SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN TRẺ EM QUA CÁC HIẾN

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Ở VIỆT NAM

Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định những vấn đề quan trọng của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và làm cơ sở cho các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, trẻ em được xem như một công dân, hơn thế, là một công dân đặc biệt. Do vậy, Luật Hiến pháp bảo vệ quyền trẻ em bằng việc quy định các quyền cơ bản nhất của trẻ em, bao gồm quyền được BVCSGD. Đồng thời, Luật

18

Tài liệu giáo dục về quyền con người: “Tìm hiểu về quyền con người” của Trung tâm đào tạo và nghiên cứu về quyền con người và dân chủ Châu Âu (ETC), chủ biên Wolfgang Benedek, 2006, bản dịch của Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Hiến pháp cũng quy định trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản này. Tuy nhiên, riêng đối với luật Hiến pháp, xuất phát từ vai trò là một đạo luật cơ bản và mang tính nền tảng, người viết xin phân tích một cách khái quát quá trình phát triển của vấn đề bảo vệ quyền trẻ em qua các bản Hiến pháp Việt Nam. Lịch sử xây dựng và trưởng thành của chính quyền nhân dân đã được đánh dấu bằng bốn bản Hiến pháp, gọi theo năm ra đời: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Có thể thấy rằng quyền trẻ em đều được bốn Hiến pháp quy định, chứa đựng trong chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Nhưng xuất phát từ điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau trong từng thời kỳ mà mỗi Hiến pháp dành những quy định không giống nhau đối với quyền trẻ em. Hiến pháp tiếp theo ra đời là sự kế thừa, phát triển của các Hiến pháp trước và bổ sung thêm những quy định mới nhằm hoàn thiện chế định pháp lý về bảo vệ quyền trẻ em. Bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946 quy định: “Trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng”.19 Nhà nước đảm bảo cho trẻ em được giáo dục, học tập, được chăm sóc về mặt giáo dưỡng. Không những thế, Nhà nước còn có chính sách trợ giúp đối với học trò nghèo được quy định trong Hiến pháp 1946: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp”.20 Chỉ số lượng 2 điều nhưng Hiến pháp 1946 đã đặt cơ sơ pháp lý đầu tiên khẳng định các quyền cơ bản và thiêng liêng của trẻ em, bao gồm quyền được học tập và chăm sóc. Các quyền cơ bản này, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích của trẻ em được tiếp tục thể hiện, phát triển và bổ sung ở những Hiến pháp tiếp theo. Hiến pháp 1959 đã rất đúng đắn khi gắn quyền lợi của trẻ em với những quyền lợi của phụ nữ - người mẹ sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ trẻ em ngay từ khi mới chào đời: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ”.21 Đến Hiến pháp 1980, ngoài việc kế thừa các Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, quy định thêm rằng Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho công tác chăm sóc sức khỏe, cho hoạt động học tập, giáo dục, sinh hoạt văn hoá tinh thần của trẻ em: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được đảm bảo”.22 Đặc biệt lần đầu tiên quyền lợi của trẻ em được đặt bên cạnh trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ

19 Điều thứ 14 Hiến pháp 1946.

20 Điều thứ 15 Hiến pháp 1946.

21 Điều 24 Hiến pháp 1959.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

em: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội”.23 Cho tới Hiến pháp 1992, quyền trẻ em trở thành một chế định hoàn chỉnh chứ không còn là những quy định riêng lẻ như các Hiến pháp trước. Quy định về quyền trẻ em trong Hiến pháp 1992 với nội dung toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chung của cả xã hội, phù hợp với công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, sự quan tâm của Nhà nước về trẻ em ngày càng tăng. Hiến pháp lại một lần nữa khẳng định các quyền cơ bản, thiêng liêng của trẻ em, gồm quyền được học tập, chăm sóc và bảo vệ về mặt sức khỏe, thể chất. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng đối với trẻ em năng khiếu, trẻ em tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Hiến pháp đặc biệt nhấn mạnh rằng: nghĩa vụ BVCSGD trẻ em là của gia đình, Nhà nước và xã hội. Tới Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, một lần nữa một chế định hoàn chỉnh về quyền trẻ em lại được khẳng định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội BVCSGD”.24

23 Điều 64 Hiến pháp 1980.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Chương 2

QUYỀN TRẺ EMTRONG LUẬT THỰC ĐỊNH

Trẻ em, đối tượng cần được quan tâm đặc biệt do sự non nớt về mặt thể chất và tinh thần, chúng cần được sự bảo vệ của những người trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn có nhiều thiệt thòi hơn vì chúng có khuyết tật về mặt thể chất và tinh thần so với trẻ em cùng lứa tuổi khác, chính vì điều đó chúng cần được sự quan tâm đặc biệt hơn.

Nếu như ở chương 1, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về quyền trẻ em và những nội dung chính về trẻ em, chúng ta cũng khẳng định quyền của trẻ em chính là quyền công dân được Hiến pháp Việt Nam quy định. Vì vậy, trong chương 2 này, khi nhắc tới vấn đề quyền trẻ em thì tức là nói đến bảo vệ trẻ em theo nghĩa rộng nghĩa là bảo vệ quyền sống và quyền phát triển - đi từ một tầm nhìn tổng quát nhất đến những nhóm trẻ em cụ thể với những quy định của pháp luật quốc gia thuộc các ngành luật khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tất cả để có một cái nhìn cụ thể hơn về pháp luật bảo vệ quyền trẻ em hiện nay.

Trong chương này, người viết trình bày bốn vấn đề lớn về mặt pháp luật đã có những quy định, thứ nhất cơ sở Hiến định về quyền trẻ em, thứ hai quyền trẻ em theo quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành, thứ ba quyền trẻ em theo quy định của các văn bản pháp luật chung, cuối cùng là BVCSGD trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2.1 CƠ SỞ HIẾN ĐỊNH VỀ QUYỀN TRẺ EM

“Các quyền hiến định của công dân là những khả năng mà hiến pháp trao cho công dân được làm gì để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình và đòi hỏi Nhà nước, xã hội phải làm gì để bảo đảm cho họ được hưởng thật sự và sử dụng đúng đắn các quyền ấy”.25 Vì vậy, trẻ em cũng không bị hạn chế các quyền mà pháp luật đã trao cho. Cơ sở quy định về quyền trẻ em được quy định qua bốn bản Hiến pháp nhưng Hiến năm 1992 quyền trẻ em là một chế định hoàn chỉnh với nội dung toàn diện hơn. Hiến pháp năm 1992 (gồm Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều), ra đời sau 12 năm thực hiện Hiến pháp năm 1980, ở “thời điểm mà sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng

và lãnh đạo bắt đầu từ năm 1986 đang đòi hỏi việc tiếp tục với nội dung sâu sắc và toàn diện hơn, với bước đi vững chắc nhằm đưa đất nước ta tiến tới một giai đoạn phát triển

mới” và chúng ta “đã giành được những thành tựu tuy mới bước đầu nhưng rất quan

25 Nguyễn Văn Động: Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội,

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

trọng trên tất cả các lĩnh vực” đặc biệt là lĩnh vực BVCSGD trẻ em.26 Có thể nói, trong hầu hết các điều của Hiến pháp năm 1992 về quyền trẻ em thì đều có nghĩa vụ Nhà nước kèm theo. Cụ thể: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội BVCSGD”.27 Nghĩa vụ của Nhà nước là phải giúp đỡ trẻ em, đặc biệt là trẻ mồ côi không nơi nương tựa (Điều 67 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001). Bên cạnh đó, Nhà nước và xã hội cũng phải chăm lo phát triển nhà trẻ để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ (Điều 63 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp 1992 cũng dành điều luật riêng xác lập quyền cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được ưu đãi và ưu tiên mà Nhà nước và xã hội phải quan tâm, bảo vệ hơn, bằng hành động thiết thực là tạo điều kiện cho nhóm trẻ em này được học văn hóa và học nghề phù hợp, Hiến pháp 1992 cũng ưu tiên cho trẻ em ở bậc tiểu học không phải trả học phí và là bắt buộc (Điều 59 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001). Ngoài ra, Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt cũng được quy định trong (Điều 64 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001).

2.2 QUYỀN TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CHUYÊN NGÀNH

2.2.1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004

Luật BVCSGD trẻ em là luật chuyên ngành dành riêng cho trẻ em, quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc BVCSGD trẻ em. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật BVCSGD trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 thì: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.28 Như vậy, chỉ có trẻ em Việt Nam dưới mười

26 Đỗ Mười: Sửa đổi Hiến pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh sự nghiệp mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992, tr. 31.

27 Điều 65 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. 28 Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

sáu tuổi mới được hưởng các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật BVCSGD trẻ em. Cụ thể trẻ em có các quyền sau:

2.2.1.1 Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”.29 Đây cũng là một trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội BVCSGD”.30 Trẻ em là tương lai của đất nước, do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trẻ em phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội.

2.2.1.2 Quyền sống chung với cha mẹ

Gia đình là cái nôi đầu tiên của trẻ em, là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy tốt nhất về cả vật chất lẫn tinh thần, do đó, trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trước hết thuộc về gia đình.Trong lời nói đầu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng khẳng định: “Gia đình là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em”. Do vậy, trẻ em được sống chung với cha mẹ được ghi nhận là một trong những quyền của trẻ em. Quyền này được quy định tại Luật BVCSGD trẻ em năm 2004: “Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly với cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em”.31 Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ, quyền được cha mẹ chăm sóc, thương yêu.

2.2.1.3 Quyền được tôn trọng và bảo vệ

“Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”.32 Luật BVCSGD trẻ em năm 2004 cũng quy định rõ: “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm”.33 Đây cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.34

Thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là những vốn quý nhất của con người, do vậy, việc bảo vệ những “tài sản”35 đó trở thành những nhiệm vụ quan trọng

29 Điều 12 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

30 Điều 65 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.

31 Điều 13 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

32 Điều 14 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

33 Điều 20 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

34 Điều 71 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

của Nhà nước. Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ thân thể, tính mạng, nhân phẩm và danh dự của mọi công dân trong đó có trẻ em. Những biện pháp đó là quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi xâm phạm quyền trẻ em hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.2.1.4 Quyền được vui chơi, giải trí

Theo quy định của Luật BVCSGD trẻ em: “Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi”.36 Quyền được vui chơi là một trong những quyền đặc thù của trẻ em. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được vui chơi và tham gia các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 25)