BẠN VỚI TƯ CÁCH LÀ CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ
Nếu công ty của bạn tham gia trực tiếp vào ngành với tên gọi là « công nghiệp bản quyền », ví dụ, tạo ra, xuất bản, ghi âm, phân phối hoặc bán các tác phẩm/sản phẩm đang đượng bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan, bạn cần phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn biết về các quyền đó của bạn và tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện, cấp phép sử dụng và thực thi các quyền đó. Nhưng thậm chí bạn không trực tiếp tham gia vào các ngành « công nghiệp bản quyền », doanh
nghiệp của bạn cũng có lúc tạo ra các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Các ấn phẩm của công ty, các cuốn sách nhỏ giới thiệu về công ty, trang tin điện tử/trang web, các quảng cáo trên TV, báo chí, các đoạn phim video quảng cáo/marketing, tất cả đều có thể được bảo hộ theo luật bản quyền. Kiểu gì cũng vậy, nếu bạn tin rằng doanh nghiệp của bạn đã tạo ra các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan và bạn muốn các tác phẩm đó sinh lợi tố đa cho công ty bạn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan bản quyền tác giả quốc gia của bạn, hoặc một luật sư về quyền tác giả. Bạn nên hỏi các câu hỏi sau đây để hiểu biết hơn về hệ thống bảo hộ quyền tác giả tại nước bạn:
Có tồn tại cơ quan đăng ký/nộp lưu bản quyền tác giả không? Theo quy tắc chung, việc bảo hộ quyền tác giả được thực hiện một cách tự động và không phụ thuộc vào việc đăng ký. Tuy nhiên, tại một số nước tồn tại hệ thống đăng ký/nộp lưu quyền tác giả và việc đăng ký sẽ là một lựa chọn thông minh/đúng đắn vì việc đăng ký đó có thể sẽ giúp bạn một cách đáng kể trong trường hợp có tranh chấp về chủ sở hữu quyền đối với tác phẩm đó.
Ai sở hữu các quyền đó? Chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm thường là người ban đầu sáng tạo ra hoặc tác giả của tác phẩm đó. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ đối quy tắc này. Tại một số nước, chẳng hạn các quyền về kinh tế đối với tác phẩm được bảo hộ theo bản quyền thường thuộc về chủ doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất, trong khi đó tại một số nước khác các quyền này được chuyển nhượng hoặc chuyển giao cho chủ doanh nghiệp/nhà sản xuất. Vì thế một lời khuyên tốt nhất là hãy tìm kiếm các quy định cụ thể đó tại nước của bạn.
Các quyền của tôi là gì? Các độc quyền tảo cho tác giả và chủ thể quyền theo luật bản quyền quốc gia rất khác nhau giữa nước này với nước khác. Tuy nhiên, các độc quyền này thường bao gồm, ví dụ, quyền nhân bản (quyền làm thành nhiều bản), quyền biểu diễn công chúng, quyền phát sóng, và quyền sửa chữa/phỏng theo. Ngày càng nhièu nước cũng còn quy định các quyền khác của chủ thể quyền như quyền liên quan đến việc phân phối các tác phẩm của họ trên internet cũng như quyền bảo vệ chống lại việc né tránh việc bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ. Vì vậy, nên tìm hiểu xem những quyền nào được quy định trong luật bản quyền quốc gia để doanh nghiệp của bạn có thể hưởng lợi tối đa từ việc bảo hộ quyền tác giả vàq uyền liên quan. Để tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp các
tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bạn cũng cần ghi nhớ rằng các quyền kinh tế dành cho tác giả chỉ có hiệu lực trong thời hạn, theo các hiệp ước của WIPO, 50 năm sau khi tác giả qua đời. Một thời hạn dài hơn có thể quy định ở cấp độ quốc gia.Các tổ chức quản lý tập thể thường có thể cung cấp các thông tin thích hợp về vấn đề này. Cũng nên nhớ rằng việc bảo hộ quyền tác giả thường bao gồm cả quyền tinh thần/quyền nhân thân tức là quyền được đứng tên tác giả của một tác phẩm và quyền phản đối các thay đổi trong tác phẩm làm tổn hại đến uy tín của tác giả/người sáng tạo.