Kể câu chuyện bằng lời một nhân vật trong buổi ngoại khóa

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 48 - 58)

3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên

2.9. Kể câu chuyện bằng lời một nhân vật trong buổi ngoại khóa

Nếu tập kể trong lớp như những cuộc tập dượt từng bộ phận, từng phần thì kể trong buổi ngoại khóa, học sinh sẽ có cơ hội được biểu diễn, trình diễn. Các em sẽ hào hứng thi đua tập luyện, hào hứng chuẩn bị để hóa trang, chuẩn bị đạo cụ. Trước buổi ngoại khóa, có thể chia học sinh theo nhóm để bàn bạc và chuẩn bị trang phục, đạo cụ, lời kể, diễn xuất, bàn về cách minh họa, phụ họa, hóa trang. Có thể tổ chức thi kể lại một số câu chuyện đã học bằng lời của nhân vật trong buổi ngoại khóa.

Trong một câu chuyện có bao nhiêu nhân vật, có thể cho học sinh lựa chọn để kể theo bấy nhiêu lời kể. Để chuẩn bị cho học sinh kể theo lời nhân vật, giáo viên nên chuẩn bị một số phụ trang như tấm bìa hoặc đội mũ hoặc đeo trước ngực tấm bài có ghi tên nhân vật đó. Hình thức kể: giáo viên nên tổ chức cho học sinh thi kể, mỗi học sinh kể bằng lời một nhân vật trong truyện.

Giáo viên cho học sinh thi kể theo hai lời của hai nhân vật: Người viết thư và người ngồi bên cạnh. Điều đáng chú ý khi hướng dẫn học sinh kể theo lời nhân vật người ngồi bên cạnh đọc trộm thư, đến tình huống gây cười, kêu

lên: “Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!” em đó phải thể hiện

cùng với giọng phân bua là nét mặt của người bị bắt quả tang đọc trộm thư: ngờ nghệch, thật thà. Hay khi học sinh kể bằng lời nhân vật người viết thư, phải kể giọng kể vui, dí dỏm. Hai câu người viết thư thêm vào thư, phải kể với giọng bực bội.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Để làm rõ quy trình và phương pháp dạy kể chuyện bằng lời của nhân vật ở lớp 3, tôi xin trình bày một giáo án: Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn

bộ câu chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng” bằng lời của ngựa con (tiếng Việt

3, tập 2, trang 82). Giáo án này vừa thể hiện được việc khai thác tranh minh họa trong sách giáo khoa, vừa thể hiện được việc hướng dẫn học sinh chọn kể theo lời một nhân vật trong câu chuyện.

Cuộc chạy đua trong rừng

1. Mục đích yêu cầu

- Rèn kĩ năng nói: Học sinh biết dựa vào các tranh minh họa nói được về các nhân vật trong truyện.

Học sinh biết nhập vai một nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật.

- Rèn kĩ năng nghe: Học sinh chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

2. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa phóng to. - Một tờ giấy khổ to viết tên các nhân vật trong từng đoạn. Đoạn 1: Ngựa con.

Đoạn 2: Ngựa con, ngựa cha.

Đoạn 3: Ngựa con, chị em Hươu, Thỏ trắng, Thỏ xám, Bác quạ. Đoạn 4: Ngựa con, bạn bè.

- Giấy khổ to viết những điều cần nhớ khi thực hiện bài tập kể chuyện theo lời nhân vật.

+ Chỉ những việc mà nhân vật đã tham gia hoặc chứng kiến. + Nhớ nhân vật mình đã chọn, không lẫn sang nhân vật khác. + Nhớ từ xưng hô đã chọn (tôi hay em, mình…).

+ Chú ý thể hiện cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật trong lời kể.

3. Các hoạt động dạy - học A. Nêu yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên nói lời mở đầu: Các em vừa luyện đọc và tìm hiểu nội

dung truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”. Sang phần kể chuyện, các em sẽ

được làm một bài tập rất thú vị: Kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của Ngựa con.

Giáo viên viết tên bài, sau đó dán bốn bức tranh minh họa bốn đoạn truyện phóng to từ tranh trong sách giáo khoa, nói: Đây là bốn tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa, cô dán lên bảng để các em nhớ truyện hơn.

- Giáo viên mời một học sinh đọc lại yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa.

- Một học sinh đọc: Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện “Cuộc chạy đua trong rừng” bằng lời của Ngựa con.

B. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.

1) Giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập kể chuyện theo lời nhân vật.

- Giáo viên: Câu chuyện này vốn được kể theo lời ai? Học sinh: Kể theo lời người dẫn chuyện.

- Giáo viên: Để nhập vai nhân vật Ngựa con trong truyện, trước hết các em hãy đọc lướt qua bốn đoạn truyện.

- Giáo viên: Các em hãy quan sát bức tranh thứ nhất và cho cô biết, bức tranh thứ nhất có mấy nhân vật.

Học sinh: Bức tranh thứ nhất có nhân vật Ngựa con đang soi mình dưới nước.

- Giáo viên: Bức tranh thứ 2, thể hiện đoạn 2 câu chuyện, bức tranh có mấy nhân vật.

Học sinh: Có hai nhân vật: Ngựa cha, Ngựa con.

- Giáo viên: Bức tranh 3, thể hiện đoạn 3 câu chuyện. Các em hãy quan sát và cho cô biết bức tranh 3 có bao nhiêu nhân vật.

Học sinh: Ngựa con, Hươu, Thỏ trắng, Thỏ xám, Quạ, Lợn.

Giáo viên: Quan sát bức tranh 4 và cho cô biết bức tranh 4 có bao nhiêu nhân vật mà câu chuyện nói tới.

Học sinh: Bức tranh 4 có rất nhiều nhân vật: Ngựa con, Hươu, Nai, Thỏ…

- Giáo viên: Các em đã trả lời rất đúng mỗi bức tranh thể hiện một đoạn của câu chuyện, đồng thời các nhân vật trong từng đoạn câu chuyện được bức tranh vẽ rất rõ nét và sinh động (Giáo viên dán lên bảng tờ giấy ghi tên các nhân vật trong mỗi đoạn).

Đoạn 1: Ngựa con.

Đoạn 2: Ngựa con, Ngựa cha.

Đoạn 3: Ngựa con, Bác Quạ, Thỏ trắng, Thỏ xám. Đoạn 4: Ngựa con, bạn bè.

- Giáo viên: Ở kỳ I các em đã được kể rất nhiều câu chuyện theo lời nhân vật. Bạn nào có thể nhắc lại bài tập kể theo lời nhân vật yêu cầu các em những gì?

- Học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại bằng cách dán phiếu lên bảng, mời 1 - 2 học sinh đọc nội dung trên phiếu.

+ Chọn nhân vật kể chuyện.

+ Chỉ kể những nhân vật đã tham gia hoặc chứng kiến. + Nhớ nhân vật mình đã chọn. (tôi hay em, mình…)

2) Học sinh làm mẫu.

- Giáo viên: Bài tập yêu cầu chúng ta kể chuyện theo lời Ngựa con, các em có thể chọn các nhân vật khác trong truyện để kể. Các em suy nghĩ và chọn nhân vật kể chuyện.

- Giáo viên mời một học sinh kể chuyện cho lớp nghe. - Học sinh cho biết mình kể theo lời nhân vật nào.

+ Học sinh 1: Chào các bạn, hôm nay tôi xin kể câu chuyện “ Cuộc chạy đua trong rừng” theo lời của Ngựa con. Sau đây câu chuyện được bắt đầu. “Tôi là một chú Ngựa con rất đáng yêu và xinh đẹp, lúc nào tôi cũng thích chải chuốt và ngắm nghía bộ lông của mình. Tôi phi rất nhanh. Vì vậy, tôi luôn hãnh diện về bản thân mình. Năm ấy, muông thú trong rừng tổ chức một cuộc thi chạy để chọn vận động viên nhanh nhất…”.

- Cả lớp nhận xét bạn kể.

- Giáo viên khen ngợi học sinh kể rồi yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe theo lời nhân vật mình đã chọn.

3) Từng cặp học sinh kể. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh. 4) Thi kể trước lớp.

- Giáo viên mời một số học sinh lần lượt kể trước lớp. Mỗi học sinh kể xong, giáo viên mời lớp nhận xét hoặc giáo viên nhận xét thật ngắn gọn.

C. Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên: Các em đã kể chuyện rất tốt. Bây giờ cô mời một vài bạn nhắc lại lời khuyên của câu chuyện.

- Học sinh: Câu chuyện này khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân như ông bà, cha mẹ.

Kết quả dạy thực nghiệm

Qua thực tiễn kể chuyện của học sinh lớp 3, trường Tiểu học Trưng Nhị, chúng tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:

Tên câu chuyện Lớp Tổng số học sinh Kết quả tiết học Tổng số học

sinh tham gia kể chuyện Kể đúng nội dung Kể tự nhiên với giọng kể và điệu bộ thích hợp Kể bằng lời của mình Cuộc chạy

đua trong rừng 3A4 38 100% 100% 45% 30%

Cuộc chạy

đua trong rừng 3A5 39 100% 90% 30% 20%

Thông qua bài viết lại câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng bằng lời của Ngựa con, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Kết quả được đánh giá theo 3 loại: Loại yếu kém từ 0  4 điểm. Loại trung bình từ 5  7 điểm. Loại khá từ 8  10 điểm.

Tên câu chyện Lớp

Số học sinh tham

gia

Kết quả

Điểm yếu Điểm TB Điểm khá – giỏi

Số lượng bài Tỷ lệ Số lượng bài Tỷ lệ Số lượng bài Tỷ lệ

Cuộc chạy đua trong rừng

3A4

38 1 3% 18 47% 19 50%

Cuộc chạy đua trong rừng

3A5

Qua thực tiễn kể chuyện của học sinh và qua bài viết lại lời kể câu chuyện theo lời nhân vật của học sinh, chúng tôi mong rằng:

Đối với cán bộ quản lý cần thấy tầm quan trọng của kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật đối với học sinh lớp 3. Cần mở rộng việc kể chuyện bằng lời của nhân vật cho tất cả các khối lớp với nhiều mức độ khác nhau, áp dụng trong từng đối tượng khác nhau để tạo chuyển biến trong việc rèn năng lực nói cho học sinh.

Đối với giáo viên, phương pháp dạy kể chuyện bằng lời của nhân vật đã được tiếp thu từ lớp tập huấn của chương trình thay sách, nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu. Mặc dù vậy, mọi giáo viên đều nhận thấy, nếu rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ, sẽ làm cho chất lượng dạy kể chuyện tăng lên rõ rệt, học sinh nói tốt hơn, chủ động hơn. Khối trưởng chuyên môn lớp 3 trường tiểu học Trưng Nhị cho rằng nếu hiểu bản chất và thực hành đúng các bước dạy kể chuyện theo lời nhân vật sẽ làm cho học sinh thực hành kể chuyện tự tin hơn, phát triển vốn ngôn ngữ sẵn có ở tầm cao hơn, giúp cho học sinh học môn Tập làm văn tốt hơn.

Đối với học sinh: Các em còn nhút nhát, chưa thể hiện một cách tự nhiên lời kể cũng như diễn xuất của nhân vật. Nhưng các em rất thích đóng vai, rất thích được bàn luận, nêu ý kiến về nhân vật. Khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho buổi ngoại khóa thi kể lại những câu chuyện đã học theo hình thức mượn lời nhân vật để kể, các em rất hào hứng, làm việc rất tích cực. Nhiều em bộc lộ năng khiếu kể chuyện và đóng vai. Chỉ khoảng 20% - 30% số học sinh cho là quá khó đối với các em khi phải kể theo lời kể sáng tạo. Giáo viên cần rèn thêm để mọi học sinh đều đạt được yêu cầu rèn kĩ năng nói chủ động, tự tin.

Qua đọc bài làm của học sinh chúng tôi nhận thấy, các em hầu như không còn gặp lúng túng trong cách tạo lời kể mới khi kể chuyện bằng lời của

nhân vật. Bước đầu các em biết khám phá đặc điểm riêng của nhân vật, tình

cảm, cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật để từ đó biết “nhập vai” vào nhân vật và

kể lại câu chuyện có nhiều sáng tạo.

Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng lời của nhân vật theo từng bước và theo quy trình như đề xuất ở chương 2 thì chắc chắn khả năng nói của học sinh sẽ tốt hơn, giờ kể chuyện sẽ sôi nổi hơn. Điều đó không những góp phần nâng cao dần chất lượng giảng dạy bài văn kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học.

Trên đây là một số đóng góp nhỏ của chúng tôi. Xung quanh dạng bài kể chuyện bằng lời của nhân vật còn rất nhiều về vấn đề phải bàn thêm, ví dụ, nhân vật đến cuối truyện bị chết thì có mượn lời được không? Kể bằng lời của nhân vật phụ, nhân vật đó chỉ xuất hiện trong một đoạn của câu chuyện thì làm thế nào để kể được toàn bộ diễn biến của truyện. Trong khóa luận này chúng tôi chỉ có điều kiện nêu một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế bớt những khó khăn, trở ngại cho học sinh khi kể những câu chuyện mà các em đã được học, được nghe, theo hình thức đóng vai, thể hiện một nhân vật bằng lời kể của chính nhân vật đó. Giải pháp này cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện và môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

PHẦN KẾT LUẬN

Kể chuyện là một nhu cầu của cuộc sống. Đối với học sinh tiểu học,

đặc biệt là học sinh lớp 3, lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học” thì kể chuyện

lại càng cần thiết. Trong giờ kể chuyện các em không chỉ được học (luyện nói, nghe, đọc) mà còn được thư giãn, giải trí sau những giờ học căng thẳng. Ở đó các em được sống trong một không khí truyện hấp dẫn, các em được tham gia đồng sáng tạo với tác giả truyện.

Kể chuyện có yếu tố năng khiếu, ai có năng khiếu người đó sẽ kể hay. Điều đó đúng. Nhưng chẳng lẽ những em không có hoặc ít có năng khiếu kể sẽ không kể chuyện được. Hơn nữa, ở lớp 3, năng khiếu của các em có thể chưa bộc lộ hoặc bộc lộ chưa rõ nét, chưa phát triển. Vậy qua mỗi giờ kể chuyện, giáo viên chính là người khơi dậy những năng khiếu đó.

Mục tiêu dạy học của chúng ta là vì sự phát triển của tất cả học sinh, không phân biệt có hay không có năng khiếu. Đề tài của tôi hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định sự quan trọng của phân môn kể chuyện và một vài biện pháp hỗ trợ giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh kể chuyện, làm cho giờ kể chuyện có thật nhiều em thể hiện được câu chuyện bằng lời của nhân vật.

Do thời gian và trình độ có hạn đề tài của tôi mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, sự thực nghiệm còn chưa nhiều. Song tôi tin rằng với những biện pháp này, bằng sự sáng tạo của mình các giáo viên sẽ vận dụng có hiệu quả trong quá trình hướng dẫn học sinh kể chuyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Hòa Bình (1989), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục.

2. Nguyễn Thiện Giáp (2005), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

3. Chu Huy (2000), Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học, Nxb Giáo dục.

4. PGS.TS Bùi Văn Huệ (2001), Giáo trình Tâm lý học Tiểu học, Nxb Giáo

dục.

5. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (2004), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 - 3, Nxb Đại học Sư phạm.

6. Lê Phương Nga - Đặng Phương Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm.

7. Nguyễn Minh Thuyết (2003), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, tập 1,2,

Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Minh Thuyết (2003), Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 1,2, Nxb

Giáo dục.

9. Nguyễn Minh Thuyết (2003), Sách giáo viên Tiếng Việt 3, tập 1,2, Nxb

Giáo dục.

10.Nguyễn Trí (2001), Luyện tập văn kể chuyện ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.

11.Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn (2005), Tìm hiểu vẻ đẹp bài văn ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.

12.Nguyễn Trí (2005), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, Nxb Giáo dục.

13.Nguyễn Quang Uẩn (2004), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb Quốc

gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)