Vấn đề liên quan đến đăng ký khai sinh

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 79)

3.2.4.1 Tồn tại

Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được đăng ký khai sinh, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con thì cha, mẹ, ông, bà hoặc những người thân thích khác phải có trách nhiệm đến UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ để đăng ký khai sinh cho đứa trẻ, nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì UBND cấp xã nơi cư trú của người cha sẽ thực hiện đăng ký khai sinh.

Nếu trẻ em sinh ra trong trại giam, không xác định được cha đứa trẻ là ai và không còn người thân thích thì ai sẽ đi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ và đăng ký khai sinh ở đâu trong khi người mẹ không có nơi cư trú ổn định hoặc nếu có thì cũng không thể về địa phương nơi cư trú để đăng ký khai sinh cho con được vì đang thụ lý án phạt tù. Đối với trường hợp không xác định được người cha và nơi cư trú của người mẹ trước khi bị bắt hoặc xác định được nơi cư trú của người mẹ nhưng đã bị xóa đăng ký thường trú theo quy định của luật cư trú thì có thể vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP “trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh”. Tuy nhiên vấn đề phức tạp nảy sinh ở chỗ cán bộ quản giáo của trại giam đi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ do người mẹ đang thụ lý án phạt tù sinh ra trong trại giam và được UBND cấp xã nơi trại giam đóng trụ sở đăng ký khai sinh thì phần nơi sinh và phần ghi về người đi đăng ký khai sinh quan hệ với người được khai sinh trong Giấy khai sinh và trong Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi như thế nào và người đi đăng ký khai sinh là ai. Đây là vấn đề mang tính nhân đạo, để giải quyết thấu đáo cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng để những đứa trẻ không có tội vốn đã chịu rất nhiều thiệt thòi này có một cuộc sống bình đẳng và phát triển bình thường như các trẻ em khác.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định “việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ” theo quy định này thì trường hợp cha là người nước ngoài mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sinh con tại Việt Nam thì đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hộ khẩu của người mẹ để đăng ký khai sinh cho con là phù hợp. Vậy trường hợp cha là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn mẹ là người nước ngoài không có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam nhưng lại sinh con ở Việt Nam sẽ đăng ký khai sinh cho đứa trẻ ở đâu, Sở Tư pháp nơi cư trú của người cha có được đăng ký khai sinh cho đứa trẻ không? để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ và giảm bớt sự phiền hà cho công dân, cần phải có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này.

3.2.4.2 Giải pháp

Vì những lý do trên, người viết khuyết nghị đến chính sách pháp luật nước ta cần có những điều khoản quy định chi tiết, cụ thể hơn nhằm hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền trẻ em nói riêng.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

KẾT LUẬN

Pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến quyền trẻ em nói riêng ngoài tính ổn định tương đối thì cũng phải không ngừng được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung sao cho ngày càng phù hợp hơn với các yêu cầu của thực tiễn. Đề tài “Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp là một vấn đề rộng, phức tạp, đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu để áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. Và việc chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình thì người viết đã nhằm mục tiêu định hướng và hiện thực hóa những yêu cầu, những đòi hỏi cấp bách trên nhiều phương diện khác nhau trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thiện hơn các quy định về quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật thực định.

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Theo tinh thần đó, Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ và định hướng thực hiện mục tiêu vừa nêu, trong đó có nâng cao và hoàn thiện hơn pháp luật về quyền trẻ em trong luật thực định là một mục tiêu cấp thiết đòi hỏi hệ thống pháp luật nước ta phải ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng các nhu cầu của thực tế. Như vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn các quy định về quyền trẻ em trong các văn bản pháp lý có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các quy định về quyền trẻ em được hiểu và được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này trên nhiều phương diện khác nhau, từ lý luận, pháp lý cho đến thực tiễn đời sống xã hội, người viết đã tổng hợp, phân tích và đúc kết lại được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, người viết tìm hiểu những vấn đề chung để biết trẻ em, đối tượng cần được quan tâm đặc biệt do sự non nớt về mặt thể chất và tinh thần, chúng cần được sự bảo vệ của những người trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn có nhiều thiệt thòi hơn vì chúng có khuyết tật về mặt thể chất và tinh thần so với trẻ em cùng lứa tuổi khác, chính vì điều đó chúng cần được sự quan tâm đặc biệt hơn.

Hai là, người viết tìm hiểu sâu cơ sở Hiến định về quyền trẻ em, những văn bản pháp luật chuyên ngành, văn bản pháp luật chung và việc BVCSGD trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Ba là, trong quá trình thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn và bất cập. Như đã nêu ở chương 3, những tồn tại về quy định tuổi của trẻ em, tình trạng bất bình đẳng giới, vấn đề liên quan đến đăng ký khai sinh, đặc biệt là vấn đề bạo hành trẻ em thật sự là những vấn đề rất đáng quan tâm. Những tồn tại này, ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống chất lượng của trẻ em. Chính vì thế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chính vì lẽ đó, bằng những kiến thức hạn hẹp của mình, người viết đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị để có thể thực hiện hiệu quả hơn công tác BVCSGD trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Những đề xuất này chưa đầy đủ và hoàn thiện, vì vậy, người viết rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của Thầy Cô. Để từ đó, người viết có thể hoàn thành tốt luận văn của mình.

Trên cơ sở những đề xuất hoàn thiện nêu trên, người viết tin tưởng rằng quyền trẻ em sẽ được hoàn thiện trong pháp luật và cũng như trong thực tiễn. Thông qua công trình nghiên cứu này, người viết hy vọng sẽ đóng góp phần nào đó vào việc BVCSGD trẻ em trong thời gian tới.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 1946 2. Hiến pháp năm 1959 3. Hiến pháp năm 1980

4. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001

5. Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007 6. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

7. Bộ luật dân sự năm 2005

8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 9. Luật phòng, chống ma túy năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2008 10. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

11. Luật bình đẳng giới năm 2006 12. Luật dạy nghề năm 2006

13. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 14. Luật quốc tịch năm 2008

15. Luật người khuyết tật năm 2010 16. Luật nuôi con nuôi năm 2010

17. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2008

18. Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09-3-2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội

19. Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động

20. Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20-9-2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP

21. Nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

22. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

23. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

24. Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg được ký ngày 12 tháng 2 năm 2004 về chương trình phòng ngừa trẻ em lang thang, xâm hại tình dục trẻ em và trẻ em lao động trong điều kiện độc hại nguy hiểm năm 2004-2010

25. Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi

26. Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 2004 phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2000 đến năm 2010

27. Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước

28. Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam

 Danh mục các Nghị quyết của Bộ Chính trị

1. Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng ...hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 2. Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư

pháp đến năm 2020

 Danh mục sách, báo, tạp chí

Dương Bạch Long, Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Xuân Anh: Hỏi đáp pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

Đại học quốc gia Hà Nội – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Khoa luật:

Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999. Đỗ Mười: Sửa đổi Hiến pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh sự

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Đăng Dung và Ngô Đức Tuấn: Các ngành luật trong pháp luật Việt Nam – Luật

Hiến Pháp Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2004. Nguyễn Văn Động: Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam, Nxb Tư

pháp, Hà Nội, 2004.

Phan Trung Hiền: Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

Tài liệu giáo dục về quyền con người: “Tìm hiểu về quyền con người” của Trung tâm đào tạo và nghiên cứu về quyền con người và dân chủ Châu Âu (ETC), chủ biên Wolfgang Benedek, 2006, bản dịch của Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008

Trường Đại học luật Hà Nội: Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.

Danh mục trang thông tin điện tử

Giang Đông: Đến năm 2015, 80% trẻ em khuyết tật được chăm sóc,

http://www.18thang4.com/luatvanghidinh/dc-cham-soc.htm, [truy cập ngày 20-3-

2012].

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính Phủ: Pháp luật về

bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em,

http://moj.gov.vn/pbgdpl/AnPham/Lists/TapSan/View_Detail.aspx?ItemID=47, [truy

cập ngày 2-1-2012].

Hồng Minh: Quy định về tuổi trẻ em trong hệ thống pháp luật hiện hành: Xung đột pháp

luật cần hóa giải?

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemI=26 69, [truy cập ngày 10-3-2012].

Hoàng Trung Kiên - Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội: Mất cân bằng

giới tính khi sinh: Thực trạng giải pháp,

http://www.tuyengiao.vn/Home/khoagiao/khoagiao/2011/6/33065.aspx, [truy cập

ngày 9-3-2012].

Theo Lao dong.com.vn: 5 vụ bạo hành trẻ em kinh hoàng nhất năm 2010,

http://baovequyentreem.vn/index.php/2011/01/05/5-v%E1%BB%A5-

b%E1%BA%A1o-hanh-tr%E1%BA%BB-em-kinh-hoang-nh%E1%BA%A5t-nam-

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Trần Việt Anh và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ: Thông điệp của trẻ em,

http://baovequyentreem.vn/index.php/thong-diep-cua-tre-em/, [truy cập ngày 2-3-

2012].

Danh mục các tài liệu khác

Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc 1989.

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 189. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO và UNICEF (2008). Chuyển cấp của trẻ em gái người dân tộc thiểu số từ tiểu học lên trung học cơ sở.

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 189. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO và UNICEF (2008). Chuyển cấp của trẻ em gái người dân tộc thiểu số từ tiểu học lên trung học cơ sở.

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 228. Được trích từ: BLĐTB&XH (2008) Báo cáo về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội.

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 190. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO và UNICEF (2008). Sđd

BLĐTB&XH và UNICEF Việt Nam: Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, 2009.

BLĐTB&XH và UNICEF: Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 79)