Các sản phẩm có chứa hoạt chất từ gừng và tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết lập công thức cho sản phẩm tan mỡ dạng lotion có hoạt chất từ gừng (zingiber officinale roscoe) và tiêu (piper nigrum l.) (Trang 47)

Sản phẩm Thành phần và công dụng

Kem tan mỡ HOT gồm các thành phần chủ yếu: tinh dầu ớt, tinh dầu gừng, tinh dầu tiêu, sáp ong tự nhiên, chiết xuất tảo biển

Tác dụng kích thích tuần hoàn máu tại những nơi tích mỡ, làm nóng liên tục giúp đốt mỡ và thải hồi mỡ qua đƣờng mồ hôi và nƣớc. Đồng thời, kem còn có tác dụng dƣỡng ẩm, làm mịn da.

Kem tan mỡ JADA gồm các chất chính sau: gừng, ớt, bạc hà , rau má, trà xanh, trái garcinia atroviridis.

Công dụng:

- Làm giảm những vùng mỡ có lƣợng tế bào mỡ tập trung cao nhƣ: hông, đùi,bắp tay hay vòng eo … và da sần vỏ cam. - Sản phẩm cũng chứa những tính năng ƣu việt giúp da phục hồi tính đàn hồi làm da trở nên săn chắc và mƣợt mà.

Kem tan mỡ 3Days of Mỹ gồm các thành phần nhƣ: gừng, lô hội, chè xanh, vitamin tổng hợp.

Với sức nóng của gừng 3Days làm tan các túi mỡ thừa dƣới da ở vai, đùi, mông, bụng. Các hạt mỡ tan ra đào thải ra ngoài cơ thể theo đƣờng mồ hôi và nƣớc tiểu.

ELANCYL là sản phẩm tan mới chứa các hoạt chất: Xanthoxyline (hồ tiêu) cafeine, acid cafeine carboxylic phloridzine (cành táo non), piloselle (cúc tai chuột), acid salicylic.

Công dụng: gấp đôi tác dụng chống tích tụ mỡ, kích thích ly giải và đào thải mỡ theo nhịp sinh học của cơ thể, mang lại làn da mịn màng, săn chắc, giảm tình trạng da vỏ cam ở những vùng mô tụ mỡ.

PHẦN 2

THỰC NGHIỆM

Nghiên cứu thiết lập công thức cho sản phẩm tan mỡ dạng lotion có hoạt chất từ Gừng (Zingiber officinale Roscoe) và Tiêu (Piper nigrum L.)

CHƢƠNG 5

PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

Địa điểm và thời gian thực hiện

Địa điểm: Phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa học - Bộ môn Công nghệ Hóa học - Khoa Công nghệ, Phòng thí nghiệm Sinh Kỹ Thuật Môi Trƣờng - Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trƣờng - Khoa Môi Trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên - Trƣờng Đại học Cần Thơ. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2012 đến ngày 04/2012

1 Thiết bị và hóa chất 1.1 Thiết bị

- Máy sắc kí khí ghép phối phổ GC-MS - Cân sấy ẩm SARTORIUS.

- Cân 4 số SARTORIUS. - Microburette.

- Máy quang phổ UV – Vis. - Bộ đo tỷ trọng thủy tinh. - Buồng đếm hồng cầu.

- Tủ ủ vi sinh (model BE 500 và model BE 600). - Bộ chƣng cất CLEVENGER 2 lít cho tinh dầu nhẹ.

- Lò vi sóng gia dụng SANYO FAN ASSISTED OVEN – 1200W. - Máy cô quay chân không HEIDOLPH VV2000.

- Khúc xạ kế – GERMANY HR901. - Máy xay sinh tố PANASONIC. - Bình chiết.

- Tủ cấy vô trùng JISICO.

- Máy khử trùng nhiệt ƣớt HIRAYAMA. - Kính hiển vi OLYMPUS CH20.

- Máy khuấy cơ Velp – Model DLH - Bể điều nhiệt Cole – parmer) - Máy cô quay chân không - Bộ chiết Soxhlet

- Máy ly tâm Hettich

- Máy đo độ nhớt Brookfield DV – II + - Máy đo cỡ hạt Microtrac S3500 - Máy quang phổ UV – VIS Thermo

1.2 Hóa chất

- Ethanol 99.9%, 96% - Coliform agar (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Potato destrose agar

- Kanamycin esculin azide agar - Nƣớc Javel

- Dung dịch acid acetic 0.5% - Glycerine

- Nƣớc cất - Diethyl ether

- Dimethyl Sulfoxide (DMSO)

- 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) - Hydrochloric acid chuẩn (HCl 0.1 N) - Sodium sulphatekhan (Na2SO4)

- Phenolphtaleine 2 g/L trong ethanol 95% - Potassium hydroxidechuẩn (KOH 0.1N) - Cetyl alcohol - Glycerine - Stearic Acid - Xanthangum - Glycerin monostearate (GMS) - Vitamin E - Tween 80 - Methyl parabene

- Isopropyl myristate (IPM) - Propyl parabene

- Vaseline - Nƣớc cất

- Sodium laureth sulfate (SLES) - EDTA

2 Các bƣớc thực hiện 2.1 Xử lý nguyên liệu 2.1 Xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu là củ gừng và hạt tiêu đƣợc thu mua tại chợ Cần Thơ - Tp Cần Thơ. Nguyên liệu đƣợc rửa sạch, loại bỏ phần hƣ, đem cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.

2.2 Chƣng cất tinh dầu và cao chiết Quy trình thực hiện: Quy trình thực hiện:

Hình 5.1 Quy trình thực hiện

2.2.1 Chƣng cất tinh dầu bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc cổ điển

a) Khảo sát lượng tinh dầu theo thời gian chưng cất

Gừng: cho 500g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 1000ml, thêm 500ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong khoảng thời gian 1.5 giờ, 2 giờ, 2.5 giờ, 3 giờ, 3.5 giờ, 4 giờ, 4.5 giờ, 5 giờ và 6 giờ.

Khảo sát hoạt tính sinh học

- Trích bằng EtOH - - Loại dung môi

Chưng cất

Nguyên liệu

Tinh dầu tiêu Bã gừng

Bã Cao G Sắc ký cột Khảo sát chỉ số hóa lý Phối chế lotion tan mỡ Sản phẩm tan mỡ dạng lotion Chất tinh khiết Kết tinh Khảo sát 7

thông số tối ưu

Tinh dầu gừng Bã tiêu

Khảo sát thành phần hóa học

Tiêu: cho 300g nguyên liệu đã đƣợc xay nhuyễn vào bình cầu 1000ml, thêm 600ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong khoảng thời gian 1.5 giờ, 2 giờ, 2.5 giờ, 3 giờ, 3.5 giờ, 4 giờ, 4.5 giờ, 5 giờ và 6 giờ.

Chọn thời gian thích hợp sao cho lƣợng tinh dầu thu đƣợc nhiều nhất.

b) Khảo sát lượng tinh dầu theo nhiệt độ làm lạnh

Gừng: cho 500g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 1000ml, thêm 500ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong khoảng thời gian ở thí nghiệm (a), khảo sát nhiệt độ làm lạnh ở 20oC, 14oC, 4oC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu: cho 300g nguyên liệu đã đƣợc xay nhuyễn vào bình cầu 1000ml, thêm 600ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong khoảng thời gian ở thí nghiệm (a), khảo sát nhiệt độ làm lạnh ở 20oC, 14oC, 4oC.

Chọn nhiệt độ làm lạnh sao cho lƣợng tinh dầu thu đƣợc nhiều nhất.

2.2.2 Phƣơng pháp chƣng cất hơi nƣớc có sự hỗ trợ của vi sóng

a) Khảo sát tinh dầu theo nhiệt độ làm lạnh

Gừng: Cho 500g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 2000ml, thêm 500ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong 20 phút, công suất 450W, khảo sát nhiệt độ làm lạnh ở 20oC, 14oC, 4oC.

Tiêu: Cho 300g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 2000ml, thêm 300ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong 20 phút, công suất 450W, khảo sát nhiệt độ làm lạnh ở 20oC, 14oC, 4oC.

Chọn nhiệt độ làm lạnh sao cho lƣợng tinh dầu thu đƣợc nhiều nhất

b) Khảo sát tinh dầu theo công suất chiếu xạ

Gừng: Cho 500g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 2000ml, thêm 500ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong 20 phút, nhiệt độ làm lạnh đƣợc chọn ở thí nghiệm (a), công suất khảo sát là 80W, 150W, 300W, 450W, 750W và 900W.

Tiêu: Cho 300g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 2000ml, thêm 300ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong 20 phút, nhiệt độ làm lạnh đƣợc chọn ở thí nghiệm (a), công suất khảo sát là 80W, 150W, 300W, 450W, 750W và 900W.

Chọn công suất thích hợp sao cho lƣợng tinh dầu thu đƣợc nhiều nhất.

c) Khảo sát tinh dầu theo thời gian chưng cất

Gừng: Cho 500g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 2000ml, thêm 500ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong khoảng thời gian 20 phút, 25 phút, 30 phút, 35 phút, 40 phút và 45 phút với công suất đƣợc chọn ở thí nghiệm (b), nhiệt độ làm lạnh ở thí nghiệm (a).

Tiêu: Cho 300g nguyên liệu đã xay nhuyễn vào bình cầu 2000ml, thêm 300ml nƣớc cất, tiến hành chƣng cất trong khoảng thời gian 20 phút, 25 phút, 30 phút, 35 phút, 40

phút và 45 phút với công suất đƣợc chọn ở thí nghiệm (b), nhiệt độ làm lạnh ở thí nghiệm (a).

Chọn thời gian chƣng cất thích hợp sao cho lƣợng tinh dầu thu đƣợc nhiều nhất.

d) Khảo sát tinh dầu trong trường hợp không dùng nước

Hai mẫu nguyên liệu đƣợc tiến hành với các thông số đƣợc chọn ở các thí nghiệm (a), (b) và (c), không cần thêm nƣớc. So sánh lƣợng tinh dầu thu đƣợc với trƣờng hợp có dùng nƣớc.

2.3 Khảo sát các chỉ số hóa lý của tinh dầu Tiêu và tinh dầu Gừng 2.3.1 Cảm quan 2.3.1 Cảm quan

Dùng phƣơng pháp cảm quan để nhận xét màu sắc, mùi vị của tinh dầu.

2.3.2 Tỷ trọng

Tỷ trọng của tinh dầu ở 20o

C (d20

20) là tỷ số của khối lƣợng tinh dầu ở 20oC với khối lƣợng của cùng thể tích nƣớc cất cũng ở 20o C. Chuẩn bị: - Nƣớc cất đã đƣa về nhiệt độ 20o C. - Dung dịch thử đã đƣa về 20o C.

- Picnomet đã đƣợc vệ sinh sạch và khô hoàn toàn.

Cách xác định:

- Trƣớc tiên rửa sạch bình tỷ trọng, tráng kỹ lại bằng aceton hoặc ethanol, sấy thật khô, để nguội, cân khối lƣợng của picnomet rỗng (m0).

- Đổ đầy nƣớc cất vào picnomet. Đậy nắp và lau khô phần nƣớc tràn ra từ ống dẫn cân bằng trên nắp của picnomet. Lau khô toàn bộ bên ngoài picnomet.

- Cân khối lƣợng của picnomet và nƣớc cất trên cân phân tích 4 số (m1).

- Đổ đầy mẫu thử tinh dầu vào picnomet sử dụng để cân nƣớc cất đã đƣợc vệ sinh và làm khô. Đậy nắp và lau khô phần mẫu thử tràn ra từ ống dẫn cân bằng trên nắp của picnomet. Lau khô toàn bộ bên ngoài picnomet. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cân khối lƣợng của picnomet và mẫu thử tinh dầu trên cân phân tích 4 số (m2). Tỉ trọng của tinh dầu đƣợc xác định theo công thức :

d20 20 = 0 1 0 2 m m m m   Trong đó: m0: khối lƣợng tỷ trọng kế rỗng (g) m1: khối lƣợng tỷ trọng kế và nƣớc cất (g) m2: khối lƣợng tỷ trọng kế và tinh dầu (g)

2.3.3 Chỉ số acid (IA)

Chỉ số acid (IA, indice d’acide) là số mg KOH cần thiết để trung hòa các acid tự do có trong 1g tinh dầu.

KOH trung hòa các acid tự do trong tinh dầu theo phản ứng:

RCOOH + KOH RCOOK + H2O

Chuẩn bị:

- Chuẩn bị chất chỉ thị màu: dung dịch phenolphtalein 2 g/l trong ethanol 95%.

Cách xác định:

- Cho khoảng 2g ± 0.05g tinh dầu vào erlen 125 mL, thêm 5 mL ethanol, 1 giọt dung dịch phenolphtalein. Thực hiện việc chuẩn độ bằng cách nhỏ từ từ dung dịch KOH 0.1 N từ microburette vào erlen để trung hòa acid tự do có trong tinh dầu cho đến khi dung dịch vừa xuất hiện màu hồng.

Nếu thể tích KOH sử dụng dƣới 3ml, làm lại thí nghiệm với một lƣợng tinh dầu nhiều hơn.

- Ghi nhận khối lƣợng tinh dầu (mtd) và thể tích dung dịch KOH 0.1 N (VKOH) trong etanol để chuẩn độ. Chỉ số acid đƣợc tính theo công thức:

KOH td

V m IA 5.61 mtd: khối lƣợng tinh dầu (g)

VKOH: thể tích dung dịch KOH (ml)

2.3.4 Chỉ số savon hóa (IS)

Chỉ số savon hóa (IS, indice de saponification) là số mg KOH cần thiết để tác dụng với tất cả các acid tự do và acid kết hợp dƣới dạng ester có trong 1g tinh dầu.

Quá trình savon hóa tinh dầu bao gồm:

KOH trung hòa các acid tự do: KOH + RCOOH RCOOK + H2O và KOH xà phòng hóa các ester: KOH + R1COOR2 R1COOK + R2OH

- Cho khoảng 2 ± 0.05g tinh dầu vào bình cầu cổ nhám 100 mL, thêm 20 mL KOH 0.1 N trong etanol, đun hoàn lƣu trong 2 giờ để savon hóa ester và trung hòa acid tự do có trong mẫu. Để nguội, thêm vài giọt phenolphthaleine.

- Thực hiện việc chuẩn độ bằng cách cho từ từ từng giọt dung dịch HCl 0.1 N từ microburette vào bình cầu để trung hòa lƣợng KOH còn dƣ đến khi dung dịch mất màu hồng. Thực hiện phép đo 3 lần. Ghi nhận khối lƣợng tinh dầu mtd và thể tích V1 dung dịch HCl 0.1 N dùng để chuẩn độ. Thực hiện tƣơng tự với mẫu trắng là 2 ± 0.05g nƣớc cất, ghi nhận thể tích V0 dung dịch HCl 0.1N dùng để chuẩn độ.

- Chỉ số savon hóa đƣợc tính theo công thức:  0 1 28.05 td IS V V m   

Trong đó: V0: thể tích dung dịch HCl 0.1N dùng để chuẩn mẫu trắng. V1: thể tích dung dịch HCl 0.1 N dùng để chuẩn mẫu tinh dầu.

2.3.5 Chỉ số ester (IE)

Chỉ số ester (IE, indice d’ester) là số mg KOH cần thiết để trung hòa lƣợng acid phóng thích ra khi thủy giải các ester có trong 1g tinh dầu.

Cách xác định:

Chỉ số ester của tinh dầu là hiệu số giữa chỉ số savon hóa và chỉ số acid. IE = IS – IA

2.4 Khảo sát thành phần hóa học

Thành phần hóa học của tinh dầu đƣợc xác định bằng phƣơng pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS).

Cách xác định đƣợc tiến hành tại Công ty TNHH MTV Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ – Trung tâm Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ, số 112A Lƣơng Thế Vinh – Phƣờng Tân Thới Hòa – Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sắc ký cột đƣợc thực hiện trên cột sắc ký 3 x 40 cm, pha tĩnh silica gel Merck, Germany

Bản mỏng đƣợc dùng là bản nhôm silica gel 60F254 tráng sẵn, kích thƣớc 20 x 20 cm, độ dày lớp hấp phụ 2,2 mm của hãng Merck, Germany.

2.5 Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu gừng và tiêu 2.5.1 Hoạt tính kháng oxy hóa 2.5.1 Hoạt tính kháng oxy hóa

Hoạt tính kháng oxy hóa đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp DPPH, tại phòng thí nghiệm Hóa Hữu cơ - Khoa Công Nghệ - Trƣờng đại học Cần Thơ.

DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) là gốc tự do bền, màu tím. Khi gặp các chất có khả năng cho H, chuyển về dạng khử có màu vàng nhạt. Đo độ hấp thu của mẫu thử ở bƣớc sóng 517 nm để xác định đƣợc % ức chế. N NO2 NO2 O2N N NH NO2 NO2 O2N N + RH + R 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazine

Để khảo sát khả năng kháng oxy hóa, ngƣời ta dùng thuật ngữ: % ức chế Q và Q đƣợc tính theo công thức: 100 A A A Q 0 c 0  

Trong đó: A0: độ hấp thu của DPPH khi không có mẫu (trắng mẫu). Ac: độ hấp thu của dung dịch phản ứng.

Cách xác định:

- Hòa tan tinh dầu trong DMSO ở nồng độ: 500 µg/mL. - DPPH hòa tan trong dung môi ethanol ở nồng độ 250 µM.

- Cho 8 mL dung dịch DPPH nồng độ 250 µM phản ứng với 2 mL dung dịch tinh dầu nồng độ 500 µg/mL.

- Dung dịch đƣợc lắc đều, thực hiện phản ứng ở điều kiện nhiệt độ phòng trong thời gian 30 phút, đem mẫu đo độ hấp thu ở bƣớc sóng 517 nm. Đo ở 2 lần lặp lại.

- Độ hấp thu đo trên máy Quang phổ UV – Vis. - Tính % ức chế Q theo công thức trên.

2.5.2 Hoạt tính kháng vi sinh vật [5]

a. Vi sinh vật thử nghiệm

1. Staphylococcus aureus ATCC 25923: là vi khuẩn Gram (+), hiếu khí hay kị khí tùy nghi, có hình cầu, tụ thành chùm, đôi khi từng đôi hay từng tế bào đơn. Loài này sản sinh một số loại độc tố đƣờng ruột bền nhiệt, chúng không bị phân hủy khi đun ở 100oC trong khoảng 30 phút, gây các triệu chứng lâm sàng nhƣ tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, Staphylococcus aureus còn có thể xâm nhập vào da và niêm mạc, gây viêm loét da hay nội quan, nhiễm trùng máu. Sự nhiễm trùng xảy ra ở những cơ thể có sức đề kháng kém nhƣ ngƣời già yếu, trẻ còn bú hay ngƣời đang mắc bệnh tiểu đƣờng.

2. Bacillus subtilis ATCC 25923: là vi khuẩn Gram (+), thông thƣờng có trong tự nhiên, đƣợc sử dụng để khảo sát hoạt lực của các chất kháng sinh. Trong thực tế, vi khuẩn này vẫn có thể gây bệnh nhƣ nhiễm khuẩn huyết, ngộ độc thực phẩm.

3. Escherichia coli ATCC 25922: là vi khuẩn Gram (-), bình thƣờng có trong phân ngƣời khỏe mạnh và có khả năng gây tiêu chảy mãn tính hay cấp tính, nhất là ở trẻ em.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết lập công thức cho sản phẩm tan mỡ dạng lotion có hoạt chất từ gừng (zingiber officinale roscoe) và tiêu (piper nigrum l.) (Trang 47)