Nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ nổi tiếng được bảo hộ ở hầu hết các quốc gia để chống lại các dấu hiệu được coi là sao chép, mô phỏng hoặc biên dịch từ nhãn hiệu nổi tiếng với điều kiện là chúng có khả năng gây nhầm lẫn trong một bộ phận công chúng có liên quan. Các nhãn hiệu nổi tiếng thường được bảo hộ không phụ thuộc vào việc nó có được đăng ký hay không, đối với các hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ đã có danh tiếng riêng. Ở nhiều
quốc gia, với những điều kiện nhất định chúng cũng được bảo hộ cho cả những hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự. Cần lưu ý rằng, khi chưa có định nghĩa cụ thể được thừa nhận chung về khái niệm "nhãn hiệu nổi tiếng", thì các nước có thể tham khảo Khuyến nghị chung của WIPO về Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Nhiều quốc gia bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế theo Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN và Hiệp định TRIPS. Bởi vậy, không chỉ các công ty lớn, mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể có cơ hội tốt để tạo dựng đủ uy tín với khách hàng để nhãn hiệu của họ có thể được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và được bảo hộ không cần đăng ký. Tuy nhiên, vẫn nên tiến hành đăng ký, với lưu ý rằng nhiều quốc gia cung cấp một sự bảo hộ rộng đối với các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký chống lại hành vi làm lu mờ (Điều 16.3 Hiệp định TRIPS), nghĩa là làm giảm danh tiếng của nhãn hiệu do việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đó của người khác.
Bạn nên nhận ra thực tế rằng nhiều luật nhãn hiệu đơn thuần thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 16.3 Hiệp định TRIPS và chỉ bảo hộ các nhãn hiệu đã đăng ký nổi tiếng chỉ theo các điều kiện sau:
hàng hóa và dịch vụ mà nhãn hiệu khác sử dụng hoặc tìm kiếm sự bảo hộ không trùng hoặc tương tự với hàng hóa mà nhãn hiệu nổi tiếng đã được có danh tiếng
việc sử dụng nhãn hiệu khác sẽ biểu thị mối liên hệ giữa những hàng hóa này với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và
lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có thể bị thiệt hại bởi việc sử dụng đó.