Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng giống chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 67 - 110)

Chỉ tiêu Công thức Tổng thu (1000 đ) Tổng chi (1000 đ) Lãi thuần (1000) đ Tỷ lệ (%)

Bón phân chuồng + phân

NPK (đ/c) 173.400 104.354 69.046 100,00

Phân hữu cơ vi sinh

Sông Gianh + phân NPK 193.000 107.274 85.726 124,15 Bón phân hữu cơ NTT +

phân NPK 182.200 105.074 77.126 111,70

Qua số liệu bảng 3.14 sơ bộ hạch toán kinh tế cho thấy: phân hữu cơ

sinh học NTT và phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh không chỉ thay thế được phân chuồng bón cho chè mà còn làm tăng lãi thuần. Bón phân sinh học NTT làm tăng lãi thuần 11,7%, phân hữu cơ Sông Gianh tăng 24,15%.

3.3.3. nh hưởng ca t hp phân bón đến năng sut và cht lượng ging chè Kim Tuyên chè Kim Tuyên

Đối với giống chè Kim Tuyên, ngoài việc có thể chế biến chè xanh chất lượng cao, giống còn có khả năng làm nguyên liệu chế biến chè Ôlong. Chè Ôlong là sản phẩm chè có mùi hương đặc trưng, vị ngọt dịụ Nguyên liệu dùng để chế biến chè Ôlong có yêu cầu rất cao, ngoài việc có hương thơm đặc trưng của giống, vùng nguyên liệu chè phải được chăm sóc theo mô hình sản xuất chè an toàn với phương thức canh tác giảm hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón hóa học. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra có thể

(2009) [12], khi thay thế 80% lượng đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ cho giống chè LDP1 cho thấy mật độ búp chè tăng 27% so với đối chứng, chất lượng chè A+B

đạt 88,7%. Nguyễn Hữu Thọ và cs (2010) [15], khi sử dụng phân bón hữu cơ

cho chè Trung Du tại Tân Cương trong 7 năm cho thấy: hàm lượng các chất trong đất như mùn, đạm, lân, kali ở phương thức canh tác truyền thống có xu hướng giảm so với công thức canh tác hữu cơ. Tổ hợp phân bón gồm phân chuồng kết hợp với phân gà, nước đậu tương ngâm được nghiên cứu nhằm giảm tối đa lượng phân bón hóa học góp phần nâng cao chất lượng chè nguyên liệụ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất chè Kim Tuyên trình bày tại bảng 3.15.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của loại phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống chè Kim Tuyên

Chỉ tiêu Công thức Số lứa hái/năm (lứa) Mật độ búp (búp/m2) Khối lượng búp 1tôm 2 lá (g) Tỉ lệ bánh tẻ (%) Năng suất thực thu (tấn/ ha/ năm) Năng suất lý thuyết (tấn/ ha/năm) Bón phân chuồng + NPK(đ/c) 7 617,71 0,45 6,14 9,63 13,75 Phân chuồng + 5 tấn phân gà 7 577,21 0,44 8,61 8,21 11,73 Phân chuồng + tưới nước đậu tương ngâm 8 523,74 0,44 4,72 8,54 12,16 Cv (%) 5,90 1,4 LSD.05 1,17 5,12

Ghi chú: Các yếu tố cấu thành năng suất trong bảng tính trung bình trong 7 lứa hái ở công thức đối chứng và bón phân gà; 8 lứa với công thức tưới đậu tương ngâm.

Kết quả bảng 3.15 cho thấy, công thức bón phân chuồng kết hợp phân gà và nước đậu tương ngâm chè có trọng lượng búp nhỏ hơn so với bón phân NPK. Ở công thức bón phân chuồng kết hợp phân NPK, số lượng búp đạt trung bình 617,71 búp/m2. Tuy nhiên, ở hai công thức còn lại mật độ búp giảm chỉ còn từ 577,21 búp/m2 ở công thức bón phân chuồng kết hợp với 5 tấn phân gà và 523,74 búp/m2 vớicông thức bón phân chuồng kết hợp tưới nước đậu tương ngâm. Tỷ lệ bánh tẻ tại công thức tưới đậu tương giảm hơn so với bón phân chuồng kết hợp với NPK, số lứa hái trên công thức tưới đậu tương tăng thêm một lứạ Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm trình bày qua biểu đồ 3.8. 100 85.25 88.68 75 80 85 90 95 100 Năng suất (%) 1 2 3 Công thức thí nghiệm

Biu đồ 3.8. nh hưởng ca loi phân bón đến năng sut thc thu ca ging chè Kim Tuyên

Qua kết quả của bảng 3.15 và biểu đồ 3.8 cho thấy: Năng suất thực thu của chè tại công thức bón phân chuồng kết hợp với phân gà giảm hơn so với đối chứng, năng suất thực thu chỉ đạt 8,21 tấn/ha đạt 85,25% so với công thức bón phân thông thường, độ sai khác ởđộ tin cậy 95%. Công thức tưới đậu tương ngâm có năng suất đạt 8,54 tấn/ha bằng 88,68% so với công thức đối chứng.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của loại phân bón đến một số chỉ tiêu sinh hóa của giống chè Kim Tuyên

Chỉ tiêu Công thức Tanin (%) Chất hòa tan (%) Vitamin C (mg/100g) Đường khử (%) Cafein (%) Bón phân chuồng + NPK(đ/c) 23,64 34,67 178,63 5,67 3,32 Phân chuồng + 5 tấn phân gà 23,72 35,22 182,34 6,32 3,05 Phân chuồng + tưới nước đậu tương ngâm 22,19 37,28 197,64 7,45 2,98 Cv (%) 2,45 1,4 1,69 2,1 7,1 LSD.05 1,4 0,57 2,7 0,27 0,84

Theo kết quả phân tích sinh hóa ở bảng 3.16 cho thấy: Chè khi được tưới nước ngâm ủ từ đậu tương có một số chỉ tiêu sinh hóa cao hơn so với công thức đối chứng. Các chỉ tiêu như hàm lượng đường, vitamin C, chất hòa tan, đều tăng hơn so với công thức bón phân chuồng kết hợp phân NPK. Cụ

thể, hàm lượng tanin ở công thức tưới đậu tương là 22,19%, thấp hơn công thức bón phân chuồng + NPK là 1,45%, trong khi hàm lượng đường tăng hơn 1,78%. Cafein không có sai khác so với công thức đối chứng. Hàm lượng vitaminC cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.17. Sơ bộ hạch toán ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống chè Kim Tuyên

Chỉ tiêu Công thức Tổng thu (1000 đ) Tổng chi (1000 đ) Lãi thuần (1000) đ Tỷ lệ (%) Bón phân chuồng + NPK (đ/c) 192.600 103.194 89.406 100,00 Phân chuồng + 5 tấn phân gà 164.200 89.940 74.260 83,06

Phân chuồng + tưới nước đậu

tương ngâm 213.500 103.760 109.740 122,74

Sơ bộ hạch toán ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống chè Kim Tuyên cho thấy: Công thức bón phân gà kết hợp phân chuồng thu được lãi thuần là 74,26 triệu thấp hơn công thức đối chứng 15,146 triệu đồng. Công thức bón phân chuồng kết hợp tưới nước đậu tương ngâm tuy có năng suất giảm nhưng do giá bán chè cao hơn nên lãi thuần thu được tăng hơn công thức đối chứng 20,334 triệu đồng tương ứng với 22,74%. Đặc biệt, chúng ta cần lưu ý rằng tuy năng suất thấp hơn so với đối chứng (Bón phân chuồng kết hợp với NPK) nhưng một số chỉ tiêu chất lượng của chè Kim Tuyên ở các công thức bón thay thế NPK hóa học bằng phân gà và đậu tương cao hơn so với đối chứng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Kết quả điều tra cho thấy giống chè Kim Tuyên là một trong các giống chè đang được phát triển mạnh tại Thái Nguyên, giá bán chè Kim Tuyên khá cao và ổn định. Trong cơ cấu giống chè mới đang được trồng thì giống chè Kim Tuyên có diện tích 152,7 ha, chiếm 23,21% trong tổng số diện tích các giống đang trồng tại khu vực 9 xã nghiên cứụ

- Tình hình sử dụng phân bón cho giống chè Kim Tuyên tại các vùng trồng chè rất khác nhaụ Các vùng trồng chè thường có thói quen sử dụng phân hóa học vẫn phổ biến, chỉ có khu vực các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu là phổ

biến sử dụng phân hữu cơ sinh học thay thế cho phân hóa học. Trong đó phân hữu cơ Sông Gianh được các hộ lựa chọn sử dụng nhiều nhất, sau đó là phân hữu cơ sinh học NTT của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Kết quả phân tích tương quan cho thấy các yếu tố dinh dưỡng đất có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất chè với hệ số tương quan r = 0,81, độ tin cậy của phương trình đạt 95%. Xét về mặt ý nghĩa thì hàm lượng mùn có ý nghĩa nhất với hệ số tương quan đơn r = 0,76.

-Kết quả của phương trình tương quan cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng

đất có tương quan chặt với hàm lượng đường khử và vitamin C trong chè với

độ tin cậy đạt 95%, xét theo số thứ tự ưu tiên thì hàm lượng mùn có tương quan nhiều nhất với chất lượng chè với hệ số tương quan là 1,25 và 13,70,sau

đó là hàm lượng K20 dễ tiêụ

- Kết quả nghiên cứu phân bón cho thấy:

+ Phun phân qua lá cho chè đã không làm thay đổi chất lượng của chè so với công thức đối chứng. Hơn nữa, phun phân bón lá còn làm lãi thuần tăng từ 12,75 – 17,64% so với đối chứng.

+ Bón phân hữu cơ sinh học Sông Gianh, phân hữu cơ NTT chất lượng chè nguyên liệu tương đương so với bón phân chuồng. Năng suất chè của công thức bón phân Sông Gianh cao hơn đối chứng 11,1%, lãi thuần tăng 24,15%.

+Tổ hợp bón phân chuồng kết hợp với tưới nước đậu tương ngâm đã làm tăng chất lượng chè thành phẩm, lãi thuần thu được cho 1 ha chè tăng 22,74% so với quy trình bón phân thông thường.

2. Đề nghị

Nghiên cứu về một số yếu tố dinh dưỡng đất với giống chè Kim Tuyên mới được tiến hành một năm với một số lượng mẫu hạn chế, vì vậy cần có những nghiên cứu ở các năm tiếp theo để kết quả thu được đáng tin cậy hơn.

Tỷ lệ số hộ dân sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho giống chè Kim Tuyên còn thấp tại một số vùng như huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ do vậy cần có những mô hình khuyến cáo để người dân giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ nhằm cải tạo hàm lượng mùn cho đất dẫn đến tăng chất lượng chè.

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá, phân hữu cơ vi sinh, tổ hợp phân bón. Cùng với các biện pháp kỹ thuật như: phòng trừ

sâu bệnh hại, tưới nước cho chè vào mùa khô nhằm năng cao năng suất, chất lượng chè và làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống chè Kim Tuyên ở các vùng trồng chè của tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chu Xuân Ái (1999), "Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái,

điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè", Tạp chí nông công nghiệp thực phẩm 1999.

2. Chu Xuân Ái (2003), “Mối quan hệ giữa phân bón với lượng dinh dưỡng trong cây và năng suất chè", Trang công nghệ của Viện Nghiên cứu chè Việt Nam.

3. Phạm Văn Chương, Hoàng Quốc Chính, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Đức Thắng (2007), "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới xây dựng mô hình trồng chè năng suất và chất lượng cao ở Nghệ An", Trang 33-35, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006.

4. Lê Đình Danh (2008), Nghiên cứu tập đoàn cây che phủ đất, Báo cáo

nghiên cứu khoa học của Viện cây công nghiệp

5. Lê Đình Giang (2006), Một số kết quả khảo nghiệm, xây dựng mô hình 3 giống chè nhập nội Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, PT95 tại Phú Hộ, Trang 85- 90, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn

2001 – 2005.

6. Phan Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Văn Toàn2, Nguyễn Thế Đặng3, Nguyễn Tiến Sỹ4

(2010), Kết quả nghiên cứu bón phân thích hợp cho chè kinh doanh trên đất đỏ vàng tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học đất số 33, 2010.

7. Phan Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thế Đặng2, Nguyễn Tiến Sỹ3

(2011),

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Mg và Bo đến năng suất và chất lượng chè ở Thái Nguyên, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn

8. Nguyễn Võ Linh, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Bảo Châu, Nguyễn Văn Hưng, Hà Văn Định, Vũ Công Định, Nguyễn Xuân Đại (2011), Nghiên

cứu khả năng sản xuất của 6 xã vùng chè đặc sản Tân Cương và hướng phát triển chè an toàn của thành phố Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tháng 3/2011

9. Đặng Văn Minh (2003), Xác định các tiêu thức đánh giá đất chè trên cơ sở

nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất chè với yếu tố lý hoá tính của đất,

Trang 269-270, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003

10.Đặng Văn Minh (2004), Áp dụng hàm sản xuất cobb-douglas để đánh giá

ảnh hưởng của các yếu tố đất đai và đầu tư thâm canh tới năng suất chè,

Trang 496-497, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004

11.Đỗ Văn Ngọc (2005), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống chè chất lượng cao, Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chè.

12.Đỗ Văn Ngọc (2009), Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, Bộ NN&PTNT, Viện KHKTNLMN phía Bắc.

13.Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè sản xuất chế

biến và tiêu thụ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nộị

14.Nguyễn Văn Tạo (2005), Ảnh hưởng việc sử dụng các nguồn chất hữu cơđến năng suất, chất lượng chè, trang 20-22, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2005.

15.Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thế Đặng (2010), Ảnh hưởng của canh tác chè hữu cơ đến một số chỉ tiêu lý hóa đất và chất lượng chè tại xã Tân Cương, Thái Nguyên, Tạp chí NN &PTNT, số 11-2011.

16.Lê Văn Tri (2002), Hỏi - đáp về các chế phẩm điều hòa sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, NXB Nông nghiệp.

17.Nguyễn Xuân Trường (2005), Phân bón vi lượng và siêu vi lượng, Nhà

xuất bản Nông nghiệp.

18.Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Quy hoạch vùng chè đặc sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên theo hướng an toàn giai đoạn 2008-2020.

19.Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2011), Tình hình sản xuất và tiêu thị chè ở Thái Nguyên, Báo cáo tại hội thảo chè 2011 tại Thái Nguyên.

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

20. Horuz A, Korkmaz A (2006), Yield, Nitrogen content and Mineral Matter

comppsition

21.Ipinmoroti, R.R, Daniel, M.Ạ Obatalu, C.R. (1999), Effect of organo-

minaral fertilizer on tea growth at Kusuku, Mabilla Platetau, Nigeria, Moor

Journal of Agrricultural Research.

22. Lin Xinjiong;Guo Zhuan;Zhou Qinghui;Zhang Wenjin (1991), Effect of

Fertilizing on the Yield and Quality of Oolong Tea, Tea Research

Institute,Fujian Academ Agricultural Sciences,Fusan)

23.Lin Xinjiong;Guo Zhuan;Zhou Qinghui;Zhang Wenjin (Tea Research Institute,Fujian Academy of Agricultural Sciences,Fusan) (1991), Effect of Fertilizing on the Yield and Quality of Oolong Tea ISSN:1000-

369X.0.1991-02-003.

24.Lin, ỴS., Tsai, ỴJ., Tsay, J.S., & Lin, J.K. (2003), Factors Affecting

the Levels of Tea Polyphenols and Caffeine in Tea Leaves. Journal of

Agricultural and Food Chemistry, 51, 1864-1873.

25.Nonaka Kunihiko (2006), “Negative environment impact of nitrogen in tea

garden and the trend of technological development for reduction of it”, N Journal Hojo to Dojo, ISSN 0388 - 8002, page 112- 117, Pub.country Japan.

26.Sudoi V. (2001), “Nitrogen fertilization and yield losses of tea to red crevice

mite in the Eastern Highland of Kenya”, International Journal of Pest

27.Horticulture, Fujian Agriculture and Forestry University, Fuzhou Jinshan,

350002.

28.Venkatesan S.(2004), “Nitrate Reductase Activily in tea as influenced by

various levels Nitrogen and Potassium fertilizers”, Communications in Soil

science and plant Anlysis, Volume 35, december 2004, pages 1283 - 1291.

29. Weiss, D. J., & Anderton, C. R. (2003). Determination of catechins in

matcha green tea by micellar electrokinetic chromatographỵ Journal of

Chromatography A, 1011(1-2), 173-180.

30.Zhu Yong-xin, Chen Fu-xing, (2001), Effect of selenium spraying on green

tea quality, Journal of the Science of Food and Agriculture, Volume 81, Issue 14, pages 1387–1390, November 2001

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU CÁC THÍ NGHIỆM

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT THỰC THU

The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values ct 3 1 2 3 nlai 3 1 2 3 Number of observations 9

The SAS System The GLM Procedure

Dependent Variable: ns

Sum of

Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 3.44266667 0.86066667 3.19 0.1439 Error 4 1.08053333 0.27013333

Corrected Total 8 4.52320000

R-Square Coeff Var Root MSE ns Mean 0.761113 5.910654 0.519744 8.793333

Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất đất và phân bón đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại thái nguyên (Trang 67 - 110)