Quyền trẻ em trong lĩnh vực dân sự và hôn nhân gia đình

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)

2.3.1.1 Quyền trẻ em trong lĩnh vực dân sự

Trong lĩnh vực dân sự quy định nhiều nội dung liên quan đến các quyền của trẻ em, trong đó có các quyền về nhân thân, quyền về tài sản như: Quyền nhân thân được quy định trong Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự) là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đó là: quyền đối với họ tên (Điều 26), quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền xác định dân tộc (Điều 28), quyền được khai sinh (Điều 29), quyền được khai tử (Điều 30), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 32), quyền đối với quốc tịch (Điều 45), quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở (Điều 46), quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 48) v.v...

Bộ luật dân sự quy định những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân, khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: “Tự mình cải chính. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”.40 Tất cả các quy định chung về nhân thân này đều áp dụng không hạn chế đối với trẻ em.

Luật quy định nơi cư trú của trẻ em là nơi cư trú của người có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục họ - đó là cha, mẹ họ vì trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ về tâm lý, sinh lý, họ chưa thể tạo lập cho mình một cuộc sống riêng, độc lập, họ chưa có điều kiện lao động để làm ra của cải vật chất và tạo lập cho mình một nơi cư trú riêng. Vì vậy: “Nơi

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống”.41 Trong trường hợp cha, mẹ không có cùng nơi cư trú, thì nơi cư trú của người chưa thành niên, bao gồm trẻ em, là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Về mặt nguyên tắc, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ nhưng người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên, họ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý. Đây là một quy định của pháp luật dân sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của con người Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tầng lớp thanh niên mới vừa trưởng thành, có ý thức tự lập sớm, có khả năng và điều kiện sản xuất ra của cải vật chất và có khả năng xác lập, thực hiện một số quan hệ pháp luật dân sự. Việc quy định nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà nó còn có ý nghĩa lớn về mặt pháp lý. Chế định về nơi cư trú của người chưa thành niên là một bảo đảm quan trọng không chỉ đối với lợi ích của chính bản thân người chưa thành niên mà nó còn nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người có liên quan và bảo vệ trật tự công cộng.

Mặt khác, người chưa thành niên bao gồm trẻ em là người chưa có năng lực hành vi dân sự42 đầy đủ để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, họ chưa có tài sản riêng để tham gia các giao dịch dân sự và khi phát sinh vấn đề trách nhiệm, họ chưa thể bảo đảm và tự chịu trách nhiệm cho các giao dịch đó. Trong trường hợp này, mọi giao dịch dân sự của người chưa thành niên phải được đặt dưới sự kiểm soát của người đại diện đương nhiên của họ - đó là cha, mẹ.

Bộ luật dân sự cũng quy định về nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.43 “Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định” (Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2005). Việc pháp luật quy định nơi cư trú của người được giám hộ (trong đó có trẻ em) là nơi cư trú của người giám hộ xuất phát bởi lý do, trẻ em có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Họ không thể tự mình xác lập và thực hiện các

41 Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2005.

42Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện

quyền, nghĩa vụ dân sự.

43

Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám

hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

quyền và nghĩa vụ dân sự, họ cần phải có một hoặc nhiều người giúp đỡ, hướng dẫn để có thể thực hiện được các quyền này – đó chính là người giám hộ. Mặt khác, việc quy định như vậy còn có ý nghĩa trong việc giám sát việc giám hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan này muốn đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện giám hộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được giám hộ. Khi người giám hộ thay đổi nơi cư trú, thì nơi cư tú của người được giám hộ cũng thay đổi theo.

“Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”.44 Tuy nhiên, trẻ em dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng, thì lấy tài sản đó để bồi thường phần thiệt hại còn thiếu. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Khi trẻ em gây thiệt hại, mà có cá nhân hoặc tổ chức giám hộ thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.45

Tương tự, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 (Luật hôn nhân và gia đình) cũng quy định: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự”.46

Điều 621 Bộ luật dân sự quy định trường hợp trẻ em dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời gian học tại trường thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường.

2.3.1.2 Quyền trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Luật hôn nhân và gia đình có nhiều điều khoản liên quan tới việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Gia đình là cái nôi đầu tiên của trẻ em, do đó, trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trước hết thuộc về gia đình. Luật hôn nhân và gia đình: “Cha mẹ có

44

Khoản 1 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005.

45Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2005.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích của xã hội. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.47 Ngoài ra, trẻ em có quyền sống, quyền được cha, mẹ chăm sóc, thương yêu. Khi cha mẹ ly hôn, theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình, việc giao con chưa thành niên cho ai chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của trẻ em. Về nguyên tắc, trẻ em dưới ba tuổi phải được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Người không nuôi giữ có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn tránh việc đóng góp thì người nuôi dưỡng con có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Vì lợi ích của trẻ em, khi cần thiết có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.

Không những trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ, quyền được chăm sóc nuôi dưỡng mà trẻ em còn có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho mình:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng; con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định.48

Ngoài ra, quyền định đoạt của trẻ em từ chín tuổi trở lên được thể hiện rõ nhất trong những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trẻ em ở độ tuổi từ chín tuổi trở lên đã có khả năng nhận thức về những vấn đề liên quan tới quyền và lợi ích của mình nên Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có một số quy định định cụ thể về quyền định đoạt của trẻ em đối với các vấn đề liên quan trực tiếp tới mình:

- Đối với tài sản riêng của trẻ em, trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến tài sản vì lợi ích của con, cha mẹ, người giám hộ phải tính đến nguyện vọng của con từ đủ chín tuổi trở lên: “Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của

47 Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”.49 Giám hộ là anh, chị thì cũng phải hỏi ý kiến của em, nếu em từ chín tuổi trở lên khi quyết định một vấn đề liên quan đến nhân thân, tài sản: “Khi quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân, tài sản của em chưa thành niên thì anh, chị là người giám hộ của em phải tham khảo ý kiến của những người thân thích và ý kiến của em, nếu em từ đủ chín tuổi trở lên”.50

- Đối với việc nhận nuôi con nuôi từ chín tuổi trở lên, cùng với sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ thì phải có sự đồng ý của trẻ em đó: “Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó” (khoản 2 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010).

- Đối với việc thay đổi họ, tên của con nuôi, trước khi bố mẹ nuôi muốn thay đổi họ, tên của người con nuôi từ chín tuổi trở lên thì cần phải có sự đồng ý của trẻ em đó: “Việc thay đổi họ, tên của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch” (khoản 1 Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010).

Theo quy định của pháp luật, khi đã ly hôn, cha mẹ phải có nghĩa vụ đóng góp nuôi con. Việc ly hôn của cha mẹ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với hạnh phúc gia đình, con cái. Trong gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên; nếu con thành niên mà không có khả lao động để tự nuôi mình thì cha mẹ cũng phải nuôi như con chưa thành niên, chẳng hạn như trường hợp con bị bệnh tâm thần hoặc bị tàn tật: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.51

“Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý”.52 Cha mẹ quản lý hoặc có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho con đã chỉ định cho người khác quản lý thì cha mẹ không quản lý đối với tài sản này.

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 37)