3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên
2.8. Tập viết lại câu chuyện vừa kể
Nếu mỗi học sinh đều đã được tập kể câu chuyện bằng lời của một nhân vật trước nhóm hoặc trước lớp một cách trôi chảy, thể hiện tình cảm
cảm xúc của nhân vật thì nên cho các em viết lại lời kể đó. Bài viết này sẽ có giá trị như một sáng tác nhỏ, thể hiện tính sáng tạo của các em.
Có thể hướng dẫn, học sinh tiến hành viết lại câu chuyện vừa kể theo các bước sau:
*Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Giáo viên có thể gợi ý thông qua các câu hỏi sau: - Đọc to yêu cầu của đề bài.
- Đề bài cho biết gì?
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Các câu hỏi gợi ý giúp học sinh xác định đúng những yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm để các em có định hướng đúng đắn trước khi thực hành.
*Bước 2: Học sinh tiến hành viết bài.
*Bước 3: Tổ chức cho học sinh đọc bài viết trong nhóm.
Lần lượt mỗi học sinh đọc bài viết của mình để các bạn trong nhóm nghe và nhận xét. Chú ý ngắt nghỉ đúng dấu câu và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Khuyến khích học sinh đọc bài có ngữ điệu, giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
*Bước 4: Chọn một số bài viết hay, có nhều sáng tạo để đọc trước lớp. *Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả bài viết của học sinh.
Việc phân tích đánh giá phải thiên về khen ngợi, biểu dương, dựa vào những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo, lời văn viết giàu cảm xúc. Đây là bài, học sinh viết lại sau khi đã kể thành công theo hình thức mượn lời nhân vật, không phải bài tập làm văn nên không đặt ra yêu cầu phân tích đề, viết đoạn. Những bài viết tốt, sau khi đọc trước lớp, nên đóng thành quyển hoặc dán thành báo tường để các em có cơ hội được đọc và học hỏi từ bạn nhiều lần.
Ví dụ: Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già (Tiếng Việt 3, tập 1,
trang 63) theo lời một em nhỏ. Bài viết 1:
Mấy đứa chúng tôi đang trên đường về nhà sau một buổi dạo chơi thú vị. Hải An gọi :
- Nhìn kìa, sao cụ già kia ngồi buồn thế nhỉ?
Mỗi đứa chúng tôi phỏng đoán một lý do. Đứa đoán cụ đang ốm. Đứa đoán cụ mất tiền. Cả mấy đứa quyết định hỏi thăm xem có giúp gì cho cụ được không?
Nghe chúng tôi hỏi, cụ nghẹn ngào kể hoàn cảnh cảnh mình. Vợ cụ ốm nặng khó qua khỏi. Cụ đang chờ ô tô đến bệnh viện. Cụ nói, chúng tôi không giúp gì được nhưng lại cảm ơn vì chúng tôi đã hỏi thăm cụ. Cụ nghe chúng tôi hỏi thăm, lòng cụ thấy nhẹ hẳn đi.
Chúng tôi nghe cụ nói, thấy thương nhưng cũng chẳng biết làm gì. Chào cụ, ra về, chúng tôi đều im lặng.
Hải An nói to: Sao mà thương ông thế?
Bài viết 2:
Tôi cùng mấy bạn về nhà sau buổi dạo chơi. Kìa, cụ già đang ngồi ở bến xe buýt. Trông cụ mệt mỏi quá.
Chúng tôi bàn tán với nhau. Đứa bảo cụ ốm, đứa bảo cụ mất cái gì. Chúng tôi xúm lại hỏi thăm cụ xem có thể giúp gì cho cụ không. Cụ nghe hỏi, cụ buồn và kể bà cụ bị ốm nặng, khó qua khỏi. Cụ chờ xe đi vào bệnh viện. Cụ nói, chúng tôi không giúp được gì cho cụ, nhưng nghe hỏi thăm cụ cũng đã vơi đi bớt nỗi buồn. Chúng tôi im lặng không ai nói gì. Chúng tôi chào cụ đi về.
Như vậy, khi viết bài văn kể chuyện bằng lời của nhân vật cần có đủ ba phần:
Mở bài: Có hai cách viết mở bài
+ Viết theo kiểu mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Viết theo kiểu mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện định kể.
Thân bài: Nêu diễn biến của câu chuyện. Kết bài: Có hai cách viết kết bài:
+ Viết theo kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
+ Viết theo kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
Để học sinh kể lại được những câu chuyện, thì giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh kĩ năng khi viết bài.