3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên
2.3. Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời một nhân vật
Dựa vào tranh, dựa vào gợi ý dưới mỗi bức tranh để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện là kỹ năng học sinh đã được làm quen từ lớp 2. Các em đã biết dựa vào trí nhớ, nhìn vào tranh kể lại câu chuyện, các em còn
biết sắp xếp các bức tranh theo trình tự của câu chuyện trước khi kể để các em nhớ diễn biến của cốt truyện. Biết kết hợp kể theo tranh và kể theo lời của một nhân vật trong câu chuyện là kỹ năng các em được rèn luyện ở lớp 3. Đến lớp 3, các em phải biết khai thác giá trị của tranh trên 2 phương diện: tranh là điểm tựa để nhớ lại nội dung câu chuyện và tranh là trực quan để bổ sung cho lời kể.
Với các bài tập kể chuyện theo tranh minh họa, học sinh phải quan sát tranh khi làm bài tập. Hệ thống tranh màu in trong sách giáo khoa đủ giúp học sinh ở mọi vùng miền thực hiện tốt yêu cầu này. Tuy nhiên nếu có điều kiện, giáo viên cũng có thể phóng to các tranh trong sách giáo khoa để hướng dẫn cả lớp cùng quan sát tranh trên bảng để nhớ diễn biến của câu chuyện và để minh họa cho câu chuyện khi kể .
- Ở lớp 3 có 13 bài tập kể chuyện theo tranh, trong tổng số 31 bài. Các bức tranh này được thể hiện theo 3 hình thức, tranh có lời gợi ý, tranh không có lời gợi ý, tranh chưa được sắp xếp theo trình tự diễn biến của câu chuyện.
Tranh không có lời gợi ý: Mục đích giúp học sinh nhớ lại lời kể trong văn bản để kể lại.
Tranh chưa được sắp xếp theo trình tự diễn biến của câu chuyện: Mục đích giúp học sinh nhớ diễn biến câu chuyện, sắp xếp lại thứ tự các tranh theo trình tự câu chuyện diễn ra để học sinh có ý thức hơn về cốt truyện.
Ví dụ: Dựa vào tranh minh họa, kể lại một đoạn truyện Cóc kiện Trời
theo lời của một nhân vật trong truyện.
Theo lời của Cáo có thể kể như sau từ bức tranh 1: “Ngày xưa, có một
năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng. Tôi thấy nguy quá, nhưng chưa biết phải làm thế nào. Một hôm, tôi thấy anh Cóc dẫn đầu một đoàn gồm anh Cua, anh Gấu, anh Cọp, và cô
Ong đi qua. Mọi người rủ tôi cùng lên thiên đình kiện Trời một phen, thế là tôi đi cùng.…”
Tranh minh họa cho câu chuyện được xem là trọng tâm của hoạt động kể theo tranh.
Để hình thành ở học sinh kĩ năng quan sát và biết kể bằng ngôn ngữ của mình, sau khi học sinh quan sát, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý: Bức tranh vẽ những nhân vật nào, mỗi nhân vật đang làm gì, nói gì, ở đâu, khi nào?. Dựa vào từng câu trả lời, các em nắm được nội dung câu chuyện trong từng tranh vẽ.
Sau khi nắm được nội dung tranh thì tiến hành cho các em tập kể. Yêu cầu đặt ra cho các em là phải làm chủ nội dung câu chuyện và kể lại bằng giọng kể và lời nói của nhân vật mà mình đã chọn để mượn lời. Cần khuyến khích các em kể bằng suy nghĩ, cảm nhận, niềm hào hứng của mình về câu chuyện đó. Có thể các em kể như thuộc lòng văn bản trong bài tập đọc. Điều đó không có gì là sai, nhưng phải hướng dẫn để các em biết nói bằng ngữ điệu kể, không phải ngữ điệu đọc. Vì vậy giáo viên cần kiên trì, tỉ mỉ hướng dẫn các em luyện tập cá nhân, luyện tập theo nhóm, tổ chức thành trò chơi để các em thi đua luyện tập có kết quả. Đây cũng là bước đầu giúp học sinh biết dùng lời nói của nhân vật, diễn tả nội dung cốt truyện qua tranh.
Ví dụ: Trong tiết kể chuyện bài: Bác sĩ Y - éc - xanh (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 107), yêu cầu học sinh “Dựa vào các tranh kể lại câu chuyện Bác sĩ Y éc xanh theo lời của bà khách”.
Giáo viên cho học sinh quan sát từng bức tranh và gợi ý, trong tranh vẽ ai, đang làm gì, ở đâu? Sau đó tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm để nói nội dung chính trong mỗi bức tranh.
Câu trả lời của các em sau khi thảo luận sẽ là :
Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y - éc - xanh thật giản dị . Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
Tranh 4 : Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y - éc - xanh.
Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn các em chuyển những từ “bà khách”, “bà” thành “tôi”, đổi từ “họ” ở cuối bài thành “chúng tôi” hoặc “ông và tôi”. Như vậy, đoạn 1 các em sẽ kể “Tôi ao ước được gặp bác sĩ Y éc xanh vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Tôi muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi chân trời góc biển này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới”.
Đây là bài tập yêu cầu học sinh kể đúng theo thứ tự các tranh và tập kể bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện. Khi các em đã biết sáng tạo lời kể mới, giáo viên lại phải hướng dẫn để các em biết thuyết minh cho tranh khi kể chuyện, hoặc để nhân vật mượn lời khoe với người nghe về những nơi mình đã đến, đã xảy ra sự việc và diễn biến sự việc. Học sinh sẽ rất hào hứng vì giờ kể chuyện trở thành giờ thi đóng vai như một cuộc chơi thú vị.