3 ở trường tiểu học Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên
1.2.4.1. Khảo sát từ giáo viên và học sinh
- Hầu hết giáo viên ở trường Tiều học Trưng Nhị hiểu kể chuyện bằng lời của nhân vật là mượn lời một nhân vật để kể lại câu chuyện. Khi kể, người kể có thể thêm từ ngữ vào cho câu chuyện kể thêm hấp dẫn, làm cho câu chuyện thêm cụ thể hơn. Nhưng họ chưa hiểu rằng kể chuyện bằng lời của nhân vật cũng là một kiểu đóng vai. Chỉ có điều, đó là đóng vai để kể lại cả một đoạn hay toàn bộ câu chuyện theo cách nhìn và bằng lời của nhân vật ấy.
- Nếu giờ học kể chuyện mà học sinh được kể bằng lời của nhân vật thì chất lượng giờ dạy chắc chắn sẽ nâng lên rõ rệt. Điều này cũng phù hợp với mục đích khóa luận đang hướng đến.
+Ưu điểm
Hình thức dạy học tự nhiên ở trường Tiểu học Trưng Nhị đạt chất lượng, hiệu quả tốt, học sinh thực hành nhiều để tự nắm kiến thức. Chương trình mới của năm học đã bước đầu mang lại hiệu quả. Đặc trưng của tiết dạy kể chuyện lớp 3 là chú trọng đến phương pháp luyện tập, rèn kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói được đặt lên hàng đầu. Qua một thời gian làm việc với giáo viên ở trường, tôi thấy hầu hết giáo viên đều chú trọng tới yêu cầu thực hành để rèn luyện cho học sinh cách nói, cách diễn đạt bằng lời trước thầy cô và bạn bè.
Giáo viên lớp 3 ở trường Tiểu học Trưng Nhị hầu hết đã trải qua lớp tập huấn về chương trình mới, am hiểu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học.
Học sinh ở khối lớp 3 hầu hết các em thích học phân môn Kể chuyện, thích được kể lại câu chuyện đã được học ở phân môn Tập đọc bằng lời của nhân vật. Môi trường học tập của các em có nhiều thuận lợi.
+ Hạn chế
Tuy đạt được một số kết quả nêu trên, chúng tôi vẫn thấy còn khá nhiều hạn chế như sau:
Khi thực hiện chương trình mới, không phải tất cả giáo viên đều có năng khiếu dạy kể chuyện, vì phân môn này cần đến nhiều yếu tố, trong đó có cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu, diễn xuất là điều khó đối với giáo viên. Nhiều người cho rằng nếu chỉ thực hiện đúng quy trình giảng dạy mà không có năng khiếu kể, thì tiết dạy đó xem như không đạt yêu cầu.
Trình độ giáo viên không đồng đều, bản thân giáo viên chưa chuẩn bị kỹ bài giảng, chưa thật sự đầu tư cho việc dạy kể chuyện bằng lời của nhân vật, thiếu sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.
Kỹ năng kể chuyện của học sinh cũng còn nhiều hạn chế, vốn sống của các em còn ít, chưa trải nghiệm nhiều, hạn chế cách diến đạt về ngôn ngữ. Các em chưa hiểu về yêu cầu kể chuyện bằng lời của nhân vật, chưa biết cách thay đổi cách xưng hô cho các nhân vật trong truyện.
Giáo viên chưa biết áp dụng nhiều hình thức học tập cho nhiều dạng bài tập khác nhau, để phát huy tính tích cực tự giác của học sinh.