Quyền trẻ em trong lĩnh vực hình sự

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

Vấn đề BVCSGD trẻ em còn được quy định trong lĩnh vực hình sự. Cụ thể: Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Bộ luật hình sự): Chương X – quy định việc áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, nhằm

49

Khoản 1 Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.

50

Khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.

51 Khoản 1 Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010.

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trẻ em vẫn phải chịu trách nhiệm hành sự khi thực hiện những hành vi mà Bộ luật hình sự quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng – tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.53 Tuy nhiên, trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.54 Ngoài hai trường hợp này, trẻ em khi thực hiện những hành vi mà Bộ luật hình sự hiện hành quy định là tội phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo những quy định này việc xử lý trẻ em phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.55 Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trong trường hợp, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.56 Việc quy định này, pháp luật Việt Nam lại càng thể hiện rõ việc BVCSGD trẻ em - chủ nhân tương lai của đất nước.

53 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

54 Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người

phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại

trại giam trong một thời gian nhất định.

55 Điều 68 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”.

56

Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Một phần của tài liệu quyền trẻ em theo quy định của pháp luật việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)