Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 31)

1.4.1. Din tích và cơ cu ging

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có điều kiện tự

nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây chè. Vùng chè trọng

điểm của tỉnh Thái Nguyên tập trung ở 6 huyện thị trên tổng số 9 huyện thị

của tỉnh. Tính đến nay, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất nông nghiệp là 275.310,11 ha, trong đó diện tích đất trồng chè là 16.726 ha, chủ yếu thuộc nhóm Feralit, nằm ở độ cao 20 - 200m so với mực nước biển, rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây chè. Các loại đất có ưu thế phát triển chè hơn cả là đất vàng đỏ trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ [19]. Chè Thái Nguyên phát triển tập trung ở một số

huyện như Định Hoá, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, TP. Thái Nguyên. Cùng với sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà nước, những năm gần đây nhiều giống chè mới giâm bằng cành đã được đưa vào các huyện nhằm nâng cao diện tích, năng suất.

Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng chè búp tươi ở một số vùng chè của tỉnh Thái Nguyên

2008 2009 2010 Chỉ tiêu Khu vực Diện tích (ha) Sản lượng búp tươi (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng búp tươi (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng búp tươi (tấn) Tp. Thái Nguyên 1.161 12.221 1.207 13.040 1.220 14.670 Sông Công 505 4.241 515 4.385 525 4.582 Định Hoá 2.026 16.877 2.052 18.017 2.102 18.954 Võ Nhai 560 2.827 583 3.080 626 3.522 Phú Lương 3.650 32.170 3.725 34.960 3.775 38.422 Đồng Hỷ 2.606 23.750 2.669 24.950 2.709 28.368 Đại Từ 5.152 46.124 5.196 48.520 5.253 50.530 Phổ Yên 1.233 10.393 1.261 11.070 1.347 12.150 Phú Bình 101 662 101 680 104 702 Tổng 16.994 149.255 17.309 158.702 17.660 171.900

(Nguồn: Số liệu thống kê 2011) [19] Niên giám thống kê 2011 tỉnh Thái Nguyên

Nhận xét: Số liệu bảng 1.5 cho thấy, các huyện trồng nhiều chè hiện nay của Thái Nguyên tập trung tại một số khu vực: Thành phố Thái Nguyên, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ. Diện tích cũng như sản lượng chè búp tươi của cả tỉnh không ngừng tăng lên. Diện tích chè năm 2010 so với 2008 đã tăng 666 ha, sản lượng tăng 22.645 tấn. Cơ cấu giống chè trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, giống chè Trung Du đã được thay bằng các giống chè nhập nội và chọn tạo có năng suất cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng chấp nhận. Cơ cấu giống chè hiện nay của tỉnh được trình bày qua bảng 1.6:

Bảng 1.6. Cơ cấu giống chè của tỉnh Thái Nguyên 2001 2005 2010 Chỉ tiêu Khu vực Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Chè Trung du 12.302 92,09 10.733 75,90 11.556 65,67 Giống chọn tạo 960 7,18 3.000 21,22 5.013 28,49 Giống nhập nội 56 0,41 400 2,83 1.028 5,84

(Nguồn: Số liệu thống kê 2011) [19] Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên tại Festival chè 11/2011

Kết quả bảng 1.6 cho thấy cơ cấu diện tích chè của Thái Nguyên đã thay đổi rất lớn, từ chỗ năm 2001 diện tích chè trung du lá nhỏ chiếm tới 92,09% thì đến năm 2011 diện tích chè giống mới đã lên tới 6.041 ha, chiếm 34,33% tổng diện tích. Tỉnh có kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 diện chè giống mới trên toàn tỉnh sẽ lên tới 50%.

1.4.2. Thc trng chế biến và tiêu th chè ti Thái Nguyên

Hiện nay, Thái Nguyên có 28 cơ sở chế biến công nghiệp, tổng công suất 776 tấn búp tươi/ngày (120.280 tấn búp tươi/năm). Tuy nhiên, chủ yếu là công nghệ cũ của Liên Xô (cũ) và Ấn Độ... do vậy sản phẩm chưa đáp ứng

được yêu cầu của một số thị trường khó tính như EU, Mỹ...Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng chục xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và và hàng vạn lò chế biến thủ công của các hộ gia đình.

Năm 2010, chế biến chè trong nhân dân chiếm 66,34% sản lượng chè toàn tỉnh. Chủ yếu chè chế biến ở hộ gia đình là chè xanh thành phẩm tiêu dùng hàng ngày và chè bán thành phẩm làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp. Đã có 63,7% so với tổng số hộ trồng chè sử dụng 29.353 máy chế

biến chè các loại, bình quân cứ 1,5 hộ có 1 máy chế biến chè. Do áp dụng công cụ chế biến bằng máy và công cụ cải tiến đã giảm được 2/3 thời gian chế

biến, giảm công chế biến chỉ còn 1/4, tiết kiệm chất đốt được 1,6 - 2 lần làm cho giá thành chè bán thành phẩm hạ xuống một cách đáng kể. (Quy hoạch vùng chè Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015)

Về tiêu thụ sản phẩm: Số liệu xuất khẩu chè trực tiếp từ các doanh nghiệp chè đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua 2 năm được trình bày qua bảng 1.7:

Bảng 1.7. Số lượng chè xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Năm 2009 Năm 2010 STT Doanh nghiệp Số lượng (tấn) Trị giá (1000 USD) Số lượng (tấn) Trị giá (1000 USD)

1 Công ty XNK Trung Nguyên 1461 2334 814 1653

2 CTCB nông sản chè TN 545 719 158 149

3 Công ty chè Hà Thái 543 779 91 186

4 CTTNHH Bắc Kinh đô 113 177 636 1281

5 Công ty XNK chè Tín đạt 50 33 38 80

6 C.Ty cổ phần chè Quân Chu 222 281 61 95

7 DNXK chè YIJIN 1622 1476 1379 1302

8 C.Ty cổ phần chè Hoàng Bình 8 13 30 49

9 Công ty TNHH Phú Lương 105 84 - -

10 Công ty chè Hà nội 249 411 232 413

11 Công ty chè Đại Từ 100 130 1023 1143

12 Công ty cổ phần Quang Lan 405 517 372 487

13 Công ty cổ phần XNK chè TN 594 471 350 321

Tổng 5980 7427 5184 7159

(Nguồn: Sở Công thương Thái Nguyên tháng 12 năm 2010)

Số liệu bảng 1.7 cho thấy, lượng chè xuất khẩu trực tiếp từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt khoảng 30% tổng sản lượng chè toàn tỉnh, giá trung bình chỉ đạt 1,24 USD/1kg năm 2009 và 1,38 USD năm 2010 thấp hơn giá chè xuất khẩu trung bình của toàn quốc và của thế

không xuất khẩu chè trực tiếp mà xuất khẩu gián tiếp thông qua Tổng công ty chè Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, còn có Công ty cổ phần chè Hoàng Bình, công ty chuyên sản xuất các loại chè xanh chất lượng cao

được chế biến từ chè Trung Du, sản phẩm của công ty phần lớn được tiêu thụ

trong nước, giá bán chè xanh cao, dao động từ 100 - 400.000 đ/kg tùy vào chất lượng chè và bao bì đóng góị Tại huyện Đại Từ còn có Hợp tác xã chè La Bằng, nhưng hoạt động của hợp tác xã cũng chủ yếu là thu mua chè trung du loại ngon sau đó đóng góị Không có những hợp đồng mang tính pháp lý giữa các hộ dân bán chè cho hợp tác xã cũng như ngược lạị

Năm 2011, giá chè trong nước có xu hướng tăng dần và ổn định vào cuối quý IIỊ Tại thành phố Thái Nguyên, giá chè búp khô và chè chất lượng cao đều tăng nhanh từđầu tháng 7 đến cuối tháng 8. Giá chè búp khô tăng từ 90.000 đ/kg (ngày 1/7/2011) tăng lên 200.000 đ/kg (30/8/2011); chè chất lượng cao cũng tăng từ 180.000 đ/kg (ngày 1/7/2011) lên mức 320.000 đ/kg (ngày 26/9/2011).

1.5. Kết quả tổng hợp nghiên cứu chè liên quan đến lĩnh vực của đề tài

1.5.1. Nghiên cu chn ging chè, ngun gc ging chè Kim Tuyên * Kết qu nghiên cu chn ging chè * Kết qu nghiên cu chn ging chè

Theo Đỗ Văn Ngọc (2005) [11],Viện Khoa học kỹ thuật miền núi phía Bắc, đã nghiên cứu chọn tạo và nhân giống chè chất lượng cao trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004. Kết quả đã công nhận giống LDP1 là giống quốc gia, 7 giống khảo nghiệm có nguồn gốc từ Trung Quốc; và 13 cây chè shan đầu dòng khảo nghiệm trong sản xuất. Cơ cấu giống chè đã thay đổi với 35,15% diện tích giống chè mới chọn lọc và trồng bằng cành. Chỉ trong vòng 5 năm tỉ

lệ diện tích trồng giống mới chọn lọc đã tăng khoảng 22% so trước 2000, năng suất chè cũng đạt 5,288 tấn/ha (tăng 43,69% so trước 2000). Tập đoàn giống chè được thu thập bảo quản để khai thác cũng tăng 54 giống, tăng 36,4% so tổng số giống bảo quản. Kết quả trồng khảo nghiệm các giống chè

Trung Quốc nhập nội cho thấy: Tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng các giống đã nhập vào Việt Nam năm 2000 gồm: PT95, Keo Am Tích (KAT), Phú Thọ 10 (PT10), Hoa Nhật Kim (HNK), Phúc Vân Tiên (PVT), Thiết Bảo Trà (TBT), Long Vân 2000 (LV2000), Hùng Đỉnh Bạch (HĐB). Kết quả cho thấy 4 giống PT95, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, và Hùng Đỉnh Bạch là 4 giống sinh trưởng phát triển tốt hơn cả. Giống Thiết Bảo Trà sinh trưởng phát triển kém nhất. Năng suất cao nhất 2 giống Phúc Vân Tiên và PT95. Chất lượng chè xanh của tất cả các giống đều xếp loại khá, trong đó chất lượng tốt nhất là giống Keo Am Tích.

Đánh giá, bình tuyển các giống chè có nguồn gốc Đài Loan gồm 5 giống: Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Ôlong Thanh tâm, D4 và Bát Tiên nhập vào Việt Nam trước năm 2000. Kết quả đã thông qua HĐKH Bộ NN& PTNT 7 giống chè nhập nội là: Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích, PT95, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên năm 2003.

Lê Đình Giang (2006) [5], khi nghiên cứu mô hình trồng 3 giống chè là Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, PT 95 tại Phú hộ cho thấy: Trong 3 giống theo dõi, giống Phúc Vân Tiên có thời gian thu hoạch búp từ tháng 3 đến tháng 12 nên năng suất cao hơn các giống còn lạị

* Ngun gc ging chè Kim Tuyên

Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở

các vùng chè có điều kiện sản xuất chè Ôlong, chè xanh chất lượng caọ

* Đặc đim:

- Hình thái: Dạng thân bụi, cành phát triển hướng lên phía trên, mật độ

cành dày, lá hình bầu dục, màu xanh vàng bóng, thế ngang, răng cưa rõ và

đều; dài lá 7,2cm, rộng 3,1cm. Búp màu xanh nhạt, non phớt tím, trọng lượng búp bình quân 0,5- 0,52g.

- Sinh trưởng: Cây sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày, có tỷ lệ sống caọ Cây chè 4- 5 tuổi tán rộng trung bình 117 cm; cây chè 5 tuổi tại Lâm Đồng

đạt 10500 kg búp/ha; cây chè 4 tuổi tại Lạng Sơn năng suất đạt 4500 kg búp /hạ Nhân giống bằng giâm hom có tỷ lệ sống caọ

- Chất lượng: Chế biến chè xanh có chất lượng rất caọ Thành phần một số chất: axit amin tổng số 1,6%; Catechin tổng số (mg/gck) 135; Tanin 26,97%; Chất hoà tan 38,85%.

1.5.2. Các nghiên cu v phân bón đến năng sut, cht lượng chè

Đặng Văn Minh (2003) [9] khi phân tích tương quan giữa một số yếu tố

hóa, lý tính đối với năng suất chè Trung du trồng tại Đồng Hỷ- Thái Nguyên cho thấy: trong 13 yếu tố nghiên cứu chỉ có 10 nguyên tố là tương quan hồi quy tuyến tính với năng suất chè. Khi áp dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa nhân tố với biến phụ thuộc là năng suất chè và các biến độc lập là các nhân tố độc lập đã được xác định, chỉ có 4 yếu tố là cacbon hữu cơ, kali tổng số, lân dễ tiêu và khả năng chứa ẩm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Đặng Văn Minh (2004) [10] khi sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas

để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chè cho thấy: ở điều kiện nghiên cứu, năng suất chè tỷ lệ thuận với các yếu tố phân bón, điều kiện thâm canh và trình độ của nông hộ, tỷ lệ nghịch với tuổi chè. Bón vôi và phân hữu cơ là hai yếu tố ít ảnh hưởng đến năng suất chè.

Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây chè muốn áp dụng thành công cần kết hợp các biện pháp đồng bộ như: mức độ đầu tư, thâm canh, phương pháp kết hợp thăm đồng phát hiện ngưỡng sâu bệnh hại và cần phải phun thuốc phòng trừ theo đúng nguyên tắc.

Nghiên cứu của Phạm Văn Chương và cs (2007) [3]: Bón phân hữu cơ

sinh học kết hợp với sử dụng phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hệ thống tưới phun có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệụ Với lượng bón cho 1 ha, 10-15 tấn phân hữu cơ sinh học, 36 lít phân bón lá có thể giảm 40% đạm và 33% lân supe làm tăng năng suất chè từ (19-34%).

Bón phân hữu cơ sinh học không những tăng năng suất và hiệu quả sản xuất chè mà còn góp phần nâng cao chất lượng thương phẩm của chè. Lãi thuần của 1 ha sản xuất chè với mức đầu tư như trên đạt được từ 10.483.000 - 14.640.000 đồng/ha/năm, so với đối chứng chỉ thu lãi thuần là 5.267.000

đồng/ha/năm.

Theo Chu Xuân Ái (2003) [2], Lê Đình Danh (2008) [4], khi trồng xen cây phân xanh trên đồi chè kiến thiết cơ bản và tận dụng chất xanh bón cho chè sẽ góp phần tăng năng suất chè và cải thiện được lý tính của đất. Trong những biện pháp giữ ẩm, biện pháp tủ ẩm bằng chất hữu cơ là biện pháp có hiệu quả nhất. Vì vậy, với những nương chè khi trồng mới, nên tiến hành trồng xen các loại cây phân xanh họđậu vừa có tác dụng cải tạo đất chống xói mòn vừa có một lượng chất hữu cơ đáng kể để tủ gốc chè giữ ẩm khi trồng mới và suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Phan Thanh Huyền và cs (2010) [6], nghiên cứu sau 3 năm đã tìm ra tổ

hợp phân bón: 300 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha/năm) là công thức bón phân cân đối, hợp lý, vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa tiết kiệm được phân bón, năng suất đạt 12,81 tấn chè búp tươi/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu

đồng. Nhu cầu về đạm của cây chè trên vùng đất nghiên cứu rất lớn, quyết

định rõ rệt đến năng suất chè và tình trạng thiếu đạm là một trong những yếu tố hạn chế của đất đỏ vàng trên đá sét ở Thái Nguyên. Việc bón N, P, K và S trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng chè.

Nguyễn Võ Linh và cs (2011) [8], khi nghiên cứu hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất trồng chè của 6 xã khu vực thành phố Thái Nguyên cho thấy các hàm lượng chất vi lượng đều thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.

Phan Thanh Huyền và cs (2011) [7], kết quả nghiên cứu bón bổ sung Mg và Bo cho chè Trung Du ở đại từ cho thấy, khi bón 25 kg Mg đã làm tăng

năng suất chè lên 8,19%. Bón Bo không làm tăng năng suất nhưng chất lượng chè được cải thiện, đặc biệt làm tăng hàm lượng axitamin trong chè.

Phan Thanh Huyền và cs (2011) [7], nghiên cứu một số tính chất vật lý của các loại đất trồng chè Thái Nguyên cho thấy: Dung trọng đất trồng chè tỉnh Thái Nguyên dao động từ 1,12-1,22g/cm3 thuộc phân cấp đất bị nén ít, đất có hàm lượng mùn trung bình. Loại đất đỏ vàng trên đá sét (fs) có kết cấu tốt, hệ số

cấu trúc trên 70% và hệ số phân tán trên 3%. Tương quan giữa độ ẩm đất trong mùa khô và năng suất chè thể hiện mối tương quan chặt với r=0,82.

Ipinmoroti và cộng sự (1999) [21], nghiên cứu các mức đạm bón từ 652 kg N, 326 kg N, 163 kg N/ha bón đơn lẻ và kết hợp phân chuồng cho chè. Kết quả cho thấy công thức bón 163 kg N kết hợp 4 tấn phân chuồng 1 ha cho năng suất cao nhất. Ở Nhật Bản từ những năm 1999 công nghệ bón phân cho cây trồng dựa trên nguyên tắc giảm bớt lượng phân vô cơ để đảm bảo chất lượng môi trường đã được ứng dụng rộng rãị Cây chè là cây trồng yêu cầu lượng lớn phân vô cơ nhất là phân đạm. Các nghiên cứu về bón phân đạm cho chè đã được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc cân bằng hàm lượng đạm trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)