Khái niệm về phương pháp dạy tạo hình cho trẻ.

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 28 - 29)

Kết quả của giáo dục và dạy học phải phụ thuộc nhiều vào việc nhà sư phạm sử dụng những phương pháp và biện pháp nào để cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Khi nói đến những phương pháp dạy học hoạt động tạo hình thì cần phải hiểu đó là một hệ thống những động tác của nhà sư phạm nhằm làm cho giờ học đạt được mục đích đã định. Trong lý luận dạy học thì phương pháp đào tạo được định nghĩa là con đường duy nhất để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là hệ thống tác động qua lại giữa giáo viên với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ, nhằm bồi dưỡng ở trẻ các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được những hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo.

Thủ pháp hay còn gọi là thủ thuật dạy học nằm trong một sự thống nhất và chúng có thể chuyển hoá qua lại nhau, đôi khi những phương pháp có thể chỉ sử dụng như một thủ pháp. Các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình chính là chi tiết, là những thành phần tạo nên phương pháp.

Ví dụ: Đọc thơ hay kể một câu chuyện vào đầu giờ học với mục đích tạo không khí hứng thú cho giờ học thì việc đó là một thủ thuật giúp giáo viên giải quyết một nhiệm vụ đó là ổn định tổ chức đầu giờ học.

* Cách phân loại các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ:

Trẻ mầm non tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm bằng nhiều nguồn cung cấp thông tin. Những phương pháp dạy học cổ truyền được hệ thống phân loại theo nguồn tư liệu và kỹ năng, kỹ xảo của trẻ được hình thành. Trẻ tiếp thu được những kiến thức trong quá trình làm quên cả tìm hiểu trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, từ những nguồn thông tin nhận được qua những lời giảng giải, những câu chuyện của giáo viên, đồng thời những kiến thức cũng thu được trong quá trình trực tiếp tham gia hoạt động, trong quá trình

trực tiếp tham gia hoạt động thực hành, vì vậy người ta phân ra các phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp trực quan - Nhóm phương pháp dùng lời nói - Nhóm phương pháp thực hành

Việc lựa chọn, sắp xếp vào hệ thống các phương pháp giáo dục và dạy học đòi hỏi sự cân nhắc mục đích, nhiệm vụ của từng giờ học, đồng thời đòi hỏi sự hiểu biết về đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi cũng như trình độ của trẻ về hoạt động toạ hình. Do đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo (vừa học vừa chơi) cho nên các giờ học tạo hình thường dùng thủ thuật trò chơi.

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 28 - 29)