Tổ chức hoạt động chép ghép cho trẻ –6 tuổ

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 97 - 100)

- Vai trò của hoạt động nặn đối với sự phát triển của trẻ.

5. Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non 1 Tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ dưới 3 tuổ

5.4. Tổ chức hoạt động chép ghép cho trẻ –6 tuổ

5.4.1. Nội dung về kiến thức, kỹ năng

- Nội dung ở độ tuổi này được nâng cao hơn: đối tượng có nhiều chi tiết phức tạp hơn, về đề tài yêu cầu phong phú đối tượng và màu sắc phải đẹp hơn. - Trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu, các hình khối phù hợp với nội dung chuẩn bị chắp ghép.

- Yêu cầu thực hiện các kỹ năng chắp ghép nhanh, gọn. - Trẻ chắp ghép được các sản phẩm theo yêu cầu và ý thích - Trẻ có ý tưởng sáng tạo trong chắp ghép.

5.4.2. Tổ chức hoạt động chắp ghép

a. Tổ chức hoạt động

Hoạt động trên lớp

+ Hoạt động cá nhân: Mỗi trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu, hình khối, màu sắc để chắp ghép tạo ra sản phẩm theo yêu cầu hoặc theo ý tưởng riêng.

+ Hoạt động theo nhóm: Từng nhóm chắp ghép theo yêu cầu hoặc theo ý thích.

Hoạt động ngoài lớp

+ Hoạt động cá nhân: Cá nhân trẻ độc lập trong quá trình chắp ghép để tạo ra được sản phẩm theo yêu cầu hoặc theo ý thích.

+ Hoạt động theo nhóm: Từng nhóm tự lập kế hoạch phân công mỗi trẻ một nhiệm vụ và phối kết hợp với nhau tạo ra những sản phẩm có yêu cầu cao hơn theo chủ đề hoặc theo ý thích.

b. Phương pháp hướng dẫn

- Giáo viên gợi ý cho trẻ suy nghĩ và tìm cách chắp ghép: + Tìm hiểu nội dung.

+ Lựa chọn vật liệu, khối hình? + Cách chắp ghép?

- Giáo viên thao tác

+ Giáo viên dựa theo nội dung từng bài để có cách hướng dẫn chắp ghép khác nhau

+ Ở lứa tuổi này giáo viên chỉ thao tác cách chắp ghép phức tạp và sau đó gợi ý cho trẻ suy nghĩ tìm hiểu nội dung, vật liệu, khối hình nào phù hợp để tạo ra sản phấm chắp ghép đẹp.

c. Hướng dẫn thực hành

- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý để trẻ tự tìm vật liệu, hình khối phù hợp cho việc tạo ra sản phẩm.

- Giáo viên cần quan tâm hơn đến những trẻ còn yếu, lúng túng trong khi chắp ghép.

- Khuyến khích trẻ sáng tạo trong chắp ghép.

d. Nhận xét và đánh giá sán phẩm

- Cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn và của nhóm về nội dung, cách chắp ghép hình, phối hợp màu và sự sáng tạo...

- Giáo viên bổ sung, khen ngợi, khuyến khích động viên trẻ.

HƯỚNG DẪN HỌC CHƯƠNG VII

1. Đọc tài liệu và thảo luận

- Khái niệm

- Ý nghĩa của hoạt động chắp ghép cho trẻ mầm non. - Nội dung của hoạt động chắp ghép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hồng Vân - Tạo hình và phương pháp hướng dẫn HĐTH cho trẻ em - Quyển III - Phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo - NXB ĐHQG Hà Nội - 2001.

2. Lê Thanh Thuỷ - Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - NXB ĐH Sư phạm - 2003.

3. N.P.Xaculina - Phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình và chắp ghép

- Đỗ Thị Minh Liên, Lê Thị Thanh Thủy dịch - Trường ĐHSP Hà Nội - 1987. 4. N.P.Xaculina, T.X.Komarôva - Phương pháp dạy hoạt động tạo hình

- Thành Văn biên dịch, NXB Giáo dục Hà Nội - 1992.

5. N.Vetlughina - Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo chắp ghép và cắt dán - Lê Xuân Hồng, Lê Thành Bình dịch - Trường CĐSP MGTW III - TPHCM - 1980.

6. Nguyễn Quốc Toản - Giáo trình - Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - NXB Đại học sư phạm - 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH GIANG

Giáo trình

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẦM NON ( Dùng cho hệ Đại học từ xa Nghành Giáo dục mầm non)

Một phần của tài liệu giáo trình phương pháp tổ chức tạo hình (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)