Học sinh tập kể chuyện bằng lời của nhân vật theo quy trình sau:

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 44 - 45)

3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên

2.7. Học sinh tập kể chuyện bằng lời của nhân vật theo quy trình sau:

*Bước chuẩn bị.

Chọn câu chuyện sẽ kể, xác định câu chuyện kể có tên là gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào và quan hệ giữa các nhân vật ra sao. Câu chuyện được kể theo ngôi nào và diễn biến. Chọn nhân vật để mượn lời. Xác

định cách xưng hô, nếu nhân vật mượn lời xưng "tôi" thì sẽ gọi các nhân vật

khác như thế nào.

Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để em nào cũng hình dung ra nhân vật sẽ mượn lời có vẻ ngoài như thế nào, đặc điểm, tính nết, giọng nói, cách đi đứng, hành động ra sao, trước khi tập nói lời của nhân vật. Ví dụ, có thể nêu giả định, nếu được thể hiện nhân vật trên sân khấu thì sẽ hóa trang như thế nào, chọn nhân vật như thế nào là phù hợp. Nhân vật đóng vai phải có giọng điệu cử chỉ và động tác ra sao, nhân vật đó tốt hay xấu, đặc điểm tính cách của nhân vật. Hiểu nhân vật, các em sẽ chủ động trong thể hiện lời nói và diễn xuất của nhân vật.

*Bước kể chuyện.

a/ Giao tiếp với người nghe.

Giới thiệu câu chuyện sẽ kể và kể bằng lời của ai. Nhân vật đóng vai phải giao tiếp với người nghe để giới thiệu câu chuyện mình kể và phương

thức kể theo câu mẫu. Ví dụ “Chào các bạn, hôm nay tôi xin kể cho các bạn

nghe câu chuyện Người đi săn và con vượn theo lời kể của bác thợ săn. Sau đây câu chuyện xin phép được bắt đầu”.

b/ Nhân vật mượn lời xưng danh và tự giới thiệu về mình.

Nhân vật mượn lời tự giới thiệu về tên, gia đình, quê hương, tài nghệ… của mình với người nghe để người nghe hình dung rõ được nhân vật. Ví dụ

trong câu chuyện “Người đi săn và con vượn”, người kể phải xưng hô là “tôi” và giới thiệu về mình như sau: “Tôi làm nghề thợ săn đã từ rất lâu rồi. Chưa

c/ Nhân vật mượn lời kể lại diễn biến câu chuyện.

Nhân vật mượn lời kể lại câu chuyện của mình từ đầu cho đến hết câu chuyện. Trong quá trình kể, học sinh phải biết duy trì cách xưng hô giữa các nhân vật như đã xác định từ đầu. Khi kể, học sinh có thể thêm những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, đặc biệt là phải thể hiện được tình cảm cảm xúc trong câu chuyện. Học sinh phải tuân thủ theo diễn biến câu chuyện trong sách giáo khoa. Điều quan trọng, người kể làm sao thể hiện hết được nội dung câu chuyện bằng ngữ điệu, giọng điệu kể hấp dẫn, lôi cuốn, tạo được ấn tượng và cảm tình ở người nghe.

d/ Kể đến kết thúc câu chuyện, nhân vật mượn lời nói ra ý nghĩa, bài học, lời khuyên từ câu chuyện.

Khi kết thúc câu chuyện, nhân vật mượn lời phải nói được ý nghĩa của câu chuyện, bài học, lời khuyên từ câu chuyện một cách tự nhiên, như một nhận thức sâu sắc, một trải nghiệm thấm thía của mình, như một lời hứa, một

lời thề. Ví dụ, kể chuyện bằng lời của người thợ săn trong câu chuyện “Người

đi săn và con vượn”, kể xong câu chuyện, người thợ săn nói “Tôi đã bẻ gẫy bộ cung tên và thề rằng từ nay tôi không bao giờ đi săn nữa, vì đi săn là gây tội ác”.

e/ Giao tiếp với người nghe.

Kể chuyện muốn thành công phải chú ý đến người nghe, phải biết hướng đến người nghe, kể như đang trò chuyện, tâm sự giãi bày với người nghe. Vì thế, kể xong câu chuyện phải có lời chào, lời cám ơn.

Ví dụ “ Câu chuyện tôi kể đến đây là hết rồi, cám ơn các bạn đã lắng

nghe” hoặc “Câu chuyện tôi kể đến đây là hết rồi. Cám ơn các bạn đã cho tôi cơ hội được kể chuyện”.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)