Thực hành xác định cách xưng hô khi kể chuyện bằng lời của nhân vật

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 32 - 34)

3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên

2.1. Thực hành xác định cách xưng hô khi kể chuyện bằng lời của nhân vật

Kể chuyện trong chương trình tiểu học, có dạng đề yêu cầu chuyển từ ngôi thứ ba (tác giả - ước lệ) sang ngôi thứ nhất (tôi) và ngược lại, chuyển từ

ngôi nhất sang ngôi ba (ví dụ, câu chuyện Ai có lỗi, vốn được kể bằng lời của

nhân vật En ri cô. Nhiệm vụ trong tiết kể chuyện là: Kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai có lỗi bằng lời của em). Kể bằng lời của nhân vật có thể có những lựa chọn khác nhau, bởi vì trong câu chuyện, có bao nhiêu nhân vật sẽ có bấy nhiêu sự lựa chọn. Mỗi nhân vật đứng ra kể chuyện sẽ dẫn tới điểm nhìn câu chuyện khác nhau và không gian nghệ thuật cũng có sự khác nhau. Khi kể chuyện bằng lời của nhân vật, điều đầu tiên phải xác định là đại từ xưng hô gồm xưng hô của nhân vật kể chuyện và xưng hô của nhân vật kể chuyện với các nhân vật khác. Nếu câu chuyện đang được kể ở ngôi thứ ba, chuyển sang

kể ở ngôi thứ nhất dưới hình thức “mượn lời” một nhân vật nào đó trong chuyện, thì nhân vật kể (người kể) có thể xưng: tôi, mình, tớ, em.. và “hô” gọi

các nhân vật khác là: Anh ấy, bà, chị, nó… tùy thuộc vào vị thế của mình và mối quan hệ (tình cảm hay không tình cảm) đối với các nhân vật khác.

Ví dụ 1: Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già (Tiếng Việt 3, tập 1,

trang 63) theo lời một em nhỏ. Có thể kể như sau:

“Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, chúng tôi ra về”.

“Bỗng chúng tôi dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ ưu sầu”.

Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Tôi hỏi…

Ví dụ 2: Kể lại câu chuyện Người đi săn và con vượn (Tiếng Việt 3, tập

2, trang 114) theo lời bác thợ săn. Có thể kể như sau:

“Tôi là người săn bắt rất tài. Nếu con thú nào không may gặp tôi thì hôm ấy coi như ngày tận số”.

“Một hôm, tôi xách nỏ vào rừng. Tôi thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá, tôi nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ…”

Kể theo lời của nhân vật có hai trường hợp:

- Nếu trong văn bản truyện được kể bằng ngôi ba thì khi kể phải chuyển thành ngôi thứ nhất, tức mượn lời của một nhân vật nào đó trong truyện để kể lại.

- Nếu trong văn bản truyện đã được kể bằng ngôi thứ nhất thì khi kể có thể theo lời nhân vật ấy hoặc chọn lời các nhân vật khác để kể.

Kể chuyện bằng lời của nhân vật, học sinh phải biết mở đầu câu chuyện bằng lời tự giới thiệu về nhân vật mình đóng vai và biết thay đổi tình tiết câu chuyện. Các em phải biết tưởng tượng, có thể tự thêm chi tiết và biết kết thúc câu chuyện sao cho hấp dẫn. Các em phải biết kể chuyện tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện, biết sáng tạo lời kể.

Kể bằng lời của nhân vật là kể theo ngôi thứ nhất. Người kể xuất hiện

trong ngôi thứ nhất hiểu rõ câu chuyện diễn ra và thường xưng “tôi” hay “chúng tôi”. Những câu chuyện kể theo ngôi thư nhất là kể chuyện của chính

mình, kể những gì xảy đến với mình hoặc xa hơn một chút thì là chuyện mà mình chứng kiến và ít nhiều mình có tham gia. Kể theo ngôi thứ nhất (dùng

- Tôi là người chứng kiến: “Tôi” xuất hiện chỉ là để chứng thực việc này là có thực, “tôi” tận mắt trông thấy và đương nhiên chuyện đó có liên quan tới “tôi” và “tôi” kể lại.

- Tôi là nhân vật phụ: “Tôi” đã tham gia vào câu chuyện và trở thành nhân vật không thể thiếu trong câu chuyện, nhưng sự tham gia của “tôi” rất nhỏ, chỉ là “phụ giúp” cho câu chuyện với “nhân vật chính” nổi bật lên mà

thôi.

- Tôi là nhân vật chính: “Tôi” đứng ở vị trí trung tâm của câu chuyện. Lời kể của toàn câu chuyện là của tôi và chuyện cũng là chuyện của “tôi”. Đôi khi cũng có nhân vật khác xuất hiện nhưng “tôi” vẫn là nhân vật chính,

nhân vật trung tâm.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)