng chè ngăn cách

+ Phân hữu cơ: 10 tấn phân chuồng/ha

+ Tỷ lệ NPK: 300 N-160 P205-200 K20 chia làm 3 lần bón.

Phân hữu cơ bón vào đầu vụ xuân bón cùng toàn bộ phân lân. Phân kali và phân đạm chia làm 3 lần bón: tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Lần 1 bón 40%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 30%.

+ Phân bón qua lá Rong biển: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì + Phân bón qua lá Pomior: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì + Phân bón qua lá Yogen Nọ2: Phun theo chỉ dẫn trên bao bì. Các biện pháp kỹ thuật tuân theo quy trình chăm sóc chè

2.3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và chất lượng chè

Thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiêm là 30m2.

Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh

- CT 1: Bón phân hữu cơ + phân khoáng theo quy trình.

- CT 2: Bón phân vi sinh sông Gianh + Phân khoáng theo quy trình - CT 3: Bón phân hữu cơ sinh học NTT + Phân khoáng theo quy trình

Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 1 Công thức 2 Công thức 1 Công thức 3 Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 2 Công thức 3 Công thức 2 Công thức 1 Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 3 Công thức 1 Công thức 3 Công thức 2 Hàng chè ngăn cách

Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm 2

+ Phân hữu cơ 20 tấn phân chuồng/ha + Phân vi sinh Sông Gianh: 8 tấn/ha + Phân hữu cơ sinh học NTT: 8 tấn /ha

+ Tỷ lệ NPK : 300 N-160 P205-200 K20 chia làm 3 lần bón.

Phân hữu cơ bón vào đầu vụ xuân bón cùng toàn bộ phân lân. Phân hữu cơ vi sinh chia 3 lần bón. Lần 1 bón 50%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 25%. Phân kali và phân đạm chia làm 3 lần bón: Tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Lần 1 bón 40%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 30%.

Các biện pháp kỹ thuật tuân theo quy trình chăm sóc chè.

2.3.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất và chất lượng chè

Thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiêm là 30m2.

Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh

- CT 1: Bón 15 tấn phân chuồng hoai mục/ha + Phân khoáng theo quy trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- CT 2: Bón 15 tấn phân chuồng hoai mục/ha + 5 tấn phân gà/ha

- CT 3: Bón 15 tấn phân chuồng hoai mục/ha + 1000 kg đậu tương ngâm Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 1 Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 2 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 1 Hàng chè ngăn cách

Nhắc lại 3 Công thức 3 Công thức 1 Công thức 2 Hàng chè ngăn cách

Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm 3

+ Công thức 1: Phân hữu cơ bón vào vụ xuân bón cùng toàn bộ phân lân. + Tỷ lệ NPK: 300 N-160 P205-200 K20 chia làm 3 lần bón. Phân ka li và phân đạm chia làm 3 lần bón: Tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Lần 1 bón 40%, lần 2 và 3 mỗi lần bón 30%.

+ Công thức 2: Phân hữu cơ bón toàn bộ vào đầu vụ xuân. Phân gà chia làm 3 lần bón: tháng 4, tháng 6 và tháng 8.

+ Công thức 3: Phân hữu cơ bón toàn bộ vào đầu vụ xuân. Đậu tương ngâm và tưới cho chè sau mỗi lứa háị

Phương pháp ngâm đậu tương: ngâm vào nước trong thùng, sau một tháng đem ra tưới, số đậu tương được chia làm 3 lần, tưới từ tháng 5-10, mỗi lần ngâm cho 2 lần tướị

Các biện pháp kỹ thuật tuân theo quy trình chăm sóc chè.

* Các chỉ tiêu theo dõi chung trong thí nghiệm 1,2,3.

Theo dõi: Số lứa hái trên năm: Tính từ lứa hái đầu tiên đến lứa hái cuối cùng.

- Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung 40cm x 50cm tính số vết hái trong khung ở các vị trí rìa tán, giữa tán, lấy trị số trung bình và quy ra búp/m2, theo dõi theo lứa háị

+ Trọng lượng búp 1 tôm 2 lá (gam): Hái ngẫu nhiên 100 búp 1 tôm 2 lá theo 3 điểm ở mỗi công thức, đem cân trên cân kỹ thuật, lấy trị số trung bình, rồi quy ra trọng lượng của 1 búp, theo dõi theo lứa háị

+ Tỷ lệ bánh tẻ: Cân 100 g mẫu được khối lượng p, thực hiện bấm bẻ

toàn bộ số búp của mẫụ Đối với cuộng bẻ ngược từ cuộng hái lên đỉnh búp,

đối với lá bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ già gọi là phần bánh tẻ khối lượng p1, cân phần non được khối lượng p2. Tỷ lệ bánh tẻ

(%) = p1/P x 100%:

+ Năng suất: Theo dõi năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm của từng lứa tính ra tạ búp tươi/hạ

* Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa trong chè: Lấy mẫu chè tươi

ở các công thức sau đó đem phân tích tại phòng Thí nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Mẫu chè tươi được lấy một lần vào tháng 4 năm 2012.

Các chỉ tiêu phân tích sinh hóa chè

Đường khử Phương pháp Betrand

Cafein Phương pháp trọng lượng

Tanin và chất hòa tan Phương pháp Levanthal

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 43 - 47)