Quyền trẻ em trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

Lao động trẻ em là lao động của người còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình.57

 Độ tuổi lao động của trẻ em theo quy định pháp luật Việt Nam:

- Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.58

- Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do BLĐTB&XH quy định và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học.59

- Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc trừ một số nghề và công việc do BLĐTB&XH quy định.

Đối với ngành nghề và công việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.60 Đồng thời thì việc giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó mới có giá trị (khoản 3 Điều 5 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động).

Khi người sử dụng lao động nhận trẻ em vào làm việc phải tuân theo quy định: - Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động (Điều 121 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007). Nhà nước nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm hững công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do BLĐTB&XH và Bộ Y tế ban hành.61

Việc nhận trẻ em vào làm việc hay học nghề ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung cho mọi lao động còn phải tuân thủ các quy định riêng cụ thể như sau:

57 Dương Bạch Long, Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Xuân Anh: Hỏi đáp pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 90.

58 Điều 6 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007.

59 Điều 22 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và Luật dạy nghề 2006.

60 Điều 120 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và Luật dạy nghề 2006.

61

Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 9 năm 1999 của Bộ Lao đông, Thương Binh và Xã hội quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

- Việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.62

- Phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết hợp những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra lao động yêu cầu.63

Đối với các đơn vị nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh (kèm theo giấy khai sinh), giới tính, địa chỉ thường trú, trình độ văn hóa, công việc đang làm, họ tên và địa chỉ của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp và những điều kiện lao động áp dụng đối với trẻ em.

- Đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương về việc sử dụng trẻ em chưa đủ 15 tuổi làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Phải kiểm tra sức khỏe củ trẻ em trước khi tuyển dụng và tiên hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần.

- Chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khỏe của trẻ em trong quá trình làm việc.

2.3.3.1 Bảo vệ trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc chất độc hại

Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại là các hành vi sử dụng lao động trẻ em quá với sức lực và khả năng phát triển của các em và trái với các quy định của pháp luật về lao động. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại được quy định: ”Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc trái với quy định của pháp luật”. Ngoài ra, pháp luật cũng nghiêm cấm: ”Sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của pháp luật về lao động quá sức, quá thời gian, không trả công hoặc trả công không tương xứng”.64 Bên cạnh, các hành vi vi phạm quyền trẻ em cũng được pháp luật về lao động quy định: “Sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp, vật liệu trị liệu, sòng bạc, nhà hàng karaoke, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách trẻ em. Sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm, sản phẩm hoặc đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm có hại cho

62 Điều 120 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007. 63

Điều 119 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007.

64 Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17-3-2005 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

sự phát triển của trẻ em”.65 Những hành vi vi phạm pháp luật trên, đều được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và sự phát triển của trẻ em.

2.3.3.2 Bảo vệ trẻ em phải làm việc xa nhà

Để bảo vệ trẻ em phải làm việc xa nhà thì cha mẹ, người giám hộ của trẻ em đó phải liên hệ thường xuyên với trẻ em, để kịp thời giúp đỡ khi trẻ em đó gặp khó khăn và đồng thời cũng ngăn chặn những việc không có lợi cho trẻ em: “Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa nhà để giúp đỡ, giáo dục trẻ em”.66 Việc giáo dục trẻ em phải làm việc xa nhà không những là trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ mà còn là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó đang làm việc: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất”.67

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)