Trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 59)

Hiện nay, ước tính Việt Nam có hơn 60,000 người sống với HIV/AIDS trong đó có cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới thì con số này mới chỉ phản ánh được 20% con số thực tế. Một nghiên cứu mà UNICEF tiến hành trong năm 2003 cho thấy tính đến năm 2001, số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là 283.697 em, trong đó 18.303 em là HIV dương tính, 263.394 em sống với cha mẹ bị HIV dương tính, và 2.000 trẻ em mồ côi vì HIV.110 Để giải quyết vấn đề lo ngại toàn cầu về nguy cơ lan tràn đại dịch HIV/AIDS, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc hoàn thiện khung pháp lý giải quyết vấn đề HIV/AIDS nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng. Trong năm 2000, Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS, ma túy và mại dâm, đây là kết quả của việc kết hợp Ban chỉ đạo kiểm soát tệ nạn xã hội và Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS (Quyết định 61/2000/QĐ-TTg). Văn kiện pháp lý đầu tiên quy định trách nhiệm của toàn xã hội và cơ chế Nhà nước về kiểm soát HIV/AIDS là Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS, năm 1995. Kể từ đó, đã có 29 văn kiện pháp lý hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trong các lĩnh vực như tổ chức và

109 BLĐTB&XH và UNICEF: Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2009, tr. 64. Được trích từ: Báo cáo đánh giá: Dự án phòng ngừa lao động trẻ em ở Bãi Rác Đông

Thanh, Patricia Tibbetts va Doan Tam Dan, Uỷ ban DSGĐTE và UNICEF, 2001.

110 BLĐTB&XH và UNICEF: Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2009, tr. 66. Được trích từ: Tình hình gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam

- Tổng quan quốc gia, UNICEF – 2003, Phân tích tình hình các chương trình chăm sóc trong cơ sở tập trung và chăm sóc thay thế ở Việt Nam, UNICEF, 2004.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

chính sách, trong đó phải kể đến Nghị định số 34/CP hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh phòng, chống HIV/AIDS.

Luật BVCSGD trẻ em cũng có một số quy định cụ thể về HIV/AIDS, quy định trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử, được tạo điều kiện thuận lợi để chữa trị y tế, được nuôi dưỡng bởi gia đình hoặc trung tâm hỗ trợ trẻ em.111 Tuy nhiên, chưa có một khẳng định hoặc ưu tiên rõ ràng nào cho việc chăm sóc trong môi trường gia đình, hơn là trong môi trường chăm sóc tập trung. Gần đây nhất, chiến lược quốc gia về HIV/AIDS tới năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020 đã được phê duyệt trong năm 2004 (Quyết định 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ). Một nghiên cứu gần đây về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của trẻ em trong các cơ sở (các trung tâm 05, 06 và các trường giáo dưỡng) cho thấy mặc dù hiểu biết của các em về HIV/AIDS khá tốt, các cơ sở này vẫn chưa đầu tư thích đáng vào giáo dục chăm sóc hỗ trợ và phòng chống HIV. Giáo dục dựa trên nguyên tắc làm các em sợ HIV/AIDS vẫn đang là một hình thức phổ biến ở tất cả các cơ sở chăm sóc tại Việt Nam mặc dù nhiều bằng chứng cho thấy tạo cho con người nỗi sợ hãi không giúp họ giảm nguy cơ và các hành vi nguy cơ cao của mình. Bất chấp những thay đổi gần đây trong hệ thống pháp lý, nhiều em trong các cơ sở chăm sóc vẫn tiếp tục bị cưỡng ép xét nghiệm HIV và không được tư vấn về tình trạng của mình.112

3.2 NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYỀN TRẺ

EM Ở VIỆT NAM

Mặc dù chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đã nêu trên, song công tác BVCSGD trẻ em còn không ít hạn chế và đang phải đương đầu với những thách thức nên người viết đề ra hướng giải quyết cho những thách thức đó, cụ thể là:

3.2.1 Độ tuổi của trẻ em

3.2.1.1 Tồn tại

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn CRC. Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em thì trẻ em được xác định: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Nhưng Luật BVCSGD trẻ em năm 2004 lại quy định: “Trẻ em

111 Điều 53 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

112 BLĐTB&XH và UNICEF: Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2009, tr. 68. Được trích từ: Tính dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS và phương thức phòng ngừa

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.113 Về độ tuổi thì trẻ em Việt Nam không trái với Công ước nhưng lại có sự khác nhau so với quy định của Công ước. Chính vì thế, điều này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế.

Theo pháp luật dân sự Việt Nam thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”.114 Như vậy, theo luật thì những người từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi là người chưa thành niên, họ không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chẳng những họ không thực hiện được hết những quyền của người có năng lực hành vi dân sự115 mà còn không được bảo vệ những quyền của trẻ em.

Người lao động là người ít nhất 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.116 Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trẻ em dưới 15 tuổi phải lao động để tự nuôi sông bản thân hoặc nuôi gia đình. Nếu không lao động thì trẻ em hoặc gia đình có thể gặp khó khăn trong cuộc sống.

3.2.1.2 Giải pháp

Việt Nam cũng được nhận định là một nước có nền kinh tế ấn tượng, nên vấn đề phúc lợi xã hội sẽ không là quá khó khăn với Việt Nam so với khi ban hành ra Luật BVCSGD trẻ em năm 2004. Vì thế, chúng ta nên quy định độ tuổi của trẻ em là dưới mười tám tuổi để phù hợp với Bộ luật dân sự năm 2005 và cũng phù hợp với Công ước. Vì vậy, ông Trần Văn Đạt – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ tư pháp đã phát biểu: “Việc xác định trẻ em là những người có độ tuổi dưới 18 theo Nghị định thư quốc tế là một xu hướng tiến bộ....”.117

3.2.2 Tình trạng bất bình đẳng giới

3.2.2.1 Tồn tại

Chính phủ đã nhận thấy một số trở ngại chính cho việc thực hiện giáo dục trong một số nhóm dân cư, đặc biệt là giữa các nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ chuyên cần ở cấp

113 Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

114 Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005.

115 Điều 17 Bộ luật dân sự 2005: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

116

Điều 6 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007.

117

Hồng Minh: Quy định về tuổi trẻ em trong hệ thống pháp luật hiện hành: Xung đột pháp luật cần hóa

giải?,http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2669,[truy cập

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

tiểu học chia theo giới118 là không khác nhau giữa dân tộc Kinh và nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ chuyên cần ở cấp trung học thấp hơn và có một chút khác biệt về giới tính119, tỷ lệ chuyên cần ở nữ cao hơn nam trong nhóm dân tộc Kinh trong khi tỷ lệ chuyên cần trong nhóm nữ dân tộc thiểu số thấp hơn dân tộc Kinh. Có khi hộ gia đình nông thôn nghèo phải lựa chọn cho con trai hay con gái đi học, nhìn chung con gái sẽ không được đi học. Việc này hiển nhiên dẫn đến tỷ lệ giáo dục trung học thấp và sự thiếu năng lực của phụ nữ. Đồng thời, nó cũng làm cho tỷ lệ lao động nữ trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, tăng cao và vắng mặt phụ nữ trong các vị trí quản lý và lãnh đạo.120

Ở cấp trung học, vấn đề giới vẫn chưa được thực hiện đầy đủ trong các chính sách quốc gia. Một trong những khó khăn là thiếu các số liệu đáng tin cậy và đánh giá liên quan đến việc trẻ em gái chuyển từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng những chính sách có hiệu quả.121

Bình đẳng giới,122 đặc biệt là bình đẳng giới cho em gái dân tộc thiểu số vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Nghiên cứu Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNESCO và UNICEF chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến trẻ em gái dân tộc thiểu số không học tiếp lên trung học là vì các gia đình chưa đề cao giáo dục cho trẻ em gái mà thường chuyển cơ hội đó cho trẻ em trai.123 Đồng bào dân tộc thiểu số xác định rào cản đối với quyền được giáo dục của các em gái dân tộc thiểu số bao gồm: những khó khăn về tài chính và kinh tế của gia đình; trẻ em gái cần phải làm việc để giúp đỡ gia đình; phụ huynh và các em gái đánh giá sai về giá trị giáo dục; chất lượng dạy và học ở trường thấp; và cơ cấu trường học không đầy đủ.

Tỷ lệ nam và nữ là nhân tố quan trọng của dân số bởi nam và nữ khác nhau ở cả góc độ tự nhiên lẫn góc độ xã hội. Những điểm khác biệt này giúp chúng ta phân công lao động hợp lý cũng như xây dựng mối quan hệ bình đẳng về giới. Theo quy luật tự nhiên, khi sinh ra thì tỷ lệ nam và tỷ lệ nữ khá cân bằng. Để đánh giá mức độ cân bằng

118

Khoản 1 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ.

119

Khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

120 Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 189. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO

và UNICEF (2008). Chuyển cấp của trẻ em gái người dân tộc thiểu số từ tiểu học lên trung học cơ sở.

121

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 189. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO

và UNICEF (2008). Chuyển cấp của trẻ em gái người dân tộc thiểu số từ tiểu học lên trung học cơ sở.

122

Khoản 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang

nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

123 Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại việt Nam 2010, tr. 190. Được trích từ: Bộ GD&ĐT, UNESCO

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

giữa nam và nữ, người ta dùng chỉ tiêu “Tỷ số giới tính”, tức là số nam tương ứng với 100 nữ. Bình thường, tỷ số giới tính khi sinh ở mức 104 - 107 nam/100 nữ. Do tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai cao hơn trẻ em gái nên đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ nam, nữ sẽ trở nên cân bằng.Tuy nhiên, ở Việt Nam những năm gần đây TSGTKS lại tiếp tục tăng. Năm 2000, TSGTKS của Việt Nam ở mức 106 nam/100 nữ. Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy, TSGTKS đã tăng đến ngưỡng là 110,5 nam/100 nữ. Như vậy hiện tượng mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay đã đến mức đáng báo động. Nghiên cứu của Viện Khoa học DSGĐTE (2005) về tình trạng giới tính khi sinh tại 6 tỉnh: Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai và Cần Thơ thì tỉ lệ giới tính của trẻ khi sinh trong thời kỳ 5 năm (1999-2003) tại những tỉnh này là 115,6 nam/100 nữ. Tỉ lệ này cao hơn tỉ số tự nhiên của trẻ khi sinh, trung bình 104 - 106 nam/100 nữ, tỉ lệ này được coi là cân bằng đối với bất kỳ quốc gia nào. Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu Phát triển xã hội (2007) được thực hiện trên cả nước cho thấy, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch đáng kể. Có tới 16 tỉnh, thành có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 - 128 nam/100 nữ; ở 20 tỉnh, thành khác là 111 - 120 nam/100 nữ. Cụ thể, tại Kiên Giang, cứ 125 nam thì có 100 nữ; tại Sóc Trăng là 124 nam/100 nữ; tại Bắc Ninh là 123 nam/100 nữ; tại Bình Định 107 bé trai/100 bé gái.124

3.2.2.2 Giải pháp

- Cần quy định nghiêm và chặt chẽ hơn nữa trong việc công bố giới tính thai nhi tại các bệnh viện cũng như phòng khám tư.

- Các cấp, các ngành, các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao nhận thức của người dân về giới, hậu quả mất cân bằng giới khi sinh nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh đẻ theo qui luật tự nhiên. Việc tuyên truyền được áp dụng không những đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà còn đối với các cán bộ y tế nói chung và cán bộ làm công tác siêu âm, xét nghiệm, tư vấn, nạo thai nói riêng. Đối tượng này cần phải tuyên truyền vận động đầu tiên và liên tục bởi họ vừa là trực tiếp vừa là gián tiếp tham gia vào việc làm mất cân bằng giới tính. Nếu không có sự tham gia của cán bộ y tế thì các đối tượng mang thai không thể thực hiện hành vi lựa chọn giới tính, nghĩa là họ không thể nào biết để xử lý thai nhi theo ý muốn. Trường hợp nếu phát hiện vi phạm sẽ có thể rút giấy phép hành nghề.

124

Hoàng Trung Kiên - Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội: Mất cân bằng giới tính khi

sinh:Thực trạng và giải pháp, http://www.tuyengiao.vn/Home/khoagiao/khoagiao/2011/6/33065.aspx, [truy cập ngày 9-3-2012].

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

- Tuyên truyền để người dân tự giác chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, “gái hay trai chỉ hai là đủ”. Nếu cần có thể xử phạt bằng các biện pháp hành chính đối với những gia đình không tuân theo.

- Về lâu dài cần xây dựng đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Mục tiêu của đề án là từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh. Theo đó, tăng cường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)