1. Dấu hiệu lâm sàng:
a. Dấu thần kinh thực vật:
Biểu hiện các triệu chứng như: tái da, đỗ mồ hôi, tê rần đầu chi, mạch nhanh, loạn nhịp tim, hồi hộp, lo âu, THA thoáng qua, cảm giác đói ăn, đau
thượng vị, buồn nôn, nôn. Kèm những dấu toàn thân như mệt mỏi vô cớ về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên các dấu trên thường xuất hiện không đầy đủ.
b. Dấu chứng do tổn thương tế bào não:
- Dấu chứng tâm thần rất đa dạng:
+ Bước đi loạng choạng, ngôn ngữ không mạch lạc, như người say, lẫn lộn, khóc cười vô cớ, mất trí nhớ, suy nghĩ khó khăn.
+ Khi thì kích động la hét, lời lẽ thô lỗ, chống đối với khám nghiệm. + Khi thì hoang tưởng ảo giác.
- Dấu chứng vận động rất thay đổi:
+ Cơn co giật kiểu động kinh toàn thân hoặc khu trú, không giảm với các thuốc chống co giật.
+ Liệt kiểu trung ương, vị trí đa dạng, bán thân hoặc một chi co cứng, dị cảm toàn thân hoặc đầu chi, rối loạn cảm giác khách quan hoặc rối loạn thị giác.
2. Dấu sinh học: Glucose máu <50mg ở nam và <40mg ở nữ.
- Chẩn đoán xác định: dựa vào các dấu chứng lâm sàng + dấu chứng
sinh học và điều trị giảm nhanh khi truyền đường.
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Hôn mê nhiễm toan ceton.
+ Hôn mê do các bệnh khác: hôn mê gan, hôn mê do suy thận. + Tai biến mạch máu não.
+ Các bệnh tâm thần kinh.
IV. ĐIỀU TRỊ:
- Bằng đường uống: nếu bệnh nhân còn ăn uống được, chỉ cần cho ăn
uống đường sớm.
- Bằng đường tiêm: 20 – 40ml glucose 30% TM. Sau đó tiếp tục truyền 200 – 300ml/ h đường 30%.
HẠ NATRI MÁU
I. ĐẠI CƢƠNG:
- Hạ natri máu là một bệnh lí thường gặp trong thực hành nội khoa. - Hạ natri máu được xác định khi tình trạng natri huyết tương <135
mmol/l.
- Đứng trước một trường hợp hạ natri máu người thầy thuốc phải xem xét kĩ bản chất của nó là gì, hạ natri này là thật hay giả. Vì một sự nhận định sai lầm sẽ dẫn đến hủy myelin thậm chí gây chết não.