Tìm hiểu thêm thực tế về tổ chức hoạt động tạo hìn hở các trường mầm non.

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 59 - 61)

mầm non.

3. Soạn giáo án.

- Tham khảo thêm giáo án của giáo viên mầm non. - Soạn giáo án ( tự chọn )

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ 1. Vai trò của hoạt động vẽ đối với quá trình phát triển của trẻ 1. Vai trò của hoạt động vẽ đối với quá trình phát triển của trẻ

Vai trò của hoạt động vẽ rất quan trọng đối với trẻ là giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ nhận thức được sự phong phú của cuộc sống xung quanh, trẻ biết sử dụng dụng cụ, nguyên vật liệu vẽ và những hoạt động của con người.

Trẻ nhận thức được mối liên quan giữa hành động vẽ và kết quả sản phẩm vẽ. Quá trình hoạt động vẽ, tư duy phát triển; trẻ biết quan sát, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, ghi nhớ và khả năng tưởng tượng sáng tạo. Hoạt động vẽ là môi trường phát triển sự hiểu về thế giới như: Lượng lẫn chất, ngoài ra hoạt động vẽ còn tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, tiếng nói truyền cảm, ngôn ngữ mạch lạc.

Vai trò của hoạt động vẽ nhằm phát triển sự nhận thức thẩm mỹ cho trẻ. Tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các xúc cảm thẩm mỹ ban đầu, dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực xung quanh giáo dục thẩm mỹ là giáo dục trẻ quan sát, phân biệt được các đặc điểm, cấu trúc, hình dáng, màu sắc… của sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nhận thức được cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp, biết yêu quý cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó trẻ biết cách sắp xếp, trang trí trong học tập và trong cuộc sống thường nhất của trẻ.

Thông hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết về màu sắc, và có ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Đó là hình thành phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ là tính kiên trì, thói quen làm việc, có kế hoạch làm việc đến nới đến chốn, biết lắng nghe ý kiến của cô của bạn, vượt khó để đạt mục đích cuối cùng, biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, đánh giá công bằng khách quan. Trong hoạt động vẽ về các chủ đề, chủ điểm nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ, đồng thời có sự định hướng xã hội.

Hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển thể chất, đặc biệt là phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay tạo điều kiện tốt cho việc học viết ở trường phổ thông.

Ngoài ra hoạt động vẽ còn giúp trẻ hình thành ý thức lao động, làm việc không chỉ cho mình mà còn cho người khác, lòng hăng say lao động và thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động cũng như người lao động.

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 59 - 61)