Tình trạng bất bình đẳng giới

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

3.2.2.1 Tồn tại

Chính phủ đã nhận thấy một số trở ngại chính cho việc thực hiện giáo dục trong một số nhóm dân cư, đặc biệt là giữa các nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ chuyên cần ở cấp

113 Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

114 Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005.

115 Điều 17 Bộ luật dân sự 2005: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

116

Điều 6 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007.

117

Hồng Minh: Quy định về tuổi trẻ em trong hệ thống pháp luật hiện hành: Xung đột pháp luật cần hóa

giải?,http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2669,[truy cập

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

tiểu học chia theo giới118 là không khác nhau giữa dân tộc Kinh và nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ chuyên cần ở cấp trung học thấp hơn và có một chút khác biệt về giới tính119, tỷ lệ chuyên cần ở nữ cao hơn nam trong nhóm dân tộc Kinh trong khi tỷ lệ chuyên cần trong nhóm nữ dân tộc thiểu số thấp hơn dân tộc Kinh. Có khi hộ gia đình nông thôn nghèo phải lựa chọn cho con trai hay con gái đi học, nhìn chung con gái sẽ không được đi học. Việc này hiển nhiên dẫn đến tỷ lệ giáo dục trung học thấp và sự thiếu năng lực của phụ nữ. Đồng thời, nó cũng làm cho tỷ lệ lao động nữ trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, tăng cao và vắng mặt phụ nữ trong các vị trí quản lý và lãnh đạo.120

Ở cấp trung học, vấn đề giới vẫn chưa được thực hiện đầy đủ trong các chính sách quốc gia. Một trong những khó khăn là thiếu các số liệu đáng tin cậy và đánh giá liên quan đến việc trẻ em gái chuyển từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng những chính sách có hiệu quả.121

Bình đẳng giới,122 đặc biệt là bình đẳng giới cho em gái dân tộc thiểu số vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Nghiên cứu Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO và UNICEF chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến trẻ em gái dân tộc thiểu số không học tiếp lên trung học là vì các gia đình chưa đề cao giáo dục cho trẻ em gái mà thường chuyển cơ hội đó cho trẻ em trai.123 Đồng bào dân tộc thiểu số xác định rào cản đối với quyền được giáo dục của các em gái dân tộc thiểu số bao gồm: những khó khăn về tài chính và kinh tế của gia đình; trẻ em gái cần phải làm việc để giúp đỡ gia đình; phụ huynh và các em gái đánh giá sai về giá trị giáo dục; chất lượng dạy và học ở trường thấp; và cơ cấu trường học không đầy đủ.

Tỷ lệ nam và nữ là nhân tố quan trọng của dân số bởi nam và nữ khác nhau ở cả góc độ tự nhiên lẫn góc độ xã hội. Những điểm khác biệt này giúp chúng ta phân công lao động hợp lý cũng như xây dựng mối quan hệ bình đẳng về giới. Theo quy luật tự nhiên, khi sinh ra thì tỷ lệ nam và tỷ lệ nữ khá cân bằng. Để đánh giá mức độ cân bằng

118

Khoản 1 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ.

119

Khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

120 Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 189. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO

và UNICEF (2008). Chuyển cấp của trẻ em gái người dân tộc thiểu số từ tiểu học lên trung học cơ sở.

121

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 189. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO

và UNICEF (2008). Chuyển cấp của trẻ em gái người dân tộc thiểu số từ tiểu học lên trung học cơ sở.

122

Khoản 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang

nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

123 Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 190. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

giữa nam và nữ, người ta dùng chỉ tiêu “Tỷ số giới tính”, tức là số nam tương ứng với 100 nữ. Bình thường, tỷ số giới tính khi sinh ở mức 104 - 107 nam/100 nữ. Do tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai cao hơn trẻ em gái nên đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ nam, nữ sẽ trở nên cân bằng.Tuy nhiên, ở Việt Nam những năm gần đây TSGTKS lại tiếp tục tăng. Năm 2000, TSGTKS của Việt Nam ở mức 106 nam/100 nữ. Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy, TSGTKS đã tăng đến ngưỡng là 110,5 nam/100 nữ. Như vậy hiện tượng mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay đã đến mức đáng báo động. Nghiên cứu của Viện Khoa học DSGĐTE (2005) về tình trạng giới tính khi sinh tại 6 tỉnh: Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai và Cần Thơ thì tỉ lệ giới tính của trẻ khi sinh trong thời kỳ 5 năm (1999-2003) tại những tỉnh này là 115,6 nam/100 nữ. Tỉ lệ này cao hơn tỉ số tự nhiên của trẻ khi sinh, trung bình 104 - 106 nam/100 nữ, tỉ lệ này được coi là cân bằng đối với bất kỳ quốc gia nào. Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu Phát triển xã hội (2007) được thực hiện trên cả nước cho thấy, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch đáng kể. Có tới 16 tỉnh, thành có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 - 128 nam/100 nữ; ở 20 tỉnh, thành khác là 111 - 120 nam/100 nữ. Cụ thể, tại Kiên Giang, cứ 125 nam thì có 100 nữ; tại Sóc Trăng là 124 nam/100 nữ; tại Bắc Ninh là 123 nam/100 nữ; tại Bình Định 107 bé trai/100 bé gái.124

3.2.2.2 Giải pháp

- Cần quy định nghiêm và chặt chẽ hơn nữa trong việc công bố giới tính thai nhi tại các bệnh viện cũng như phòng khám tư.

- Các cấp, các ngành, các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao nhận thức của người dân về giới, hậu quả mất cân bằng giới khi sinh nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh đẻ theo qui luật tự nhiên. Việc tuyên truyền được áp dụng không những đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà còn đối với các cán bộ y tế nói chung và cán bộ làm công tác siêu âm, xét nghiệm, tư vấn, nạo thai nói riêng. Đối tượng này cần phải tuyên truyền vận động đầu tiên và liên tục bởi họ vừa là trực tiếp vừa là gián tiếp tham gia vào việc làm mất cân bằng giới tính. Nếu không có sự tham gia của cán bộ y tế thì các đối tượng mang thai không thể thực hiện hành vi lựa chọn giới tính, nghĩa là họ không thể nào biết để xử lý thai nhi theo ý muốn. Trường hợp nếu phát hiện vi phạm sẽ có thể rút giấy phép hành nghề.

124

Hoàng Trung Kiên - Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội: Mất cân bằng giới tính khi

sinh:Thực trạng và giải pháp, http://www.tuyengiao.vn/Home/khoagiao/khoagiao/2011/6/33065.aspx, [truy cập ngày 9-3-2012].

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

- Tuyên truyền để người dân tự giác chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, “gái hay trai chỉ hai là đủ”. Nếu cần có thể xử phạt bằng các biện pháp hành chính đối với những gia đình không tuân theo.

- Về lâu dài cần xây dựng đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Mục tiêu của đề án là từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh. Theo đó, tăng cường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh đẻ theo quy luật tự nhiên. Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh.

- Cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất.

Nhưng có lẽ, trước khi có các chính sách, đối tượng cần được “giác ngộ” mạnh mẽ chính là những người cao tuổi trong xã hội và đối tượng tiềm năng là vị thành niên và thanh niên. Bởi chỉ khi họ hiểu, chia sẻ, cảm thông với người phụ nữ, thì gánh nặng sinh con trai theo ý muốn mới có thể “giảm tải” tốt nhất và tình trạng mất cân bằng giới tính. Ngoài ra, cũng cần có chính sách nâng cao phúc lợi, bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi, đặc biệt, những người chỉ sinh con gái, từ đó giải tỏa tâm lý cha mẹ về già phải sống dựa vào con trai.125

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)