Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 55 - 61)

năng suất, chất lượng chè Kim Tuyên

Năng suất cũng như chất lượng cây trồng là sự phối hợp phức tạp của nhiều tính trạng, đặc tính sinh học của cây, có mối quan hệ mật thiết với điều kiện dinh dưỡng cũng như khí hậụ Một số tính trạng có thể được quy định bởi giống nhưng cũng có thể thay đổi trong giới hạn nhất định ở điều kiện dinh dưỡng cũng như khí hậu khác nhaụ Đối với cây chè nói chung đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu theo hướng đánh giá mối quan hệ giữa tài nguyên đất, khí hậu với năng suất và chất lượng chè.

lý tính đối với năng suất chè Trung du trồng tại huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên cho thấy: trong 13 yếu tố nghiên cứu chỉ có 10 nguyên tố có tương quan hồi quy tuyến tính với năng suất chè. Khi áp dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa nhân tố với biến phụ thuộc là năng suất chè và các biến độc lập là các nhân tốđộc lập đã được xác định, chỉ có 4 yếu tố là cacbon hữu cơ, kali tổng số, lân dễ tiêu và khả năng chứa ẩm là có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy bên cạnh các liên quan của các yếu tố đa lượng trong đất thì các yếu tố vi lượng cũng tương quan chặt chẽ đến chất lượng chè. Hàm lượng các chất khoáng có chứa trong búp chè tươi có tương quan chặt với dinh dưỡng khoáng của khu vực trồng trọt cũng như phân bón. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu tố khí hậu với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến thành phần và hàm lượng các catechin trong lá chè (Weiss, D.J.,& Anderton, C. R., (2003) [29]. Chu Xuân Ái (1999) [1]), khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu đến năng suất chè cho thấy yếu tốđộẩm và lượng mưa có liên quan đến năng suất chè trong đó độ ẩm có tương quan chặt hơn so với nhiệt độ. Thái Nguyên với hơn 17.660 ha đất trồng chè trong đó diện tích trồng các giống chè mới lên tới 6.041 ha, chiếm 34,21% diện tích, mỗi giống chè sẽ có yêu cầu riêng về điều kiện sinh thái cũng như khí hậụ Trong các giống chè nhập nội hiện nay, giống chè Kim Tuyên được lựa chọn là một trong 4 giống chè được đưa vào cơ cấu giống chè mới của tỉnh Thái Nguyên. Giống chè Kim Tuyên được nhập vào Việt Nam từ năm 1994, cây sinh trưởng khỏe, mật độ búp dày, trồng mới có tỷ lệ sống cao, giống được trồng tại Thái Nguyên từ năm 2005.

Các giống chè có năng suất, chất lượng khác nhau đòi hỏi được đáp

ứng nhu cầu về phân bón khác nhaụ Tìm hiểu mối quan hệ giữa phân bón - lượng dinh dưỡng trong cây - năng suất cây chè sẽ góp phần xác định cơ sở

qua nghiên cứu, xem xét các mối tương quan giữa hàm lượng một số yếu tố

dinh dưỡng trong búp, lá chè với liều lượng phân bón và năng suất của 3 giống chè chọn lọc và nhập nội (PH1, TH3, TRI 777), các giống chè khác nhau có chiều hướng và mức độ hấp thụ dinh dưỡng khác nhau; với tác động đồng thời các yếu tố dinh dưỡng, giống có năng suất cao (PH1) có ngưỡng phân bón cần thiết cao hơn các giống có mức năng suất thấp hơn (TH3 và TRI 777), do vậy cần thiết phải có một chế độ bón phân hợp lý, thích hợp cho riêng từng giống nhằm tạo ra năng suất caọ Kết quả phân tích mẫu đất tại 18 địa điểm khác nhau trong khu vực nghiên cứu được trình bày qua bảng sau:

Bảng 3.5. Kết quả phân tích một số nguyên tố dinh dưỡng trong đất trồng giống chè Kim Tuyên tại các địa điểm nghiên cứu

STT Mùn (%) P205 dễ tiêu (mg/100g) K2O dễ tiêu (mg/100g) Zn (mg/100g) Cu (mg/100g) 1 1,96 23,08 15,27 68,21 12,24 2 1,11 5,06 10,59 17,40 11,65 3 2,32 39,16 23,42 70,13 13,12 4 1,74 27,84 4,80 13,55 13,98 5 2,72 39,43 3,40 23,44 46,88 6 2,33 22,86 2,20 36,68 19,48 7 3,84 25,45 2,80 68,21 12,24 8 1,78 4,58 1,70 47,40 11,65 9 2,34 25,01 4,90 70,13 13,12 10 1,46 14,50 2,50 15,00 12,40 11 1,42 6,20 4,30 18,10 9,50 12 2,33 34,50 10,59 21,30 8,70 13 1,96 3,65 2,78 38,21 9,24 14 1,11 5,06 10,59 17,40 11,65 15 2,32 15,16 19,42 40,13 13,12 16 1,64 27,84 4,80 13,55 13,38 17 2,72 35,43 2,40 17,48 24,89 18 2,33 22,86 12,20 26,68 19,48

Kết quả chạy tương quan đơn và tổng hợp một số yếu tố dinh dưỡng

đất đến năng suất chè được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tương quan của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến năng suất búp tươi của giống chè Kim Tuyên. TT Biến Đơn vị tính Hệ số tương quan đơn Mức ý nghĩa của TQ đơn 1 Mùn % 0,76 0,0002 2 P205 mg/100g 0,63 0,0004 3 K20 mg/100g 0,18 0,45 4 Zn mg/100g 0,61 0,007 5 Cu mg/100g 0,19 0,44

Theo kết quả của bảng 3.6, khi chạy phương trình tương quan đơn tính của từng yếu tố dinh dưỡng với năng suất chè ta thấy: hàm lượng mùn, lân dễ

tiêu có hệ số tương quan rõ nhất với năng suất với r=0,76 và 0,63 ,phương trình có độ tin cậy 95%. Các chất còn lại cho hệ số tương quan thấp hơn và độ

tin cậy của phương trình không đạt 95%.

Kết quả phân tích tương quan tổng hợp một số hàm lượng dinh dưỡng trong đất bao gồm: mùn, lân kali dễ tiêu, kẽm, đồng đến năng suất chè cho kết quả bằng phương trình sau:

Năng suất = 117,32+ 46,35X1 + 2,07X2+ 0,81X3+ 0,83 X4- 0,77X5 X1: hàm lượng mùn; X2: P205 dễ tiêu; X3: K20 dễ tiêu; X4: Zn; X5: Cu Phương trình tương quan cho thấy: Nếu xét mối quan hệ đơn lẻ của từng yếu tố dinh dưỡng trong đất thì hầu hết các hệ số tương quan đều rất nhỏ

(ngoại trừ hàm lượng mùn), nhưng nếu xét mối quan hệ tổng hợp của các yếu tố dinh dưỡng đất với năng suất cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ với hệ số tương quan r = 0,81 độ tin cậy của phương trình đạt 95%. Xét về mặt ý nghĩa thì hàm lượng mùn có ý nghĩa nhất với năng suất chè, nguyên tố vi lượng Cu ảnh hưởng

Đối với các giống chè, thành phần hóa học của chè xanh phụ thuộc vào các yếu tố như giống, mùa vụ, độ già của lá, khí hậu và điều kiện trồng trọt. (Lin và cs., 2003) [24]. Lin Xinjiong và cs (1991) [22] khi nghiên cứu cho thấy khi các hàm lượng dinh dưỡng N-P-K trong đất cân đối, hàm lượng đường tổng số, các amino acid, polyphenol, catechin trong búp chè tươi

được cải thiện rõ rệt khi trong đất được bổ sung đủ kalị Trong các chỉ tiêu chất lượng chè, có một số chỉ tiêu quan trọng đó là: tanin, đường khử và Vitamin C.

Kết quả phân tích tương quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng trong đất với hàm lượng tanin, đường khử và hàm lượng vitamin C trong chè cho thấy: trong các yếu tố dinh dưỡng thì hàm lượng mùn có tương quan khá chặt đến chất lượng chè, kết quả thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tương quan của một số yếu tố dinh dưỡng đất đến một số chỉ tiêu sinh hóa giống chè Kim Tuyên

Tanin Đường khử VitaminC TT Biến Đơn vị tính Hệ số TQĐ Mức ý nghĩa của TQ Hệ số TQĐ Mức ý nghĩa của TQ Hệ số TQĐ Mức ý nghĩa của TQĐ 1 Mùn % 0,89 0,04 0,84 0,001 0,52 0,02 2 P205 mg/100g 0,55 0,18 0,73 0,005 0,41 0,08 3 K20 mg/100g 0,98 0,05 0,26 0,29 0,48 0,04 4 Zn mg/100g 0,04 0,58 0,63 0,005 0,66 0,002 5 Cu mg/100g 0,2 0,39 0,34 0,16 0,03 0,9 * Hàm lượng tanin

Kết quả chạy tương quan cho phương trình sau:

Tanin = 24,63 + 0,53X1-0,03X2+0,07X3-0,02X4+0,02X5

Với hệ số tương quan r = 0,38, p= 0,26>0,05 cho thấy hàm lượng một số dinh dưỡng trong đất tương quan không chặt với hàm lượng tanin của giống chè Kim Tuyên.

* Hàm lượng đường khử

Đường khử = 2,43+1,25X1+0,02X2+ 0,04X3+0,006X4 +0,012X5

X1: hàm lượng mùn; X2: P205 dễ tiêu; X3: K20 dễ tiêu; X4: Zn; X5: Cu Các loại đường hoà tan trong chè luôn thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có vai trò quan trọng trong việc tạo hương cho chè xanh, dưới tác dụng của nhiệt độ các đường khử này bị caramel hoá hoặc tham gia vào phản ứng Maillard (phản ứng giữa đường và axit amin), các hợp phần tham gia phản ứng là protein và gluxit tạo ra vị ngọt cho chè xanh và điều hòa vị

cho chè.

Kết quả chạy phương trình tương quan cho thấy: với hệ số tương quan r = 0,90 thì yếu tố dinh dưỡng trong đất có tương quan với hàm lượng đường

khử, với độ tin cậy của phương trình đạt 95%. Nếu xét từng yếu tốđơn lẻ thì hàm lượng mùn, kali dễ tiêu và kẽm là các yếu tố có tương quan khá chặt với chất lượng chè ở mức tin cậy 95%, các yếu tố còn lại có tương quan ở mức độ

không chặt.

* Hàm lượng vitaminC

Hàm lượng vitaminC=177,39+13,70X1+0,4X2+ 2,06X3+0,6X4 +0,05X5

X1: hàm lượng mù;, X2: P205 dễ tiêu; X3: K20 dễ tiêu; X4: Zn; X5: Cu Trong số các loại vitamin có trong chè, đáng chú ý nhất là vitamin C, hàm lượng vitamin C ở trong chè nhiều hơn trong cam chanh từ 3 đến 4 lần.

Kết quả chạy phương trình tương quan cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng đất có tương quan chặt với hàm lượng đường khử và vitamin C với độ

tin cậy đạt 95%. Xét theo số thứ tự ưu tiên thì hàm lượng mùn có tương quan nhiều nhất với chất lượng chè với hệ số tương quan là 1,25 và 13,70, sau đó là hàm lượng K20 dễ tiêụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)