Nghiên cứu chọn giống chè, nguồn gốc giống chè Kim Tuyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 35 - 37)

* Kết qu nghiên cu chn ging chè

Theo Đỗ Văn Ngọc (2005) [11],Viện Khoa học kỹ thuật miền núi phía Bắc, đã nghiên cứu chọn tạo và nhân giống chè chất lượng cao trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004. Kết quả đã công nhận giống LDP1 là giống quốc gia, 7 giống khảo nghiệm có nguồn gốc từ Trung Quốc; và 13 cây chè shan đầu dòng khảo nghiệm trong sản xuất. Cơ cấu giống chè đã thay đổi với 35,15% diện tích giống chè mới chọn lọc và trồng bằng cành. Chỉ trong vòng 5 năm tỉ

lệ diện tích trồng giống mới chọn lọc đã tăng khoảng 22% so trước 2000, năng suất chè cũng đạt 5,288 tấn/ha (tăng 43,69% so trước 2000). Tập đoàn giống chè được thu thập bảo quản để khai thác cũng tăng 54 giống, tăng 36,4% so tổng số giống bảo quản. Kết quả trồng khảo nghiệm các giống chè

Trung Quốc nhập nội cho thấy: Tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng các giống đã nhập vào Việt Nam năm 2000 gồm: PT95, Keo Am Tích (KAT), Phú Thọ 10 (PT10), Hoa Nhật Kim (HNK), Phúc Vân Tiên (PVT), Thiết Bảo Trà (TBT), Long Vân 2000 (LV2000), Hùng Đỉnh Bạch (HĐB). Kết quả cho thấy 4 giống PT95, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, và Hùng Đỉnh Bạch là 4 giống sinh trưởng phát triển tốt hơn cả. Giống Thiết Bảo Trà sinh trưởng phát triển kém nhất. Năng suất cao nhất 2 giống Phúc Vân Tiên và PT95. Chất lượng chè xanh của tất cả các giống đều xếp loại khá, trong đó chất lượng tốt nhất là giống Keo Am Tích.

Đánh giá, bình tuyển các giống chè có nguồn gốc Đài Loan gồm 5 giống: Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Ôlong Thanh tâm, D4 và Bát Tiên nhập vào Việt Nam trước năm 2000. Kết quả đã thông qua HĐKH Bộ NN& PTNT 7 giống chè nhập nội là: Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên năm 2003.

Lê Đình Giang (2006) [5], khi nghiên cứu mô hình trồng 3 giống chè là Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, PT 95 tại Phú hộ cho thấy: Trong 3 giống theo dõi, giống Phúc Vân Tiên có thời gian thu hoạch búp từ tháng 3 đến tháng 12 nên năng suất cao hơn các giống còn lạị

* Ngun gc ging chè Kim Tuyên

Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở

các vùng chè có điều kiện sản xuất chè Ôlong, chè xanh chất lượng caọ

* Đặc đim:

- Hình thái: Dạng thân bụi, cành phát triển hướng lên phía trên, mật độ

cành dày, lá hình bầu dục, màu xanh vàng bóng, thế ngang, răng cưa rõ và

đều; dài lá 7,2cm, rộng 3,1cm. Búp màu xanh nhạt, non phớt tím, trọng lượng búp bình quân 0,5- 0,52g.

- Sinh trưởng: Cây sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày, có tỷ lệ sống caọ Cây chè 4- 5 tuổi tán rộng trung bình 117 cm; cây chè 5 tuổi tại Lâm Đồng

đạt 10500 kg búp/ha; cây chè 4 tuổi tại Lạng Sơn năng suất đạt 4500 kg búp /hạ Nhân giống bằng giâm hom có tỷ lệ sống caọ

- Chất lượng: Chế biến chè xanh có chất lượng rất caọ Thành phần một số chất: axit amin tổng số 1,6%; Catechin tổng số (mg/gck) 135; Tanin 26,97%; Chất hoà tan 38,85%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 35 - 37)