Nghĩa, tác dụng của hoạt động chắp ghép

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 90 - 93)

- Vai trò của hoạt động nặn đối với sự phát triển của trẻ.

2. nghĩa, tác dụng của hoạt động chắp ghép

Hoạt động chắp ghép là một dạng hoạt động dùng các phương tiện, kỹ thuật tạo hình phối kết hợp với các trò chơi giúp trẻ tìm hiểu và khám phá các sự vật , hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động chắp ghép trẻ được xây dựng các mô hình trong không gian ba chiều như: nhà cửa, cầu cống, các công trình xây dựng khác... Trong quá trình chắp ghép, xây dựng các mô hình nhằm phát triển các khả năng hoạt động trí tuệ, trẻ được học cách so sánh, kiểm tra, đối chiếu và nhận ra các đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng từ đó tự biêt cách lập kế hoạch chắp ghép các mô hình có kết cấu hợp lý, khoa học và có tính thẩm mỹ.

Hoạt động chắp ghép giúp trẻ phát triển tư duy, phát triển khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển tình cảm xã hội.

Hoạt động chắp ghép là điều kiện thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ. Qua hoạt động trẻ cảm nhận được cái đẹp về thế giới xung quanh, đồng thời hoạt động nhận thức của trẻ được phát triển, trẻ

biết sáng tạo ra cái đẹp, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và giáo dục cho trẻ có ý thức trong lao động.

3 Nội dung hoạt động chắp ghép của trẻ mầm non

3.1. Đối với trẻ dưới 3 tuổi

Ở lứa tuổi này giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động với các đồ vật nhằm phát triển các cảm giác, khả năng nhận biết và phân biệt các đồ vật cho trẻ. Cung cấp cho trẻ về hình khối, kích thước, màu sắc của các sự vật đơn giản và tập cho trẻ xác định không gian.

- Phát triển khả năng kết hợp giữa mắt và tay, giúp trẻ thao tác hoạt động với đồ vật.

- Tạo hứng thú cho trẻ bằng các thao tác mang tính tạo hình như: lắp đặt, tháo ra – lắp vào...

3.2. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi

Tạo cho trẻ hứng thú trong quá trình hoạt động .Cho trẻ làm quen với các hình khối ( Khối lập phương, khối chữ nhật, khối tam giác...) giúp trẻ xác định được các đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc.

Tập cho trẻ quan sát, nhận xét về sự cân đối, vững chắc của các hình khi được sắp xếp theo các kiểu mô hình khác nhau.

Làm quen với các khái niệm to – nhỏ, cao – thấp, dài – ngắn... Tập cho trẻ sắp xếp các hình khối:

+ Nối đuôi nhau

+ Chồng các khối lên nhau tạo thành tháp, ngôi nhà.

Tập cho trẻ nhận biết các hình ảnh quen thuộc từ các cách chắp ghép có kêt cấu mô hình khác nhau.

Cho trẻ làm quen các cách thức tạo mô hình từ các loại vật liệu khác nhau: Mô hình từ khối nhựa , gỗ, giấy gấp và từ vật liệu thiên nhiên...

3.3. Đối với trẻ từ 4 – 5 tuổi

Phát triển khả năng quan sát, gọi tên và phân biệt được các khối hình và tập cho trẻ sử dụng các khối hình theo tính chất, đặc điểm để tạo ra các mô hình có kết cấu mới phong phú hơn.

Phát triển khả năng ước lượng bằng mắt để so sánh, lựa chọn vật liệu, đồ chơi xây dựng, phân loại theo nhóm và biết sử dụng vật thay thế trong quá trình lắp ráp cho hợp lý và đẹp.

Lắp ráp theo mẫu, lắp ráp theo chủ đề đơn giản và tạo ra các trò chơi với mô hình đã hoàn thành.

Cho trẻ chắp ghép các hình khối tạo ra các sản phẩm đơn lẻ và chắp ghép để tạo thành các sản phẩm theo đề tài hợp lí như:

+ Sắp xếp các hình khối, các chi tiết, màu sắc khác nhau tạo nên các mô hình cảnh nhà, cây, núi, xe ô tô, tàu hoả...

+ Cho trẻ gấp, dán từ giấy màu các loại để tạo nên một số mô hình khác nhau.

- Trẻ tự độc lập suy nghĩ và tìm kiếm nội dung, sáng tạo theo ý tưởng riêng.

3.4. Đối với trẻ từ 5 – 6 tuổi

Cho trẻ xác định các mối quan hệ giữa các vật, xác định các đặc điểm trong cấu trúc và phân nhóm theo phương thức tạo hình để thể hiện chúng.

Tổ chức các hoạt động chắp ghép cho trẻ theo các nội dung chủ đề khác nhau có nhiều chi tiết và các bộ phận phức tạp hơn, phù hợp với nội dung như:

+ Theo mô hình mẫu. + Theo đề tài.

+ Theo ý tưởng sáng tạo riêng của trẻ.

Nội dung chắp ghép ở độ tuổi này phong phú và phức tạp hơn, giáo viên cần tạo cho trẻ suy nghĩ tìm ra nội dung ( trẻ biết lựa chọn những hình khối, nguyên vật liệu cần thiết) để chắp ghép tạo nên các mô hình, đồ chơi phong phú các kiểu dáng.

- Chắp ghép các hình khối có sẵn thành sản phẩm có nhiều hình, nhiều bộ phận cho nên trẻ phải tìm ra mối quan hệ của các hình để phù hợp nội dung:

+ Cảnh nông thôn: Nhà, ao, đống rơm, cây. con trâu... + Cảnh miền núi: Nhà sàn, suối, núi, ruộng bậc thang... + Cảnh biển: Thuyền, đảo...

+ Trường học: Nhà, vườn hoa, cây, học sinh... + Phương tiện giao thông: Ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ...

- Chắp ghép thành sản phẩm bằng cách cắt, gấp, đan giấy rồi dán, ghim . + Dụng cụ gia đình: nồi, chậu, xô, rổ...

+ Hình người, các con vật, nhà, cây...

+ Các phương tiện giao thông: đường thuỷ, đường bộ, đường không. - Chắp ghép các vật liệu từ thiên nhiên và phế liệu

( vỏ sò, hột, hạt...)

Từ các nguyên vật liệu trên giáo viên cho trẻ chắp ghép theo nhiều đề tài khác nhau.

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)