3 Thẩm định tính khả thi của dự án

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 68 - 82)

Trong những năm gần đây, Ngân hàng chủ yếu cho vay theo dự án. Dự án có tính khả thi hay không ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất lớn. Do đó, Thẩm định dự án đầu tƣ là khâu then chốt, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phán quyết tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng thẩm định trên tất cả các khía cạnh nội dung của dự án một cách cẩn trọng và tỷ mỷ, dự án là khả thi và hiệu quả, có khả năng hoàn trả nợ thì sẽ đƣợc Ngân hàng chấp nhận tài trợ vốn.

Để thẩm định tính khả thi của dự án đầu tƣ xin vay vốn, Agribank Hà Tĩnh đã tiến hành các bƣớc sau:

Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án vay vốn.

Xem xét sự phù hợp của dự án với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh, quy hoạch phát triển tổng thể ngành, quy hoạch xây dựng. Thẩm định các giấy tờ cơ sở pháp lý của dự án nhƣ: các quyết định về

61

việc thực hiện dự án, quyết định phê duyệt địa điểm công trình, bản thiết kế kỹ thuật dự án, các công văn, quyết định về nguồn tài chính thực hiện dự án, tổng dự toán đƣợc phê duyệt, biên bản đấu thầu…

Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

* Thị trƣờng đầu vào của dự án thì thẩm định các nội dung:

Hàng năm khách hàng cần một lƣợng nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất là bao nhiêu; Nguyên vật liệu trong nƣớc có đáp ứng đƣợc nhu cầu đó không; Có phải nhập khẩu nguyên vật liệu hay không và nhập khẩu khối lƣợng bao nhiêu;

Giá cả nguyên vật liệu nhƣ thế nào; Có biến động không; Giá nhập khẩu nguyên vật liệu so với giá trong nƣớc nhƣ thế nào;

Dự án có phƣơng án thay thế nguyên vật liệu không; Khi sử dụng nguyên vật liệu thay thế thì chất lƣợng sản phẩm sẽ nhƣ thế nào; Giá cả của nguyên vật liệu thay thế so với giá của nguyên vật liệu thƣờng dùng nhƣ thế nào; Có khả năng biến động giá hay không;

* Thẩm định thị trƣờng đầu ra Đánh giá về cung-cầu sản phẩm:

Xác định cầu thị trƣờng về sản phẩm, mức tiêu thụ sản phẩm hàng năm là bao nhiêu; Những đặc tính vƣợt trội, lợi thế của sản phẩm so với sản phẩm khác; Tính sôi động của thị trƣờng sản phẩm thay thế.

Đánh giá về cung sản phẩm nhƣ: Có bao nhiêu nhà sản xuất sản phẩm; Năng lực sản xuất của các nhà sản xuất trong nƣớc có đáp ứng đƣợc mức cầu của thị trƣờng hay không; Có sản phẩm nhập khẩu hay không;

Đánh giá về sản phẩm mà dự án định sản xuất: về chất lƣợng, phƣơng án quảng cáo, tiếp thị, ƣu thế về giá thành… Đánh giá thị trƣờng mục tiêu của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm,

62

Trên cơ sở đánh giá về cung-cầu sản phẩm, cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá sự hợp lý trong việc xác định khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ của khách hàng.

Phân tích kỹ thuật của dự án.

- Phân tích địa điểm xây dựng dự án:

Xem xét địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không; Có gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện, nƣớc, thị trƣờng tiêu thụ hay không; Có nằm trong quy hoạch hay không; Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hiện có của địa điểm đầu tƣ nhƣ thế nào;

Địa điểm đầu tƣ có ảnh hƣởng lớn đến vốn đầu tƣ của dự án cũng nhƣ ảnh hƣởng đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm. Do đó phải lựa chọn địa điểm xây dựng dự án thích hợp, tốt nhất lựa chọn địa điểm thuận lợi về mặt giao thông, gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào hoặc gần thị trƣờng tiêu thụ, nhƣ vậy sẽ làm giảm bớt chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh.

Quy mô sản xuất và tiêu thụ của dự án: Công suất thiết kế của dự án dự kiến là bao nhiêu; Có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trƣờng tiêu thụ hay không; Sản phẩm của dự án là sản phẩm đã có trên thị trƣờng hay là sản phẩm mới; Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm nhƣ thế nào?…

Thẩm định công nghệ kỹ thuật, thiết bị máy móc: Quy trình công nghệ có tiên tiến hay không; Ở mức độ nào của thế giới; Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tƣ nắm bắt và vận hành đƣợc công nghệ hay không; Xem xét đánh giá về số lƣợng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục, máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Giá cả thiết bị và phƣơng thức thanh toán có hợp lý hay không; Việc giao lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ dự án hay không;

63

Việc thẩm định máy móc, thiết bị tƣơng đối phức tạp và đòi hỏi phải hiểu biết trên nhiều phƣơng diện kỹ thuật. Do đó, cán bộ thẩm định cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật để có thể đánh giá cụ thể và chính xác hơn.

Quy mô giải pháp xây dựng, kiến trúc có phù hợp với dự án hay không; Có tận dụng đựơc cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có hay không; Cán bộ thẩm định cần phải xem xét có hạng mục nào cần đƣợc đầu tƣ mà chƣa đƣợc dự tính hay không; Có hạng mục nào chƣa cần thiết hoặc không cần thiết phải đầu tƣ hay không;Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị hay không;

Phân tích các tác động tới môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy: Các giải pháp về môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy đủ và phù hợp hay không; Đã có các biện pháp thích hợp nhằm xử lý chất thải và chống ô nhiễm môi trƣờng hiệu quả hay chƣa;

Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án.

Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án.

Đánh giá nguồn nhân lực của dự án: Số lao động, trình độ của lao động, kết cấu lao đông.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định tài chính dự án là khâu quan trọng nhất trong thẩm định dự án, cho biết dự án có lợi nhuận hay không, lợi nhuận cao hay thấp, có phù hợp với mức vốn đầu tƣ bỏ ra hay không.

Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào các số liệu của dự án, các chính sách hiện hành, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

64

Thẩm định về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Đánh giá sự thoả mãn nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, dự án tạo ra bao nhiêu việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, dự án góp phần tăng trƣởng cho kinh tế của Tỉnh Hà Tĩnh và cho đất nƣớc nhƣ thế nào?

Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

Căn cứ vào tính khả thi, hiệu quả của dự án, khả năng tài chính, uy tín của khách hàng mà ngân hàng có những biện pháp bảo đảm tiền vay cụ thể và thích hợp nhƣ: bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, khách hàng cầm cố, thế chấp tài sản…

Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay là việc xem xét, kiểm tra tình trạng tài sản thế chấp, các giấy tờ chứng minh quyền sở hƣu tài sản thế chấp, khả năng thu hồi nợ vay trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản đảm bảo.

Ví dụ khi thẩm định DAĐTthiết bộ đồng bộ lò nung sấy Tuynel của xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ xã Cẩm Hƣng, huyện Cẩm Xuyên. Cán bộ thẩm định đã tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án nhƣ sau:

Với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mục đích của đầu tƣ là nhằm nâng cao công suất và chất lƣợng sản phẩm gạch ngói nung các loại của xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ. Trong điều kiện công nghiệp hoá của các đơn vị cùng ngành sản xuất thì việc đầu tƣ mở rộng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm là một nhu cầu cần thiết. Đây là một bƣớc ngoặt đáng kể trong phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quyết định phê duyệt dự án khả thi của Uỷ ban nhân dân tĩnh Hà Tĩnh, doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tƣ đồng bộ dây chuyền lò nung tuynel (hệ 1) và đầu tƣ cải tạo dây chuyền cũ hệ EG5 (hệ 2) để nâng công suất lên 15 triệu viên năm[35, tr.42].

Tổng vốn đầu tƣ đƣợc duyệt là 6.690 triệu đồng +Xây lắp: 3.357 triệu đồng

65

+KTCB khác: 518 triệu đồng

Doanh nghiệp dự kiến thi công công trình hoàn thành vào tháng 6 năm 2013, và vay vốn ngân hàng để quyết toán đƣa công trình vào sử dụng.

Nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp là : Vốn vay ngân hàng 6.600 triệu đồng Vốn tự có 90 triệu đồng

*Thẩm định tình hình thực hiện đầu tư:

Dự án đƣợc chia làm hai phần chính : xây lắp và thiết bị.

Xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ đã thực hiện đầy đủ và chu đáo các quy định hiện hành trong quy chế quản lý xây dựng cơ bản của nhà nƣớc.

Phần đấu thầu: toàn bộ khối lƣợng công việc của dự án đƣợc chia làm 2 gói thầu theo quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Xây lắp: 3.414 triệu đồng Thiết bị: 2.815 triệu đồng

Sở kế hoạch và đầu tƣ Hà Tĩnh ra quyết định số 79/QĐ-CN ngày 8/12/2012 phê duyệt kết quả đấu thầu với đơn vị nhận thầu là : Công Ty Xây Dựng số 5 sở XD-Hà Tĩnh

Sở kế hoạch đầu tƣ Hà Tĩnh cũng ra quyết định số 08/QĐ-CN phê duyệt kết quả đấu thầu:

+ Mày đùn ép chân không ITALIA do Công ty XINCRATEIA đảm nhận cung cấp với giá là : 116.500 USD

+ Thiết bị lò nung và hầm sấy còn lại và hệ thống đo đếm nhiệt độ độ ẩm do Công ty cơ khí lắp đặt thiết bị chuyên ngành cung cấp với giá nhận thầu là : 190.417 triệu đồng.

+ Máy biến áp 560 KVA giao chủ đầu tƣ ký trực tiếp với ngành điện lực 140 triệu đã tiến hành ký hợp đồng với Công ty điện lực.

66

Nhƣ vậy doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các thủ tục chuẩn bị đầu tƣ và thủ tục đầu thầu theo đúng tinh thần của Nghị định 42, 43 CP của chính phủ ngày 16/7/96, hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

*Thẩm định tính khả thi của dự án: Sản phẩm của dự án bao gồm: Bảng 2.9: Các sản phẩm của dự án Tên sản phẩm Độ rỗng(%) Kích thƣớc(mm) 1.Gạch xây Gạch đặc loại A Gạch 02 lỗ dọc 30 220x105x60 Gạch cách âm các loại 35 : 40 220x105x60 2. Sản phẩm mỏng Gạch lá men 200x200x15 Gạch men rỗng 30 200x200x90 Ngói các loại

Nguồn: báo cáo tính khả thi về DAĐT của xí nghiệp

Địa điểm xây dựng: tại xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ. Nhìn chung địa điểm xây dựng có đƣờng giao thông thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm - trên trục đƣờng quốc lộ 1A

Công suất thiết kế:

Hệ máy 1: 13 triệu viên/năm Hệ máy 2: 5,6 triệu viên/năm

Nguyên liệu và nguồn cung cấp: nguyên liệu chính để sản xuất gạch là đất. Đất mua về sẽ qua thời gian ủ là từ 03 đến 06 tháng mới đƣợc đƣa vào sử dụng. Nguồn cung cấp đất chủ yếu từ lƣợng hiện có của xí nghiệp bao gồm:

+Từ mặt bằng hiện có của xí nghiệp: 74%

67

Nguyên liệu phụ nhƣ than xí nghiệp mua chủ yếu của Công ty khoáng sản than Hà Tĩnh Ngoài ra còn có nguyên liệu phụ trợ khác nhƣ điện nƣớc, dầu ủi...Nhìn chung nguồn nguyên liệu sẵn có tƣơng đối dồi dào, dễ mua và ít có biến động về giá cả.

Nguồn nhân lực: tổng số xí nghiệp có 132 ngƣời trong danh sách lƣơng. Hiện nay xí nghiệp đã tuyển thêm 60 công nhân lao động phổ thông. Số ngƣời này đang đƣợc xí nghiệp đào tạo tay nghề tại chỗ. Nguồn nhân lực đƣợc huy động chủ yếu tại địa phƣơng. Xí nghiệp dự tính số ngƣời cho dự án là 145 ngƣời. Trong đó bộ phận gián tiếp là 16 ngƣời, trực tiếp sản xuất là 129 ngƣời.

Thẩm định mặt sản phẩm thị trƣờng của dự án:

Sản phẩm của dự án bao gồm các sản phẩm gạch xây dựng và các sản phẩm gạch mỏng. Khi mùa mƣa đến lƣợng sản phẩm tiêu thụ có xu hƣớng tiêu thụ chậm sẽ gây ra hàng tồn kho lớn, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Để khắc phục nhƣợc điểm này doanh nghiệp đầu tƣ máy đùn ép chân không của ý để có thể đa dạng hoá sản phẩm với công suất lò vừa phải nằm trong khả năng tiêu thụ hiện có của doanh nghiệp.

Gạch là một nguyên vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Với nhu cầu ngày càng tăng về phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, khu nhà ở... thì việc tiêu thụ sản phẩm gạch chất lƣợng cao là khả quan trong tƣơng lai. Hiện tại Xí nghiệp có một lƣợng khách hàng truyền thống nhƣ Công ty xây dựng số 2, số 5, Công ty XD hạ tầng đô thị, Công ty XD dân dụng...thƣờng xuyên tiêu thụ đến 70% sản lƣợng sản phẩm. Theo ý kiến chủ quan của đơn vị thì doanh nghiệp có thể là bên cung cấp sản phẩm cho các đơn vị có nhu cầu của Sở. Ngoài ra doanh nghiệp còn bán lẻ, hoặc bán cho các đại lý tƣ nhân. Theo dự báo của Bộ XD thì nhu cầu xây dựng của thành phố cần từ 400-500 triệu viên/năm. Khả năng cung ứng gạch lò Tuynel trên địa bàn Thành Phố

68

Hà Tĩnh là 200 triệu viên chƣa kể các nguồn cung cấp từ các tỉnh lân cận nhƣ Quãng Bình ,Nghệ An. Với công suất 10 triệu viên/năm và có lợi thế về vị trí nên xí nghiệp có thuận lợi hơn trong tiêu thụ so với các xí nghiệp gạch khác cùng trong Sở nghiệp. Bên cạnh đó Sở XD còn có công văn chính thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ.

. Tóm lại thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của dự án là tƣơng đối vững chắc trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ và khả năng cung cấp cho các đại lý, tƣ nhân. tuy nhiên trong cơ chế thị trƣờng thì chất lƣợng sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định.

* Hiệu quả kinh tế của dự án:

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu:

Căn cứ thuyết minh nguồn đất và khả năng thực tế của xí nghiệp, tham khảo kết quả hội nghị đánh giá hiệu qủa đầu tƣ công nghệ sản xuất gạch ngói nung bằng lò Tuynel và định mức tiêu hao nguyên vật liệu của xí nghiệp gạch khác, so sánh với định mức tiêu hao của các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, Chi nhánh Cẩm Xuyên lấy tỷ lệ 74% đất khai thác tại chỗ với giá 8000đ/m3 , 26% đất mua ngoài với giá bình quân 15500đ/m3.

Chi phí của dự án đƣợc xác định nhƣ sau:

Bảng 2.10: Chi phí nguyên vật liệu

ĐVT: VNĐ Tính trên 1000 sản phẩm

Loại Tiêu hao Đơn giá Thành tiền

Đất sản xuất -m3 1,3 9.950 12.935

Than - kg 145 240 34.800

Điện - kw 3,5 810 30.375

Nguyên liệu phụ 2000

Cộng 80.110

Nguồn: báo cáo tính khả thi về DAĐT của xí nghiệp

Căn cứ theo quy định của nhà nƣớc và tình hình thực tế tại xí nghiệp, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định tại xí nghiệp đƣợc xác định nhƣ sau:

69

Bảng 2.11: Khấu hao tài sản cố định bình quân năm

Tên tài sản Nguyên giá Tỷ lệ trích Số khấu hao

Tài sản có 761.781.375 5.5% 42.000.000

Tài sản vay: Thiết bị 2.815.000.000 12.5% 351.875.000

Nhà xƣởng 3.357.000.000 10% 335.700.000

Cộng 729.575.000

Nguồn: báo cáo tính khả thi về DAĐT của xí nghiệp - Chi phí nhân công:

Với nguồn nhân lực dành cho dự án chi phí lƣơng của dự án đƣợc xác định bao gồm:

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)