II. Triệu chứng:
SỎI THẬN TIẾT NIỆU NHIỄM TRÙNG
I. NGUYÊN NHÂN:
- Do bẩm sinh: trào ngược bàng quang niệu quản, túi thừa hệ tiết niệu, thận đa nang, thận móng ngựa…
- Do mắc phải: chít hẹp đài thận, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh lí cổ bàng quang…
- Do rối loạn chuyển hóa gây ra sỏi canxi, sỏi uric, oxalat, cystin. - Do nhiễm khuẩn.
II. CHẨN ĐOÁN: 1. Lâm sàng: 1. Lâm sàng:
- Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, diễn tiến bệnh… - Triệu chứng toàn thân: sốt kèm rét run >390
C. - Triệu chứng cơ năng: Đau là triệu chứng điển hình. + Đau thận: đau thắt lưng, đau âm ỉ.
+ Đau niệu quản: cơn đau quặn thận lan xuống dưới kèm dấu hiệu về tiểu tiện.
+ Đau bàng quang: ít gặp, thường thành cơn kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng và rối loạn tiểu tiện, có thể lan xuống niệu đạo.
+ Đái máu.
+ Rối loạn tiểu tiện. + Dấu hiệu tắc nghẽn. - Triệu chứng thực thể:
+ Chạm thận, bập bềnh thận (+) hoặc ( - ). + Vỗ hông lưng (+) hoặc ( - ).
- CTM: BC tăng chủ yếu là đa nhân trung tính. - Protein niệu <1g/ 24 giờ.
- Tế bào niệu: HC, BC, có thể thấy cặn canxi, phosphate, urat… - Khi có nhiễm trùng, cấy vi khuẩn niệu ( + ).
- Siêu âm phát hiện sỏi, tình trạng ứ nước…
- Xquang bụng đứng không chuẩn bị có thể thấy sỏi cản quang. - Cấy máu.
III. ĐIỀU TRỊ:
- Kháng sinh: Acid Nalidixic 0,5g x 3 lần/ ngày. Hoặc Ofloxacin 0,2g (hoặc Ciprofloxacin 0,5g) x 2 lần/ ngày.
Nếu không đáp ứng:
Cefotaxim 1g x 3 lần TMC; Hoặc Ceftriaxone 1 – 2g/ ngày.
Nếu vi khuẩn kháng kháng sinh trên thì dùng nhóm Fluoroquinolon đường tĩnh mạch.
- Giảm đau: Alverin citrate 40mg 3 – 6 viên/ ngày. Hoặc Hyoscin N Butylbromid 20mg 1 – 3 ống/ ngày TB. - Hạ sốt, giảm đau: paracetamol 0,5g x 3 lần/ ngày. - Điều trị nguyên nhân.
IV. DỰ PHÒNG:
- Uống nhiều nước, 1,5 – 2 lít/ ngày.
- Điều trị triệt để các đợt nhiễm khuẩn, viêm thận bể thận. - Đối với sỏi canxi, hạn chế ăn thức ăn có nhiều canxi.