CÁC DOANH NGHIỆP SME THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHƯ THẾ NÀO?

Một phần của tài liệu SỞ HỮU TRÍ TUỆ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP (Trang 83 - 85)

7. Bạn có một chính sách và chiến lược về SHTT cho doanh nghiệp của bạn hay không?

CÁC DOANH NGHIỆP SME THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHƯ THẾ NÀO?

NHƯ THẾ NÀO?

Việc tìm kiếm tư vấn sẽ luôn hữu ích và cần thiết một khi bạn phát hiện ra rằng có người đang xâm phạm quyền SHTT của bạn.

Nhằm tránh tiêu tốn nguồn lực tài chính và con người vốn hạn chế của doanh nghiệp cho các thủ tục chính thức, một khi bạn phát hiện được có người đang xâm phạm quyền SHTT của mình, trước hết bạn nên nghĩ tới phương án gửi một bức thư (thường là “thư yêu cầu dừng xâm phạm’’ tới người bị nghi ngờ xâm phạm thông báo về hành động của họ có khả năng gây xung đột với các quyền SHTT của doanh nghiệp (xác định chính xác phạm vi xung đột) và đề nghị thỏa thuận giải pháp.

Nên nhờ đến sự hỗ trợ của một luật sư khi viết “thư yêu cầu dừng xâm phạm’’ như vậy nhằm tránh bị người bị yêu cầu dừng đó kiện để phản đối rằng không có hoặc sắp xảy ra hành vi xâm phạm nào. Thủ tục này thường rất hiệu quả trong trường hợp xâm phạm không cố ý vì người xâm phạm trong hầu hết các trường hợp như vậy sẽ dừng các hành vi của mình hoặc đồng ý đàm phán hợp đồng chuyển giao quyền SHTT.

Khi bạn phải đối mặt với những hành vi cố ý xâm phạm, cụ thể là làm hàng giả và sao chép lậu, tốt nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của các cơ quan thực thi vây ráp bất ngờ tại cơ sở kinh doanh của người xâm phạm nhằm ngăn chặn và duy trì các chứng cứ liên quan đến hành vi bị nghi ngờ xâm phạm. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền buộc khai báo cho bạn về nhận dạng của bên thứ ba có liên quan trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ xâm phạm và các kênh phân phối của họ. Để ngăn chặn hiệu quả, theo yêu cầu của doanh nghiệp, các cơ quan tư pháp có thể ra lệnh tiêu huỷ hoặc loại bỏ hàng hóa xâm phạm ra khỏi các kênh thương mại mà không được bồi thường.

Nếu bạn cân nhắc khả năng tránh các thủ tục tại tòa án, bạn có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hoặc trung gian hòa giải (xem “Trọng tài và Trung gian hòa giải’’).

CÁC LIÊN KẾT VÀ TÀI LIỆU KHÁC

Intellectual Property Rights” (xem WIPO/IPR/JU/BEY/99/5B có ở dạng Adobe PDF)

http://docsonline.wto.org/gen_home.asp?language=1

Tra vấn liên kết này bạn có thể truy cập các tài liệu sau của WTO (ở đây “Thành viên” viết tắt cho Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, trong hầu hết trường hợp là tên quốc gia).

IP/N/6/(thành viên)/* (trả lời bảng liệt kê các vấn đề thực thi). IP/C/5 (thành viên thông báo cho các thành viên khác về nghĩa vụ thực thi của họ).

IP/Q4/(thành viên)/* (trả lời các câu hỏi liên quan đến thực thi do các nước thành viên đặt ra).

IP/N/1/(thành viên)/E/* (thông báo về các quy định về thực thi của các nước thành viên).

Tra vấn các liên kết về chuyển giao quyền SHTT quyền SHTT, bạn có thể thu thập các thông tin về chuyển giao quyền SHTT quyền SHTT. Khi xem xét cơ sở chuyển giao quyền SHTT, bạn có thể xem xét sự kết hợp các điều khoản quy định về giải quyết tranh chấp và thực thi giữa các bên.

Một phần của tài liệu SỞ HỮU TRÍ TUỆ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w