Tập nhập vai khi kể chuyện bằng lời của nhân vật

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 41 - 43)

3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên

2.5. Tập nhập vai khi kể chuyện bằng lời của nhân vật

Khác với văn bản truyện, khi kể bằng lời của nhân vật thì mở đầu, nhân

vật mượn lời phải xưng danh và kể về mình. Ví dụ, kể câu chuyện "Chiếc áo

len" bằng lời của Lan thì mở đầu, sau khi chào người nghe và giới thiệu câu

chuyện sẽ kể, người kể phải nhập vai và nói: "Tôi là Lan, tôi đang học lớp 3,

nhà tôi gồm có mẹ tôi, tôi và anh Tuấn. Nhà tôi nghèo, nhưng sống rất đầm ấm và thương yêu nhau. Hôm nay đến lớp tôi thấy bạn Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Tôi đã mặc thử và thấy ấm ơi là ấm. Tối về, tôi kể với mẹ về chiếc áo len của Hòa và thì thầm bên mẹ: con cũng muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa".

Bài tập kể bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện nhằm rèn cho học sinh biết cách sáng tạo lời kể. Đây là trọng tâm, là mục đích của giờ kể chuyện. Tạo lập lời kể, sáng tạo lời kể cũng là yêu cầu chuyển ý thành lời, chuyển nội dung thành lời diễn đạt. Muốn có lời kể, học sinh phải xác định được lời kể của ai, người kể phải nhập vai vào người nói.

Học sinh được nhập vai, đóng vai nhân vật để nói bằng lời kể, tức học sinh được rèn khả năng sáng tạo lời kể, biết thay đổi cách xưng hô, thay đổi trình tự kể, có giọng kể phù hợp. Khi đã nắm được diễn biến câu chuyện thì

việc kể lại bằng lời một nhân vật không khó. Học sinh rất thích kể chuyện theo hình thức đóng vai như thế này.

Việc lựa chọn nhân vật để chuyển ngôi mới chỉ là bước khởi đầu dự báo thành công, còn kết quả thực sự của bài kể phụ thuộc rất lớn (chủ yếu) vào khả năng nhập vai vào số phận nhân vật, vào diễn biến của câu chuyện.

Mà muốn “nhập vai” vào số phận nhân vật thì yêu cầu đầu tiên là phải hiểu

nhân vật, hiểu động cơ của những hành động và đặc biệt là phải hiểu tâm lý nhân vật, từ đó lý giải được hành động của nhân vật. Muốn có được điều đó học sinh phải có vốn sống, có sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm. Đây là nhiệm vụ và cũng là mục đích đặt ra đối với mỗi người giáo viên trong nhà trường hiện đại: thông qua các giờ học, bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.

Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học là tưởng tượng còn tản mạn. Vì vậy phải chú ý giúp các em tưởng tượng đúng vào nội dung câu chuyện, sau đó giúp học sinh nhập vai. Khi nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, các em phải hiểu về nhân vật, phải hình dung ra nhân vật đó như thế nào. Lúc này học sinh chính là diễn viên đóng vai nhân vật đó.

Kể theo lời nhân vật là một kiểu bài tập đóng vai. Chỉ có điều, đó là đóng vai để độc thoại, kể lại một đoạn hay toàn bộ câu chuyện theo cách nhìn và lời lẽ riêng của vai ấy. So với bài tập phân vai kể lại câu chuyện thì bài tập kể chuyện theo lời nhân vật là bài tập học sinh phải nói nhiều hơn, nhằm rèn kỹ năng độc thoại. Các em không chỉ nói theo lời nhân vật mình đóng vai mà còn phải diễn tả lời của các nhân vật khác, vì thế ở kỹ năng này, học sinh phải nhập vai với yêu cầu cao hơn. Kể theo lời một nhân vật không chỉ rèn kỹ năng độc thoại cho học sinh mà còn mang tính cá nhân, cá thể cao. Mỗi học sinh phải kể lại sự kiện, diễn biến của cả một đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện. Bên cạnh những sáng tạo về lời kể, giọng kể, điệu bộ, cử chỉ, học sinh còn chủ

động sáng tạo, đề xuất đạo cụ, cách hóa trang, bài trí sân khấu, chọn phương tiện để minh họa, hỗ trợ cho lời kể trong quá trình kể chuyện.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời của nhân vật cho học sinh lớp 3 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)