CẬN LÂM SÀNG: 1.Nƣớc tiểu:

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị Nội khoa năm 2014 (Trang 65 - 69)

1. Nƣớc tiểu:

- Tỷ trọng nước tiểu 1,015 – 1,020. - Protein niệu <2 – 4g/ 24 giờ.

- Nước tiểu có hồng cầu, trụ hồng cầu. - Nồng độ Ure trong nước tiểu cao.

- Na+ trong nước tiểu thấp.

2. Máu:

- Ure, Creatinin tăng ( 50% trường hợp). - Vs 30 – 60 mm/ 1 giờ.

- Hct và protein máu giảm do tăng thể tích huyết tương.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nằm nghỉ tuyệt đối trong thời gian bệnh đang tiến triển nặng. 2. Hạn chế ăn đạm nếu Ure máu tăng.

3. Thuốc lợi tiểu:

Dùng nhóm Furosemid TM hoặc uống. 4. Thuốc hạ áp nếu THA trầm trọng:

- Clonidine: 0,2 – 2mg/ ngày. Đây là loại thuốc hạ áp kích thích alpha 2 giao cảm, không làm giảm độ lọc vi cầu thận.

- Prazosin: 3 – 7 mg/ ngày, viên 1 – 5mg là loại thuốc kháng alpha 1 giao cảm.

- Hoặc Methyldopa liều 0,5 – 1,5g/ ngày.

5. Kháng sinh: Nếu có bằng chứng nhiễm liên cầu trùng. - PNC G 2 triệu UI/ ngày, chia 2 lần TB ( test trước tiêm). - PNC V 500.000 UI x 4 lần/ ngày.

- Methicilline 4g/ ngày TB.

Hoặc Erythromycine: 1 – 1,5g/ ngày. Uống thời gian 7 – 10 ngày. 6. Nếu có suy tim:

Digoxin 0,25mg 1 viên/ ngày.

7. Lọc thận nhân tạo: nếu có thiểu niệu trầm trọng, kali máu cao.

NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU

I. LÂM SÀNG:

- Hội chứng bàng quang niệu đạo: đái buốt, đái dắt, đái khó, đái đục, đái máu.

- Hội chứng viêm thận, bể thận cấp: sốt, đau vùng hố sườn lưng một bên hoặc hai bên. Thường kèm đái buốt, đái dắt, đái đục, bạch cầu niệu nhiều, protein niệu.

- Hội chứng viêm thận, bể thận mãn: đau tức âm ỉ vùng hố sườn lưng, có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài, protein niệu, biến dạng đài bể thận qua xquang, siêu âm.

II. ĐIỀU TRỊ:

1. Loại bỏ yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu:

- Hàng ngày uống đủ nước, đảm bảo lưu lượng nước tiểu khoảng 1,5 – 2 lít/ ngày.

- Vệ sinh sinh dục, tiết niệu hàng ngày, dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Hạn chế sử dụng các thủ thuật đặc biệt là thông tiểu, soi bàng quang và phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối khi tiến hành thủ thuật.

- Loại bỏ sỏi đường niệu, sữa chữa các dị dạng đường niệu, cắt bao qui đầu.

2. Lựa chọn kháng sinh theo định hƣớng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với bệnh nhân viêm bàng quang cấp: - Uống nhiều nước trong ngày.

- Ciprofloxacin 0,5g sáng 1 viên, chiều 1 viên x 7 ngày (hoặc Ofloxacin, Norfloxacin).

Viêm thận, bể thận cấp:

- Peflacin 0,4g sáng 1 ống, chiều 1 ống x 5 ngày. Sau đó chuyển sang uống sáng 1 viên, chiều 1 viên x 7 ngày.

- Trường hợp nghi có nhiễm tụ cầu thì kết hợp thêm Augmentin. Viêm thận, bể thận mạn:

- Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin.

- Phải điều trị hai đợt, mỗi đợt 10 – 14 ngày, cách nhau 1 tuần. Viêm mủ niệu đạo do lậu cầu:

- Penicillin TB 3 triệu UI/ ngày x 3 lần/ ngày, trong 5 ngày. - Peflacin 0,4g uống sáng 1 viên, chiều 1 viên x 10 ngày.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị Nội khoa năm 2014 (Trang 65 - 69)