ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị Nội khoa năm 2014 (Trang 34 - 35)

II. TRIỆU CHỨNG – CHẨN ĐOÁN: 1.Lâm sàng:

ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

I. ĐẠI CƢƠNG:

Đái tháo đường ( ĐTĐ ) là một bệnh chuyển hóa với đặc trưng tăng glucose huyết. Glucose huyết gia tăng do sự tiết insulin bị thiếu hụt hoặc do insulin tác dụng kém hoặc do cả hai. Tăng glucose huyết mãn tính trong đái tháo đường dẫn đến những rối loạn chức năng và suy yếu nhiều cơ quang, đặc biệt nhất là mắt, thận, thấn kinh, tim và mạch máu.

II. XẾP LOẠI:

1. Đái tháo đƣờng type 1 ( tổn thương tế bào be6ta thường dẫn đền thiều hụt insulin tuyệt đối ).

2. Đái tháo đƣờng type 2 ( từ dạng đề kháng insulin là chủ yếu với thiếu hụt insulin tương đồi cho đến dạng chủ yếu do kém tiết insulin với đề kháng insulin ).

Sự phân loại ĐTĐ type 1, type 2 vẫn còn những khó khăn, nhất là những cơ sở y tế chưa thể xác định các loại kháng thể giúp xác định type 1.

III. CHẨN ĐOÁN:

ĐTĐ được chẩn đoán khi thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau:

- Glucose huyết tương lúc đói (ít nhất sau 8 giờ không ăn) ≥ 126mg/ dl (7mmol/ l) hoặc:

- Glucose huyết tương bất kì ≥ 200mg/ dl (11,1mmol/ l) kèm triệu chứng lâm sàng cổ điển: tiểu nhiều, uống nhiều, sút cân hoặc:

- Glucose huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (uống nhanh trong 5 phút 75g glucose hòa trong 200ml nước) ≥ 200mg/ dl (11,1mmol/ l).

Chẩn đoán chỉ được xác định với xét nghiệm lần thứ 2 (ngày sau) có kết quả thỏa mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn trên.

IV. ĐIỀU TRỊ:

1. Mục đích điều trị:

Nhằm làm giảm triệu chứng, bình thường chuyển hóa và ngăn ngừa biến chứng.

Yêu cầu điều trị: trị sồ glucose huyết cần đạt đến cho type 1 cũng như type 2. Glucose lúc đói từ 80 – 120 mg/dl. Khi đi ngủ 100-140mg/dl và HbA1c dưới 7 %.

2. Giáo dục bệnh nhân:

Điều trị ĐTĐ chỉ đạt kết quả tốt khi bệnh nhân hiểu biết về bệnh, thực hiện nghiêm túc chế độ điều trị, biết cách điều trị một cách căn bản, biết cảnh giác các tai biến nhất là các biến chứng cấp.

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị Nội khoa năm 2014 (Trang 34 - 35)